MỤC LỤC
Khu vực ven bờ tây bắc đảo Côn Sơn tại những nơi có độ sâu từ 0 đến 10m đáy biển rất dốc, nhiều nơi dốc đứng, độ dốc chỉ giảm ở những nơi có tích tụ tạo bãi, đáy biển được phủ bởi san hô với độ che phủ khác nhau; tại những nơi có độ sâu từ 10 đến 20m độ dốc giảm dần, đáy biển được phủ bởi cát hoặc bùn nơi có san hô. Khu vực vịnh Côn Sơn địa hình đáy biển khá phức tạp, độ sâu trung bình vịnh 10m, nơi sâu nhất là 45m, chạy dài qua giữa vịnh là một trũng sâu nối dài từ mũi tàu bể đến mũi cá mập với độ sâu từ 11 - 45m, phía trong vùng trũng sâu nầy đáy biển hơi nghiêng, tại đây đáy biển được phủ chủ yếu bởi trầm tích cát, đôi chổ có bùn, có cỏ biển và san hô phát triển. Theo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất khu vực Bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 1/2007, trữ lượng khai thác tiềm năng đối với các giếng nước khu vực Bãi Nhát khá nhỏ nên dự án chỉ thực hiện giải pháp lấy nước từ Nhà máy nước tại trung tâm thị trấn Côn Sơn để phục vụ cho các hoạt động của dự án.
Khu hệ thực vật bản địa của Côn Đảo cũng rất phong phú với thành phần chủ yếu gồm các họ cây thuộc họ Thị (Ebenaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae)… Bên cạnh đó, hệ sinh thái thực vật trên cạn của Côn Đảo cũng được bổ sung thêm các loài cây nhập nội như Tếch (Tectona grandis), keo lá tràm (Acacia auriculaeformis) và các loài cây cảnh đã làm tăng thêm sự phong phú cho hệ sinh thái thực vật trên cạn của đảo.
Khu đất dự án (Bãi Nhát và Bãi Dương) nằm trong khu đất thuộc quản lý của Vườn Quốc gia Côn Đảo, hoàn toàn không có dân cư sinh sống. Do đó, dự án không gây tác động do di dời dân cư trong vùng. 3.3- TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC VÀ CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG. Với đặc điểm của một huyện đảo diện tích nhỏ, hoạt động kinh tế chưa phát triển mạnh, việc đầu tư xây dựng một dự án có quy mô như dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương là tương đối lớn. Do đó, tác động môi trường trong quá trình xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng của dự án là rất đáng kể. Các nguồn gây ra các tác động cơ bản, đối tượng và quy mô bị tác động trong quá trình xây dựng dự án như sau:. Tác động do hoạt động tập kết công nhân trên công trường. Quy mô dự án yêu cầu tập hợp một lượng lớn công nhân trên công trường xây dựng. Hiện chưa có kế hoạch thi công cụ thể tuy nhiên, một số ước tính sơ bộ cho quá trình thi công dự án như sau:. - Số lượng công nhân và chuyên gia trên công trường thời kỳ cao điểm: 100 người cho cả 2 vị trí tại Bãi Nhát và Bãi Dương. Trước tiên, việc tập kết công nhân đến hiện trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động của các đối tượng này trong suốt quá trình thi công có thể phát sinh một số tác động sau đến môi trường và con người:. Nước thải sinh hoạt - Lưu lượng nước thải. Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân trên công trường xây dựng chủ yếu phục vụ tắm rửa, vệ sinh thân thể và nấu nướng ăn uống. Tiêu chuẩn nước. nhân làm việc trong phân xưởng nóng tỏa nhiệt) và 50 lít/ngày để nấu nướng phục vụ cho một suất ăn. Quan điểm của dự án là tận dụng tối đa địa hình sẵn có để phát triển, đồng thời diện tích cây xanh của dự chiếm tới 40% tổng diện tích mặt bằng nên khi dự án đi vào hoạt động sẽ có tác động mang tính tích cực khi góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, tăng giá trị của thảm thực vật khi phát triển nhiều loại cây quý hiếm trong khuôn viên dự án. Nguồn: WHO, 1993 Mặc dù thời gian thi công của dự án tương đối dài (19 tháng), nhưng việc thi công mang tính cục bộ và thực hiện dưới dạng cuốn chiếu và cục bộ, không dàn trải trên toàn bộ diện tích mặt bằng; việc thực hiện tại khu vực trống trải, không có dân cư nên ảnh hưởng của hoạt động này không đáng kể.
