MỤC LỤC
Các dự án ô tô và xe máy đã được cấp giấy phép đầu tư có tác động dây chuyền đối với các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng; do vậy đã kéo theo hàng chục nhà đầu tư vốn là bạn hàng của họ vào Việt Nam; đồng thời đã mở rộng quan hệ hợp tác chế tạo với các doanh nghiệp cơ khí, sản xuất săm lốp, ghế đệm..của Việt Nam, giải quyết những khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp này và góp phần phát triển chúng về lâu dài. Một nguyên nhân nữa là do công tác quy hoạch đầu tư còn chậm và thiếu đồng bộ nên dẫn đến tình trạng cấp phép đầu tư một cách ồ ạt và thiếu định hướng, chưa quan tâm đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của các dự án, thậm chí cấp phép cho cả các dự án vào những ngành còn dư thừa năng lực sản xuất, gây tình trạng bế tắc trong khâu tiêu thụ, đồng thời còn tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước.
Theo số liệu của Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH-ĐT, trong số hơn 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thu được trong vòng 10 năm trở lại đây, không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh VietsoPetro và xuất khẩu dịch vụ, thì giá trị xuất khẩu của các nhà đầu tư công nghiệp nhẹ là lớn nhất (3 tỷ USD), tiếp đến là các nhà đầu tư công nghiệp nặng (gần 2,3 tỷ USD), sau đó đến công nghiệp thực phẩm (405 triệu USD), nông lâm nghiệp (325 triệu USD), dầu khí (101 triệu USD) và thủy sản (67 triệu USD). Như vậy, thông qua việc thu hút và tạo ra thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động xã hội, ĐTTTNN đã góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ cả về số lượng, tỷ trọng lẫn chất lượng, góp phần giảm các tệ nạn xã hội cũng như giảm các tội phạm về kinh tế, tăng sự ổn định chính trị - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Một vấn đề có ý nghĩa nữa là nếu như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất kinh doanh thụ động, theo sự chỉ định kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra không bị cạnh tranh..thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn FDI đã thực sự trở thành nhân tố tác động mạnh làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất-.
Tất nhiên, cũng không thể không thừa nhận rằng, nhiều liên doanh thực sự bị lỗ do nhiều nguyên nhân khách quan như nạn hàng nhái, hàng lậu, chính sách không phù hợp của Chính phủ, yếu kém của các bên liên doanh, sai sót trong quá trình lập luận chứng kinh tế-kỹ thuật của dự án..Phẩm chất đạo đức, trình độ của các cán bộ Việt Nam trong liên doanh cũng là một nguyên nhân gây ra thực trạng trên ở các liên doanh. Đồng thời, tạo mọi điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp liên doanh khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động như thay đổi mục tiêu hoạt động, điều chỉnh thuế suất, áp dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất hợp lý..Đối với các doanh nghiệp liên doanh không nằm trong danh mục đầu tư có điều kiện, được phép chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài thay vì giải thể hoặc tuyên bố phá sản.
Ví dụ, trước đây Trung Quốc là thị trường tương đối lý tưởng của bột giặt Viso, Nga là thị trường của xà phòng thơm General thì khi tham gia liên doanh, các chủ đầu tư nước ngoài đã không cho thực hiện tiếp việc xuất khẩu vì ở hai nước đó đã có dự án đầu tư cùng loại tương ứng của họ. Chúng ta vẫn khẳng định FDI là một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông, một yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được coi là nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề về công nghệ và vốn, một cách thông minh để bước nhanh trên con đường CNH và HĐH đất nước.
Các nước ASEAN hiện nay chủ yếu đầu tư vào các ngành không có hàm lượng công nghệ cao, như khách sạn, du lịch, lắp ráp, chế biến..Ngay cả Singapore là nước có trình độ phát triển cao nhất khu vực cũng chỉ đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng, khách sạn, du lịch (chiếm quá nửa tổng số vốn đầu tư). Nghiên cứu về lợi thế so sánh của các nền kinh tế của các nước ASEAN một kết luận quan trọng là: trong các nước ASEAN, chỉ trừ nền kinh tế của Singapore và ở mức độ nhất định là nền kinh tế của Malaixia, là có tính bổ sung nhất định đối với kinh tế Việt Nam, còn các nước có trình độ phát triển thấp hơn của khối này như Thái Lan, Inđônêxia và Philippin hiện còn có nhiều ngành có lợi thế so sánh giống Việt Nam như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, một số ngành công nghiệp nhẹ..Một ví dụ điển hình là cả ba nước trên đều vẫn đang có lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như sản xuất dụng cụ thể thao-du lịch, may mặc, giày thể thao.
Trong phần trên, ta đã phân tích và chỉ ra rằng, trình độ phát triển kinh tế (trong đó tiêu chí quan trọng là GDP/ người) và mức độ dư thừa tư bản (có thể đại diện bằng lượng dự trữ ngoại tệ) là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xác định khối lượng FDI của các nước ASEAN ở Việt Nam. Một chính sách thu hút FDI hữu hiệu là một chính sách được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào thực trạng cụ thể của môi trường chính trị và kinh tế đất nước, chọn đúng đối tác đầu tư, nắm bắt được phương châm, chiến lược của chủ đầu tư và một điều hết sức quan trọng là phải hiểu thấu đáo các yếu tố quyết định đến dòng vốn đầu tư.
- Cuộc khủng hoảng tiền tệ của các nước trong khu vực đặt Việt Nam vào tình thế cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực để thu hút vốn đầu tư vì nước nào cũng đều cần vốn để phục hồi và phát triển kinh tế, nên nhiều nước như: Malaixia, Singapore, Trung Quốc..đều thực hiện nhiều biện pháp tích cực cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn và cạnh tranh với các nước khác trong thu hút nguồn vốn FDI. Mặt khác do vốn đầu tư nước ngoài chiếm một phần quan trọng trong khu vực doanh nghiệp và việc chuyển thu nhập và lợi nhuận ra nước ngoài ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài là nguyên nhân chính tạo nên mất cân đối nghiêm trọng thâm hụt tài khoản vãng lai, khi tư bản nước ngoài rút ra ồ ạt như vừa qua thì các đồng nội tệ buộc phải phá giá và các NHTM và các công ty ở các nước này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Đối với những nền kinh tế đang ở giai đoạn CNH-HĐH, thông thường, một hệ số ICOR ở mức cao nhưng thấp hơn 10 phản ánh thực tế đã có sự tùy tiện trong khâu lựa chọn dự án và quyết định đầu tư, thiếu những tính toán cụ thể về khả năng sinh lời hoặc khả năng hoàn vốn của dự án, vấp phải các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nguyên vật liệu đầu vào, giá cả, sức cạnh tranh..Khi phê duyệt còn nặng về quy mô hình thức, thiên về lợi ích trước mắt, chưa quan tâm thực sự đến hiệu quả và lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư. Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá đó Đảng và Nhà nước đã xác định phương án tăng trưởng cho nền kinh tế đến 2010 với giả thiết hết năm 2000 đất nước ta về cơ bản đã chặn được đà suy giảm tăng trưởng; trong giai đoạn đầu đến 2005 các yếu tố nội lực được phát huy tốt, các yếu tố ngoại lực ở mức trung bình (tương ứng với mức tăng trưởng vốn cố định khoảng 7% bình quân năm, thu hút lao động thêm vào các ngành kinh tế quốc dân khoảng 2,5% năm và đóng góp của khoa học công nghệ.