MỤC LỤC
Dải đỗ xe có thể được hiểu là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh, là một hình thức đỗ xe dọc đường và hè phố, phục vụ nhu cầu đỗ xe của các mục đích đi lại khá thuần tuý và đối tượng phục vụ là toàn thể dân cư và hoạt động của đô thị tại các điểm được chính quyền lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo từng mức độ khác nhau tuỳ theo các hoạt động của nền kinh tế - xã hội đô thị trong từng thời gian. Thềm dốc kiểu vòng xoáy là loại mà nơi hai luồng xe chạy song song và ngược chiều nhau (hình1.3.4.1.e). Ở đây, mỗi luồng xe có một thềm dốc riêng biệt nên các luồng xe không bao giờ cắt nhau. Tuy nhiên loại thềm dốc vòng xoáy bị hạn chế khi lên cao tâm lý người lái xe không thích đi vòng xoáy trôn ốc. Bán kính tối thiểu đường cong trong thềm dốc không nhỏ hơn 8m và chiều rộng của mỗi làn xe thì không nhỏ hơn 3,5m và độ dốc thềm loại này không vượt quá 10%. Mô hình các loại hình đỗ xe có thềm dốc vòng xoáy. b) Bãi đỗ xe ngầm.
Hiện nay các bến xe khách liên tỉnh trên địa bàn Hà Nội đều được bố trí trên các tuyến đường vành đai ba, việc bố trí các bến xe này ra xa khỏi trung tâm đã hạn chế được các xe khách liên tỉnh đi vào trung tâm thành phố góp phần lớn vào việc giảm ùn tắc giao thông, hiện nay tại Hà Nội có 11 bến xe khách liên tỉnh chính và một trạm (điểm xếp và trả khách) với tổng. Ví dụ: Quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có nhu cầu đỗ xe lớn – mật độ phương tiện giao thông chiếm 60% toàn thành phố thì diện tích đỗ xe lại rất thấp (Quận Hoàn Kiếm diện tích đỗ xe chiếm 8%, Quận Hai Bà Trưng là 14%), trong khi đó khu vực ngoại thành có các bến đỗ diện tích lớn như Mỹ Đình, Hải Bối. Kết quả phân tích mật độ các công trình giao thông tĩnh dành cho đỗ xe trong khu vực nội đô cho thấy: Hầu hết các điểm đỗ tập trung ở khu vực phố cổ, các khu vực xung quanh phố cổ có mật độ tương đối thấp, các khu vực mới phát triển trong vài chục năm trở lại đây hầu như rơi vào tình trạng “trắng” bãi đỗ xe.
Trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ách tắc và ùn tắc giao thông trong khu vực bãi chưa hiệu quả. Các công trình hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiện nghi cho khách hàng hầu như không có, như là bưu điện, dịch vụ y tế, thông tin…. Cho đến nay, ngoại trừ bãi đỗ xe ngầm và cao tầng Hoàng Cầu vừa được khởi công, các dự án được đánh giá là hiện đại, lớn như bãi đỗ xe ngầm dưới mặt phố Hàng Khoai, bãi đỗ ngầm ở vườn hoa Chí Linh… vẫn chỉ là dự án.
Các tuyến đường này khi xây dựng đều đã được bố trí tương đối hoàn chỉnh các thành phần đường như lòng đường xe chạy, dải phân cách giữa hè, hệ thống đèn chiếu sáng… Các đường còn lại hầu hết là đường liên xã, xóm, trong khu nhà ở, ven sông… Mặt đường được trải nhựa, bê tông xi măng… do dân tự xây lấy. Qua khảo sát thực tế tại phường nhân chính đa số các tòa nhà cao tầng, các công trình dịch vụ - thương mại, hành chính – chính trị đa số đều có hầm để xe hoặc tự xắp xếp được khu vực để xe cho khách và nhân viên trong cửa hàng. Đối với các cửa hàng kinh doanh lớn trong các khu thương mại lớn đa số có thể đáp ứng nhu cầu đỗ xe của khách với lực lượng bảo vệ và trông giữ xe phục vụ một cách chuyên nghiệp tạo sự thoải mái và an tâm cho khách hàng về phương tiện của mình.
