Phân tích môi trường kinh doanh ngành dịch vụ Golf tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

Quá trình phát triển ngành dịch vụ Golf Việt Nam .1 Nhu cầu dịch vụ golf ở Việt Nam

Hơn nữa, với phong cảnh thiên nhiên, khí hậu, môi trường trong lành, sự thanh tịnh, làm cho người chơi golf quên đi những khó khăn, lo toan trong công việc và đời sống hằng ngày, nên sân golf là nơi giải trí không thể thiếu được trong cuộc sống văn minh đối với tầng lớp thượng lưu và các chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Thêm vào đó, kinh doanh sân golf mang lại cho ngân sách Nhà nước một khoản thu về tiền thuê đất, tiền thuế hàng năm khá cao và đặc biệt là tạo được không ít việc làm, một sân golf 18 lỗ có thể thu hút từ 300 đến 500 lao động, giải quyết đáng kể lao động dôi dư ở những vùng sân golf xây dựng.

Bảng 1.2:  Mức độ đầu tư và tình hình kinh doanh các sân golf  ở Việt Nam
Bảng 1.2: Mức độ đầu tư và tình hình kinh doanh các sân golf ở Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành dịch vụ Golf của các nước trên thế giới .1 Vài nét về chiến lược phát triển ngành

Các chiến lược kinh doanh ngành dịch vụ Golf trên thế giới Hiện nay các câu lạc bộ golf trên thế giới theo đuổi các chiến lược sau

Thâm nhập thị trường bao gồm việc tăng chi phí quảng cáo, tăng sản phẩm khuyến mãi, xác định lại giá cả phù hợp với thị trường, xây dựng các chương trình khuyến mãi phù hợp từng loại khách hàng, thực hiện tốt việc truyền thông về thông tin tới người mua tiềm năng hoặc những người khác trong kênh phân phối nhằm ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của khách hàng. Tương ứng như vậy, các câu lạc golf chuyển hướng kinh doanh đa dạng hơn, trong câu lạc bộ dịch vụ golf là một hạng mục kinh doanh bên cạnh các mục kinh doanh khác như: dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập thể thao, vui chơi và giải trí..Đây là chiến lược phát triển sản phẩm nhằm tìm cách tăng trưởng doanh nghiệp thông qua việc phát triển sản phẩm mới cho thị trường hiện tại.

Khái quát về ngành dịch vụ Golf tỉnh Đồng Nai .1 Quy mô đầu tư

Tuy nhiên, thị trường golf hai năm gần đây có bước phát triển và khả năng sẽ phát triển nhanh trong tương lai, nên từ cuối năm 2004 các sân golf ở Đồng Nai đã chuẩn bị tăng tốc đầu tư để tạo ra những sản phẩm chất lượng có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo báo cáo của hội thương gia Hàn Quốc tại Việt Nam, đa số người Hàn Quốc công tác tại Việt Nam, dù ít hay nhiều đều có tham gia chơi golf, nên tỉ lệ bình quân khách Hàn Quốc chơi golf tại Đồng Nai trong năm 2004 là 58%, xếp thứ hai là người Đài Loan 25%, người Nhật đứng vị trí thứ ba là 8%, người Việt Nam chiếm 7%, các nước khác chiếm 2%. Doanh thu các sân golf ở Đồng Nai có 2 phần: doanh thu dịch vụ chơi golf và doanh thu các dịch vụ phụ trợ như : ăn uống, ngủ nghỉ, khu vui chơi… .Cơ cấu doanh thu giữa các sân golf không giống nhau, tùy theo mức độ đầu tư các hạng mục phụ trợ nhưng tỷ lệ doanh thu dịch vụ golf thường chiếm 75% trở lên.

Phân tích môi trường kinh doanh của các sân golf ở tỉnh Đồng Nai .1 Môi trường bên ngoài

Đối với hai sân golf ở Đồng Nai, nhà đầu tư đã lựa chọn vị trí xây dựng sân golf rất phù hợp về mặt địa lý như: gần các hồ nước tự nhiên khá lớn có khả năng cung ứng nguồn nước quanh năm để tưới cỏ golf và đồng thời tạo thêm cảnh quan thiên nhiên cho sân golf; vùng đất xây dựng sân golf có dạng mấp mô, lên xuống tạo nên hình dáng sân golf rất đẹp, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Giá bán các sản phẩm dịch vụ golf được cấu thành từ giá thành sản phẩm, chi phí lưu thông và lợi nhuận doanh nghiệp nhưng do thị trường golf chưa phát triển, công suất sử dụng các sân golf đều thấp, nên các sân golf xây dựng chính sách dựa theo khả năng chấp nhận thanh toán của khách hàng, và thường xuyên áp dụng chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng, từ đó tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và có lợi cho khách hàng. Như đã phân tích, trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập dân cư ngày càng tăng, vì thế dịch vụ golf phát triển ở Việt Nam là xu thế tất yếu, nhiều dự án đang triển khai xây dựng hoặc chờ cấp phép sẽ làm tăng nguồn cung ứng trong tương lai và gây khó khăn các dự án đang hoạt động .Vài năm tới đây, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có một số sân golf mới ở TPHCM, Bình Dương, Vũng Tàu.

