MỤC LỤC
Ít nhất một phần tư các đề cử của chúng tôi đều cho thấy những ví dụ về việc nhà cung cấp hoàn thành vượt mong đợi của khách hàng. Giá trị và tiết kiệm chi phí - Như nhiều độc giả nhận xét, động lực chính.
Việc tuân thủ luật lệ và quy định- Các cam kết tuân thủ luật lệ thường rất quan trọng, đặc biết trong những ngành công nghiệp như là hoá chất, thực phẩm và dược phẩm. Chủ hàng cần ở các nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ khả năng đối phó với những quy định về an ninh, thương mại, lao động, vân vân.
Khả năng giám sát - Tình trạng của các lô hàng, tồn kho và các đơn hàng vẫn là chưa đủ. Các công ty đang tìm kiếm nhiều sự hỗ trợ về thông tin trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp và xa hơn là nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ, International Truck and Engine Corporation (ITEC), một nhà cung cấp hàng đầu về động cơ diesel tầm trung, xe tải, xe bus trường học, xe tải nặng, đã outsource phần lớn hoạt động thương mại tại Mỹ bao gồm quản lý hệ thống thuế trong khối NAFTA và hệ thống HTS trong khu vực Bắc Mỹ. Ben Bauman, giám đốc logistics toàn cầu và tuân thủ thương mại của ITEC nói rằng công ty phải quản lý hơn 300 ngàn linh kiện và phải phân loại hơn 5000 chủng loại sản phẩm mỗi tháng. Việc này không thể hoàn trong điều kiện nguồn lực hạn chế của công ty. ITEC đã chuyển phần công việc sang JPMorgan Chase Vastera, và giảm bớt công việc này thông qua thuê thêm 12 nhân viên mới. Bằng việc thuê ngoài, ITEC đã đáp ứng thậm chí vượt qua các mục tiêu nhanh chóng bằng việc tận dựng lợi thế của Vastera một chuyên gia về quản lý thương mại toàn cầu. Hơn nữa, ITEC đã tiết kiệm được hàng triêu USD hàng năm từ việc quản lý hiệu quả. Vai trò của công nghệ cũng nhanh chóng mở rộng sang các thiết bị như Nhận Dạng Bằng Sóng Radio, Nhận Dạng Bằng Quang HỌc và nhiều giải pháp quản lý và thu thập dữ liệu khác. Ví dụ, Alex Kumfert, giám đốc phụ trách nguồn nguyên liệu dây chuyền láp ráp của Ford Motor tại Ontairo, Canada, nói rằng WhereNet đã cung cấp một dịch vụ và hỗ trợ xuất sắc trong việc thiết kế và ứng dụng các thiết bị theo dừi và chuyển tải thụng tin khụng dõy cho Ford. Với việc một lượng lớn hàng tồn kho toàn cầu chuyển thành những container hàng trên khắp thế giới, công nghệ cũng giúp dòng chảy container. này trở thành một phần trong chuỗi cung ứng. Kwang Chen, Giám đốc IT khu Bờ Tây của APM Terminals ở Los Angeles nói rằng APS Technology Group đã cung cấp một giải pháp đặc biết trong bối cảnh hệ thống cảng đang hoạt động rất phức tạp giúp ngành công nghiệp container cải thiện quy trình kinh doanh hiệu quả. Chúng tôi nhận được một lượng lớn đề cử đển không ngờ dành cho các giải pháp phần mềm chuyên môn hoá phản ánh sư tăng tốc hoạt động kinh doanh trên internet. Ví dụ, Greg Tennyson, phó chủ tịch phụ trách mua hàng của Oracle Corporation, đã đề cử Aravo Solutions bởi công ty này đã cung cấp những công cụ xuầt sắc trong việc cho phép nhà cung cấp có thể quản lý danh mục sản phẩm của mình trực tuyến. Aravo cho phép nhà cung cấp tạo nội dung, kiểm soát chất lượng và kiểm tra dữ liệu trong phạm vi môi trường của từng người mua, và nhanh chóng xác định sai sót và xử lý trước khi người mua nhận dữ liệu.Bottom of Form. Bảng 2.1 Danh sách một số đối tác chuỗi cung ứng hàng đầu tiêu biểu. Công ty/Đối tác Thông điệp của khách hàng. AirWays Freight dịch vụ vận tải và phân phối tốt nhất mà chúng tôi từng sử dụng. Amtrex Global Logistics. Có hệ thống đánh giá quản lý hoạt động rất mạnh APL Logistics Đối tác toàn diện trong việc quản lý các nhà cung cấp Bax Global Sự lựa chọn của chúng tôi trong vận chuyển hàng nặng BNSF Logistics Họ luôn đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn. C.H.Robinson Họ đem lại chất lượng hàng đầu trong vận tải. Caterpillar Logistics Dịch vụ tích hợp toàn cầu và kinh nghiệm số một về các giải pháp logistics. DHL Nhà cung cấp dịch vụ cho chúng tôi ở mọi ngóc ngách của thế giới. DSC Logistics Họ quản lý việc phân phối và đóng gói sản phẩm vô cùng trơn tru. EGL Eagle Global Logistics. Họ là nhà cung cấp dịch vụ ưa thích của chúng tôi ở cả Bắc Mỹ và nước ngoài. Một đối tác thực sự trong việc giúp chúng tôi giải quyết các khó khăn hàng ngày. FedEx