Một số giải pháp triển khai xã hội hóa giáo dục tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Lý luận về xã hội hoá công tác giáo dục 1. Một số khái niệm liên quan

Trong Nghị định 90/CP Ngày 21/8/1999 của Chính phủ cũng đã cụ thể hóa quan điểm xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là quá trình tuyên truyền vận động và tổ chức để đông đảo, rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đơn vị tổ chức, đoàn thể trong xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục, là sự cộng đồng trách nhiệm chung của mọi người để xây dựng và phát triển một môi trường giáo dục lành mạnh, đa dạng hóa sự đầu tư vào các hình thức giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước. Góp phần mở rộng cơ hội có số đông học sinh được hưởng dịch vụ giáo dục với những loại hình thích hợp với từng đối tượng, từng khu vực, địa phương, tăng thêm nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh, tạo sự cạnh tranh giữa các loại hình trong quá trình phát triển.Vì vậy, một trong những đặc điểm của giáo dục THCS là có nhiều loại hình, nhiều chương trình, mang tính xã hội cao.

Chức năng của Phòng giáo dục trong việc triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục THCS

Thực tế ở nhiều địa phương do huy động được nguồn tài chính của xã hội nên đã có nhiều thuận lợi để củng cố và phát triển giáo dục THCS .Tuy nhiờn, cần khẳng định rừ ràng huy động tiền của nhõn dõn, của xã hội chỉ là một mặt, khi mà xã hội hoá giáo dục THCS được thực hiện tốt thì đó mới là điều kiện tiên quyết để dễ dàng tạo động lực cho sự đóng góp của nhân dân, của xã hội về tài lực. Trên cơ sở nắm tình hình XHHGD THCS theo định kỳ báo cáo của phòng giáo dục, các địa phương, các trường chỉ đạo tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh, phòng giáo dục thanh tra kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, triển khai các chủ trương, chính sách của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền về thực hiện các nội dung XHHGD THCS, kịp thời có các thông tư, văn bản, hướng dẫn giải quyết, khắc phục và bổ xung các nội dung chỉ đạo các hoạt động XHHGD THCS.

Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Là huyện có mô hình kinh tế nông- lâm - tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ thấp, chủ yếu là nông lâm nghiệp (tỷ trọng chiến 63,5%), những năm qua huyện đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao khoa học, kỹ thuật làm chuyển biến căn bản tập quán canh tác lạc hậu. Tuy nhiên, do đặc điểm là huyện miền núi diện tích rộng, đồi núi, sông suối chiếm phần lớn diện tính tự nhiên, đất canh tác ít, lại chịu nhiều tác động của khí hậu khắc nghiệt, thời tiết bất thường, nhiều nguy cơ tiềm ẩn, giao thông đi lại khó khăn nhất là lên các xã, bản động vùng cao, kinh tế nhiều năm vẫn là huyện nghèo, điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, tập quán canh tác chậm đổi mới, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao 56%. Là huyện miền núi, địa bàn giáo dục rộng, việc bố trí xắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên là hết sức khó khăn; Số lượng giáo viên tuy không thiếu so với định mức, song do địa bàn phức tạp nên tỉ lệ giáo viên phân bố không đều giữa các đơn vị, Những đơn vị ở vùng thuận lợi thường có số lượng vượt định mức, những đơn vị khó khăn thì lại thiếu giáo viên, phải hợp đồng giáo viên đứng lớp ( phụ lục Bảng 2.2 ) mặt khác sự chênh lệch giữa các ban khoa là rất lớn, đặc biệt là giáo viên THCS, riêng môn văn chiếm trên 30% tổng số giáo viên hiện có, vì vậy phải bố trí giáo viên dạy chéo ban, chính yêú tố này đã làm giảm chất lượng giáo dục.