Bộ phận marketing đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi như: trong một tháng nếu khách hàng chơi golf 8 lần thì miễn phí một lần, hàng tháng phát vé coupon giảm giá cho hội viên để thông qua hội viên lôi kéo khách hàng khác đến sân golf, trích hoa hồng cho các công ty du lịch, xây dựng và bán các chương trình tour trọn gói gồm ăn, ngủ, đánh golf từ hai đến ba ngày với giá ưu đãi. Hơn nữa các yếu tố như thị trường golf nhỏ bé, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kém, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cùng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thời tiết khí hậu thay đổi thất thường là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của dịch vụ golf Đồng Nai.Vì vậy, chiến lược phát triển phải nhằm nâng cao khả năng phản ứng của các sân golf Đồng Nai đối với các yếu tố trên.

Bảng 2.13 :Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)
Bảng 2.13 :Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)

Quan điểm xây dựng chiến lược ngành dịch vụ Golf Đồng Nai

Theo ý kiến của các nhà ngoại giao Việt Nam, golf là một môn thể thao vừa có lợi cho sức khỏe người chơi, thích hợp cả thiếu niên 8-10 tuổi đến cụ già 70-80 tuổi, lại có tác dụng chữa được một số bệnh như thấp khớp, vôi cột sống..vừa là phương tiện giao lưu trong nước và quốc tế vừa là phương tiện làm việc, phương tiện thu hút các nhà đầu đầu tư, vừa là một thú vui có sức cuốn hút lạ thường. Ngày nay, nhu cầu du lịch kết hợp với chơi golf ở các nước là rất lớn, nên ngành dịch vụ golf ở Đồng Nai cần xây dựng chiến lược khai thác thị trường này để tăng nguồn khách của các sân golf hiện còn hạn chế. Thực hiện điều này, các sân ở Đồng Nai hợp tác với các hãng lữ hành trong và ngoài nước bằng việc xây dựng các chương trình tour chơi golf trọn gói với giá cả cạnh tranh.

Số lượng sân golf

Xây dựng, lựa chọn và giải pháp thực hiện chiến lược .1 Phân tích ma trận SWOT

Với điểm mạnh chất lượng sân golf đạt yêu cầu, cảnh quan đẹp, chất lượng phục vụ khá, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ thị trường trong tương lai, ngành dịch vụ Golf tỉnh Đồng Nai phải thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường bằng chính sách marketing khoa học và mạnh mẽ để thu hút nhiều khách chôi golf, naâng daàn thò phaàn. - Khách du lịch chơi golf người nước ngoài có tiềm lực rất lớn, theo thống kê của Hiệp hội Golf các nước, hàng năm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có hàng trăm ngàn người đi du lịch chơi golf ở các nước Đông Nam Á, nhưng số lượng khách này thời gian qua đến các sân golf ở Đồng Nai rất ít vì các sân golf chưa có chính sách thu hút nguồn khách này. Thực hiện chiến lược liên kết sẽ khắc phục một phần điểm yếu của các sân golf Đồng Nai về thị trường và thị phần, đồng thời nhờ chiến lược liên kết, các sân golf tận dụng các điểm mạnh riêng có của từng sân golf, làm thỏa mãn ở mức cao nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng, gia tăng thu nhập cho các sân golf liên kết.

Trong quá trình hoạt động, sân golf phải thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ bằng phương pháp đào tạo tại chỗ để tiết kiệm thời gian và chi phí, đào tạo nhân viên cách thức thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc với các phương pháp như : kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ, thao tác mẫu cách thực hiện công việc để công nhân làm thử từ tốc độ chậm đến nhanh dần. - Thiết lập hệ thống thu thập thông tin đáng tin cậy, hiệu quả để giúp cho nhà quản trị tiếp cận các nhóm thông tin như: thông tin định hướng sản xuất kinh doanh, thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh, thông tin về nguồn lực, thông tin về môi trường vĩ mô và vi mô, từ đó nhà quản trị giám sát được quá trình hoạt động kinh doanh, nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường, các chính sách của đối thủ cạnh tranh và đưa ra những quyết định kịp thời và mức độ chính xác cao.

Các kiến nghị

Xuất phát từ nguyên nhân trên, chúng tôi đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem ngành dịch vụ Golf là ngành dịch vụ thông thường giống các ngành dịch vụ khác như dịch vụ ăn uống, dịch vụ phòng ngủ, dịch vụ vui chơi giải trí… và áp dụng thuế suất VAT là 10%, không áp dụng thuế Tiêu thụ đặc biệt. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ Golf Đồng Nai đứng vững và phát triển, các sân golf Đồng Nai đề nghị Chính phủ cho phép các sân golf bổ sung thêm chức năng kinh doanh bất động sản trong sân golf, cho phộp xõy dựng biệt thự đểứ bỏn cho cỏc đối tượng người Việt Nam và cho thuờ dài hạn đối với các đối tượng người nước ngoài theo quy định luật đất đai hiện hành. Ngoài ra, Hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp golf trong quan hệ các cơ quan chức năng, làm cầu nối để chuyển những kiến nghị nguyện vọng đến các bộ ngành trung ương, thực hiện tổng hợp ý kiến, cùng các ban ngành tổ chức đối thoại nhằm tháo gỡ vướng mắc, rào cản trong quá trình phát triển.