Nội dung chủ yếu của Qui hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020 là qui hoạch phân bổ dân cư và sử dụng đất phát triển đô thị, qui hoạch phát triển không gian Thủ đô Hà Nội, qui hoạch phát triển hạ tầng mạng lưới giao thông của Thủ đô (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không), qui hoạch quĩ đất và qui hoạch xây dựng đợt đầu tới năm 2010. Tỷ lệ đất giao thông trên diện tích đất đô thị (tính cho cả khu vực nội thành và khu vực ngoại thành) là 19,03% tương ứng với 7.747,7ha, trong đó khu vực nội thành đạt 20,06% tương ứng với 3.837ha (trong đó các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy tính chung cho các loại đường, các quận Tây Hồ, Thanh Xuân tính đến đường phân khu vực và 2 quận mới thành lập là Long Biên, Hoàng Mai tính đến đường khu vực). Như vậy theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì khu vực nghiên cứu của đề tài nằm trong khu vực hạn chế phát triển của thành phố, nhìn chung thì việc quy hoạch chi tiết các quận trong khu vực không có những thay đổi lớn, chủ yếu là tập trung đi vào nâng cấp và cải tạo điểm, bến, bãi đỗ xe đã có sẵn.
Do không có số liệu về số ô tô con / 1000 dân ở các năm gần đây cũng như chưa có kết quả thống kê số lượng ô tô/1000 dân ở năm hiện tại, và số liệu số xe con/1000 dân mà sở giao thông công chính báo cáo trong những năm gần đây được lấy dựa vào con số xe con đăng kí hoạt động của thành phố, mà số lượng xe con này chủ yếu là số xe con của các cơ quan và đơn vị (đối tượng này hầu hết đã có bãi đỗ xe). Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực hạn chế phát triển, quỹ đất dành cho tương lai cũng không còn nhiều, do vậy phần quỹ đất dành cho việc kinh doanh buôn bán trên khu vực trong tương lai là không thể mở rộng, do đó ta có thể coi số lượng nhân viên bán hàng của các cửa hàng trên tuyến là không tăng đáng kể. Do đó cần có những biện pháp và chương trình cụ thể để giải quyết bài toán nhu cầu đỗ xe như dùng các biện pháp quản lý để hạn chế đỗ xe (như thu phí đỗ theo thời gian đỗ, hạn chế đỗ xe trên đường phố..), các biện pháp xây dựng các ga ra đỗ xe nhiều tầng, bãi đỗ xe ngầm, tổ chức đỗ xe trên đường phố,.
Phương án này cũng có ưu điểm là tận dụng ngay được những điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có có tuyến đường, không gây ảnh hưởng đến dòng giao thông đi lại trên đường, nhưng lại gây ảnh hưởng đến người đi bộ trên vỉa hè, nhất là khi mà tuyến phố có lưu lượng người đi bô lớn. Ta có thể thấy: 1 ô tô đỗ tại 1 vị trí đỗ xe trung bình khoảng 30 phút, số lượng xe con đỗ tại bãi vào giờ cao điểm cũng không quá lớn ( gần 800 xe) nên ảnh hưởng đến việc tăng diện tích cũng chỉ một phần đổi lại có thể tạo sự thuận lợi cho việc đỗ xe của người sử dụng. Quy hoạch bố trí xây dựng các hạng mục công trình phải đảm bảo vừa hoạt động khai thác vừa xây dựng mở rộng, đồng thời phải phù hợp với quy mô khai thác, phát triển về lâu dài, phù hợp chung với các công trình cơ sở lân cận, không gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực.
Đối với phương án 5 :Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá ở trên kết hợp với điều kiện thực tế khu đô thị Nhân Chính và kết quả dự báo nhu cầu những năm tương lai ( Bảng 3.6 ) Nếu chỉ áp dụng phương án 1 và 2 không thì trước mắt cũng có thể tạm thời đáp ứng phần nào nhu cầu giao thông tĩnh trong khu vực nhưng trong tương lai yêu cầu đòi hỏi về giao thông tĩnh trong khu vực sẽ càng cấp thiết hơn. Nằm trong khu vực mở rộng phát triển của thành phố và có ưu thế về quỹ đất đồng thời được coi là trung tâm mới của thủ đô Hà Nội, khu đô thị Nhân Chính cần phải có phương án xây dựng những bãi đỗ xe lớn xứng tầm với tính chất quan trọng về kinh tế, văn hoá của Thủ đô và cũng để đảm bảo phục vụ được nhu cầu giao thông tĩnh rất lớn trong tương lai như số lịêu ở chương 3 đã dự báo. Do vậy tác giả đề xuất phương án xây dựng bãi đỗ xe ngầm với thiết kế 1 tầng phía trên và 2 tầng ngầm để giảm diện tích đất xây dựng thực tế của dự án còn 9000m2 đến 9500m2 với phương án này xét về các điều kiện hiện trạng khu vực hoàn toàn khả thi và phương án thi công thiết kế hoàn toàn phù hợp với điều kiên thi công ở nước ta hiện nay.