Ô nhiễm chính là bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu đào đất móng công trình, đào hố xây dựng các hồ bơi, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước,…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô.
Mục đích của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng dòng thải nhằm tránh những sự cố có thể xảy ra do lưu lượng nước thải vượt quá khả năng xử lý của hệ thống hoặc do sự biến đổi nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải, giúp quá trình hoạt động của hệ thống xử lý được ổn định, giảm công suất và chi phí xây dựng hệ thống xử lý (đặc biệt là trong công đoạn xử lý sinh học và khử trùng nước thải). - Đối với rác thải sinh hoạt tại khu Bãi Nhát sẽ được Công ty Công trình Đô thị thu gom trực tiếp, riêng rác thải sinh hoạt tại khu Bãi Dương sẽ được Chủ đầu tư đóng thùng và vận chuyển từ Hòn Bảy Cạnh vào thị trấn Côn Sơn giao cho Công ty Công trình Đô thị huyện Côn Đảo vận chuyển đến xử lý đúng nơi quy định của huyện. Để đảm bảo hoạt động của dự án không gây nguy cơ cháy rừng, dự án sẽ đảm bảo khoảng cách ly an toàn, giới hạn phạm vi hoạt động của cán bộ công nhân viên và khách du lịch, xây dựng những quy định và cảnh báo về cháy rừng, đồng thời đảm bảo nguồn nước chữa cháy khi cần sử dụng.
Trong suốt quá trình xây dựng và khai thác dự án, bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường của dự án cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy Ban Nhân Dân Huyện, trong đó đặc biệt là phòng Tài nguyên Môi trường huyện để báo cáo về những vấn đề môi trường phát sinh (nếu có) liên quan đến nước thải, khí thải, thu gom và vận chuyển chất thải rắn và chất thải nguy hại, phòng chống cháy rừng, bảo vệ hệ sinh thái trên cạn và dưới biển trong phạm vi khu vực dự án,.
Chủ đầu tư sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt, khí thải máy phát điện, hạn chế ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn, kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh chất thải rắn trong suốt quá trình vận hành dự án, đống thời thực hiện giám sát môi trường định kỳ để đảm bảo quá trình vận hành khai thác dự án không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Nếu có yếu tố môi trường nào phát sinh, chúng tôi sẽ trình báo ngay với cơ quan quản lý môi trường địa phương để xử lý ngay nguồn ô nhiễm này.
Trong quá trình khai thác dự án, ban quản lý khu du lịch cũng sẽ triển khai xây dựng và thực hiện một chương trình giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với khách du lịch và nhân viên phục vụ theo như quy định tại điều 45 Luật Bảo vệ Môi trường. Giám sát chất lượng môi trường là quá trình lặp lại các công tác quan trắc và đo đạc các thông số ô nhiễm nhằm đảm bảo cho các hoạt động của dự án không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm. Căn cứ công văn số 873/UBND-TNMT ngày 20/9/2007 của UBND huyện Côn Đảo v/v tham vấn ý kiến cộng đồng phục vụ báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại Bãi Dương và Bãi Nhát của Công ty TNHH ĐTKDDL Hồng Bàng – Phương Đông, về chủ trương, UBND huyện Côn Đảo hoan nghênh và ủng hộ việc đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái tại Bãi Nhát và Bãi Dương (thuộc Vườn Quốc Gia Côn Đảo).
Khi xây dựng, tránh các tác động lớn (san ủi, chặt hạ cây,…) có thể làm thay đổi môi trường và cấu trúc quần thể sinh thái hiện hữu như: cây rừng, địa hình tự nhiên,… vì điều này sẽ tác động không tốt đến sự sinh sản và phát triển của hệ sinh vật trong khu vực và vùng lân cận dự án.