Bảng 2.1: Quy mô GD huyện Thanh Sơn từ năm 2001 đến năm 2006
Bảng 2.1: Quy mô GD huyện Thanh Sơn từ năm 2001 đến năm 2006

Đánh giá chung

- Quy mô phát triển trường lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Quy mô trường lớp học sinh, tiếp tục ổn định và phát triển, được mở rộng phát triển đến từng xã, từng điểm trường ở khu vực khó khăn, đã huy động tối đa tỷ lệ học sinh đến trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm, hoàn thành phổ cập THCS 40 xã, thị trấn, đang triển khai chương trình phổ cập bậc trung học. Tuy nhiờn so với yờu cầu cốt lừi của XHHGD THCS thỡ cũn cú những hạn chế cả về nội dung và các biện pháp thực hiện, tuy đúng nhưng chưa đầy đủ còn nặng nề về huy động tiền của, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong ngành chưa thấy hết ý nghĩa tầm quan trọng của XHHGD THCS, một số giải pháp thực hiện hiệu quả còn chưa cao, chưa có tính hệ thống và còn nhiều bất cập. Huy động mọi lực lượng xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo dưới nhiều hình thức: Lập các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, đầu tư xây dựng và mở rộng thêm trường, mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường, xây dựng kế hoạch phát triển trường, chương trình giáo dục-đào tạo cho phù hợp với các ngành kinh tế - xã hội, các địa phương hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.

Các biện pháp cụ thể

Triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục THCS theo đúng chức năng của Phòng giáo dục

Để đạt được điều đó, phải thông qua các quá trình giáo dục, chăm lo 5 yếu tố then chốt của giáo dục là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo (thầy) và đối tượng đào tạo (trò), bên cạnh đó cần quan tâm đến 5 yếu tố bổ trợ cho quá trình giáo dục đó là: Hình thức tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, quy chế đào tạo, bộ máy đào tạo và môi trường diễn ra các hoạt động đào tạo. Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của XHHGD THCS là tăng tính hiệu quả trong hoạt động của các trường THCS ngoài công lập; huy động thêm nhiều nguồn lực khác trong nhân dân như: Giáo viên, cán bộ hưu trí, đầu tư tiền của, đất đai, cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị..cùng tham gia phát triển giáo dục, để giáo dục THCS không còn bó hẹp trong thế đơn độc mà là sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội. Xã hội hóa giáo dục THCS ở Thanh Sơn là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia đóng góp, xây dựng nhà trường .Từ đó tạo được phong trào mọi người, mọi tầng lớp xã hội cùng tham gia công tác giáo dục, xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn minh, lành mạnh, xây dựng cơ sở vật đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho trường THCS.

Huy động tài chính cho giáo dục là vận động những khoản đóng góp có tính chất tự nguyện cho các đơn vị giáo dục để chi vào việc cải thiện cơ sở vật chất cho nhà trường, trợ giúp cho học sinh nhất là học sinh nghèo vượt khó, tặng thưởng cho các học sinh giỏi, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, góp phần khuyến học và tài trợ cho các hoạt động giáo dục trong các trường THCS, đặc biệt là đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia. Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh nhà cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý phải làm tư vấn đắc lực cho Hội đồng giáo dục cơ sở, từ đó có chương trình và quyết sách hợp lý để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, tránh hiện tượng phối hợp không nhịp nhàng, không thường xuyên sẽ không đem lại kết quả, có khi còn làm mất đi sự ổn định cân bằng của bộ máy, không đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn.

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Vì vậy, muốn thực hiện tốt công tác đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng trường, phòng giáo dục huyện cần tận dụng tối đa các cơ hội để vận động mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội, các nhà doanh nghiệp, các nhà tài trợ trong và ngoài nước, thu hút được nhiều nguồn lực cùng tham gia hổ trợ kinh phí để xây dựng trường. Biện pháp 1 nêu bật vai trò của phòng giáo dục khi triển khai XHHGD theo chức năng của một cơ quan quản lý cấp huyện được uỷ quyền của UBND huyện quản lý giáo dục và XHHGD trên địa bàn. Sáu biện pháp này được chia ra một cách tương đối, nhưng chúng lại thống nhất và có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau, hỗ trợ tích cực để thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục.

Sơ đồ 3.3.1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp
Sơ đồ 3.3.1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp

Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất - Đối tượng khảo nghiệm

+Về tính cấp thiết: Biện pháp đa dạng hoá các loại hình giáo dục đảm bảo quyền học tập của con em nhân dân miền núi là cấp thiết nhất. +Về tính khả thi: Biện pháp triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục THCS theo đúng chức năng của Phòng giáo dục là có tính khả thi cao nhất. Biện pháp (3.2.5) có tính cấp thiết nhất, nó đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong huyện.