Dịch vụ hoàn hảo và liên tục gia tăng giá trị cho khách hàng. GeoLogistics Luôn là lựa chọn cho các hoạt động logistics của chúng tôi ở Châu Á Thái Bình Dương. Hanjin Một nhà chuyên chỡ đường biển tuyệt vời với dịch vụ rất tốt. Maersk Logistics Dịch vụ rất tốt tại khu vực Châu Á. Manugistics Giải pháp của họ rất hiệu quả trong việc lên kế hoạch Menlo Worldwide Dịch vụ có sự tin cậy cao. Nippon Express Những dịch vụ mà họ cung cấp cho chúng tôi đều hoàn thành rất tốt. Nonstop Delivery Họ cá biệt hoá dịch vụ của mình để đáp ứng yêu cầu của chúng tôi. NYK Logistics Họ rất hiểu chuỗi cung ứng của chúng tôi và luôn đưa ra các giải pháp tốt nhất. OIA Global LogisticsHọ chỉ ngừng làm việc khi mà công việc hoàn thành tốt đẹp và hiệu quả. Oracle Không có giới hạn nào mà họ không vượt qua. Penske Logistics Luôn đảm bảo chuỗi cung ứng của chúng tôi hoạt động trơn tru. Ryder System Khả năng đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi rất cao. Bài học đối với Việt Nam. Sau đây là một số bài học đối với Việt Nam về kinh nghiệm để cung ứng tốt dịch vụ logistic cũng như quản lý tốt chuỗi cung ứng :. *) Bài học 1 : Kinh nghiệm rút ra từ thất bại từ việc đồng bộ hóa giữa dự đoán nhu cầu và kế hoạch cung ứng trong quá trình ứng dụng hệ thống mới quản trị chuỗi cung ứng. Báo cáo tài chính của Nike được công bố vào 26/2/2001 đã làm cho các nhà đầu tư không thấy hài lòng khi doanh thu và lợi nhuận đều thấp hơn kỳ vọng. Kết quả là giá cổ phiếu của Nike đã giảm hơn 20% chỉ vòng một tuần. Giải thích cho sự kém hiệu quả về tài chính là việc ứng dụng mới chương trình lên kế hoạch cung ứng. Việc ứng dụng chương trình dự đoán nhu cầu của I2 Technology nhằm mục đích là giảm tồn kho nguyên liệu và sự chậm trễ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, CEO Phil Knight cho rằng mục tiêu này không đạt được mà còn dẫn đến việc tạo ra tồn kho vừa dư thừa với những đôi giày có nhu cầu thấp vừa thiếu hụt những đôi giày có nhu cầu caoi[2]. Có thể giải thích điều này như sau: với hệ thống quản lý đơn hàng, do nhà cung cấp SAP quản lý và thực hiện, đơn hàng sẽ được đưa từ các nhà bán lẻ của Nike đến các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên do khó khăn để đồng bộ hóa thông tin giữa hệ thống SAP và I2, Nike đã gởi những đơn hàng không chính xác tới nhà máy. Kết quả là hàng ngàn đôi giày được đưa lên chuyền sản xuất ở các nhà máy Châu Á mà các nhà bán lẻ thật sự không cần. Kết quả là Nike đã phải giải quyết lượng hàng tồn kho theo mức giá không có lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Hình 1.8 Hình minh hoạ về chuỗi cung ứng của Nike. *) Bài học 2 : Xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. *) Bài học 3 : Đầu tư và xây dựng lại hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng. Kể từ khi gặp thất bại trong việc thực hiện chương trình dự đoán nhu cầu do I2 Technology cung cấp, Nike đã mạnh dạn đầu tư tái cấu trúc lại hệ thống thông tin vốn là “xương sườn” của chuỗi cung ứng. Dưới sự dẫn dắt của. Charles D.Denson, đồng chủ tịch tập đoàn Nike với Mark G. Parkerii[3], Nike đã đầu tư 500 triệu USD xây dựng hệ thống thông tin mới nhằm thay thế hệ thống cũ vốn được xây dựng một cách vội vàng mà kết quả là hơn 27 hệ thống thông tin toàn cầu khác nhau không thể tích hợp được. *) Bài học 4 : Nâng cao sự cộng tác (collaboration) với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Thật sự khó khăn để quản lý hơn hàng trăm nhà sản xuất cung cấp sản phẩm tại Châu Á và hơn 19 000 nhà bán lẻ phân phối sản phẩm trên toàn cầu. Để nối liền giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, Nike đã xác định sự cộng tác là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của chuỗi cung ứng. Điều này được thể hiện rừ trong quy trỡnh lựa chọn nhà cung cấp. Nike sẽ từ chối đặt hàng nhà sản xuất nếu như nhà sản xuất đó không thể hiện thái độ hợp tác trong quá trình lựa chọn. Hay như Nike cùng với các công ty như HP, Home Depot, IKEA, Mattel đã cộng tác với các hãng vận chuyển thành lập. “Clean Cargo Group” đóng góp đến sự phát triển bền vững vận tải biển. *) Bài học 5 : Thực hiện tốt quản lý hàng trả lại (reverse logistics) nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và trách nhiệm xã hội.
Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ớch mà khỏch hàng cần như cụng cụ track and trace ( theo dừi đơn hàng ) , lịch tàu, e-booking, theo dừi chứng từ…Chỳng ta nờn biết visibility ( khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng ) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logisitics cho mình. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics.., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Cơ cấu trình độ, ngành nghề của nhân lực KH&CN không đồng bộ, bất hợp lý, chưa tiếp cận được với mặt bằng trí thức chung của thế giới, năng lực sáng tạo hạn chế và hầu như chưa được thế giới công nhận (Việt Nam có rất ít đơn đăng ký phát minh sáng chế được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cấp và rất ít nhà khoa học Việt Nam có bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được thế giới công nhận (Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4/2007). Theo VIFFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistic ở Việt Nam.Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội ( có đăng ký chính thức ) thì tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000 - 500 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác chưa tham gia hiệp hội. Các nguồn nhân lực nói trên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình đọ cấp đại học thì được đào tạo chủ yếu từ trường đại học kinh tế và đại học ngoại thương.Ngoài ra , nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như : hàng hải, giao thông , vận tải, ngoại ngữ.Nhưng tại Việt Nam hầu như chưa có một trường đại học nào có hẳ một chuyên khoa đào tạo sâu về lĩnh vực logistic.Mới đây nhât thì chỉ có trường đại học hàng hải cơ sở thanh. phố Hồ Chí Minh mới mở một chuyên khoa đào tạo sâu về lĩnh vực này.Từ đó co thể thấy nguôn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistic ở Việt Nam còn rất thiếu và chưa đựoc đào tạo bài bản về chuyên môn. Sau đây là một số đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistic tại Việt Nam:. - Trước hết là đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành. Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học. Hiện thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại. Trong các công ty giao nhận mới thành lập vừa qua, chúng ta thấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp. Lực lượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đàn anh đi trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi. -Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề. -Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tại tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn. -Về chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay, theo chúng tôi, được thực hiện ở 3 cấp độ:. 1) tại các cơ sở đào tạo chính thức 2) đào tạo theo chương trình hiệp hội 3) đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp.
Sự thiếu hụt này cần được ngành và các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng vì xu thế chung trong giao nhận vận tải quốc tế nhất là thời kỳ hội nhập như hiện nay đòi hỏi bắt buộc nhân viên phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu, có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật Hải quan trong nước và quốc tế, thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế, có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, tàu biển…. -Về tổ chức tuyên truyền, VIFFAS nên tổ chức xuất bản một tờ tạp chí riêng (như tờ Việt Nam Logistics chẳng hạn) cho mình để làm diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc về ngành nghề của mình, có tiếng nói với chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành logistics Việt Nam.
Các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay được thực hiện ở các cơ sở đào tạo chính thức, đào tạo theo chương trình Hiệp hội và đào tạo nội bộ.Tuy nhiên, theo đánh giá của VIFFAS, chương trình đào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ, khoảng 15 - 20 tiết học trong môn vận tải và bảo hiểm ngoại thương, chủ yếu đào tạo. - Các doanh nghiệp cần củng cố và hoàn thiện nội qui lao động theo Nghị định 41 CP ngày 6/7/1999 của chính phủ và theo các nội dụng sau : các điều khoản tuyển dụng, trật tự trong doanh nghiệp, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động, các qui định bí mật kinh doanh, bí mật thông tin của doanh nghiệp, các qui định về quyền lợi của nhân viên.