MỤC LỤC
Thị trường phi tập trung (Thị trường OTC): Tại hầu hết các nước, bên cạnh thị trường giao dịch tập trung, nơi diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán của những công ty lớn, còn có thị trường phi tập trung (OTC) chủ yếu dành cho việc giao dịch chứng khoán của những DNV&N chưa hội đủ các điều kiện niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung. Vì vậy, cần có sự phân biệt giữa TTCK giao dịch chứng khoán của những doanh nghiệp lớn và TTCK giao dịch chứng khoán của những doanh nghiệp nhỏ, điều này là rất cần thiết để có chiến lược phát triển cho từng loại thị trường một cách hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý của Nhà nước, nguyện vọng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng như các chủ thể khác tham gia TTCK.
Thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNV&N và Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật doanh nghiệp, khuyến khích phát triển DNV&N đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc đối với DNV&N về đổi mới cơ chế, khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân nói chung và DNV&N nói riêng tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các DNV&N với một số lượng doanh nghiệp lớn và đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế ở nước ta. Mặc dù vậy, khi doanh nghiệp cần vốn để phục vụ cho nhu cầu của mình, thì qua phân tích các nguồn mà doanh nghiệp có thể tiếp cận có thể nhận thấy rằng, trong khi nguồn tín dụng ngân hàng là không có tính khả thi cao, hoặc có tiếp cận được cũng chỉ là nguồn ngắn hạn, thì nguồn phát hành cổ phiếu ra thị trường có ưu việt hơn cả đối với đặc thù của các DNV&N hiện nay, tất nhiên không loại trừ những khó khăn mà DNV&N gặp phải, tuy vậy đây vẫn được coi là nguồn tiếp cận hiệu quả và phù hợp nhất.
Các cơ quan quản lý Nhà nước là những người bảo đảm cho thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra một cách công khai, công bằng, tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra, từ đó bảo vệ lợi ích cho người đầu tư, như vậy các cơ quan này đóng vai trò là người điều hoà thị trường. Một lượng hàng phong phú trên thị trường trước hết sẽ làm cho quy mô thị trường được mở rộng, đồng thời thông qua cơ chế cạnh tranh, cơ chế thâu tóm và sáp nhập sẽ tìm ra được những doanh nghiệp làm ăn thực sự hiệu quả, những doanh nghiệp này sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng đầu tư, sẽ dễ dàng huy động được vốn trên thị trường với chi phí hợp lý, và cổ phiếu của nó có tính thanh khoản cao.
Đứng trước thực tế nêu trên, việc khẩn trương đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động nhằm tạo ra một kênh huy động vốn mới, tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư và tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp và công chúng với thị trường chứng khoán trở thành nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Cho đến nay TTGDCK Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động được khoảng 1 năm, tuy nhiên quy mô của thị trường còn khá nhỏ bé, thị trường còn chưa được đông đảo các DNV&N tham gia, trong khi đó đang có rất nhiều chứng khoán của các doanh nghiệp, chủ yếu là DNV&N đang trôi nổi trên thị trường tự do, không có sự quản lý của Nhà nước đã gây không ít cản trở cho sự phát triển của thị trường.
• Mục đích đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội của doanh nghiệp Khi được hỏi mục đích đăng ký giao dịch chứng khoán trên TTGDCK Hà Nội, 66,8% doanh nghiệp trả lời để nâng cao uy tín và quảng bá thương hiệu của công ty; 60,2% doanh nghiệp nhằm huy động vốn mở rộng sản xuất và 49,4% để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty. Kết quả điều tra cho thấy, số doanh nghiệp e ngại tham gia đăng ký giao dịch chứng khoán vì các lý do sau: 66,2% doanh nghiệp e ngại vì các thành viên hội đồng quản trị chưa trang bị đủ kiến thức về TTCK; 48,3% doanh nghiệp ngại đáp ứng các thủ tục đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội; 38% doanh nghiệp e ngại không muốn công khai báo cáo tài chính.
Việc đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động đã mở ra một “sân chơi” mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết, đặc biệt là tiêu chuẩn về vốn, hoặc không muốn niêm yết trên TTGDCK.tp HCM, mà trong đó DNV&N chiếm một tỷ trọng khá lớn có thể huy động được vốn trên TTCK và tiến hành giao dịch tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp mình, đồng thời thông qua cơ chế xác lập giá, cơ chế thâu tóm sáp nhập, giá trị của doanh nghiệp được phản ánh chính xác hơn. Ngoại trừ cổ phiếu ILC là cổ phiếu mới chính thức đăng ký giao dịch từ phiên 70 đến nay, thì cổ phiếu của Công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở Hasinco (HSC) là cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất với 12.620 cổ phiếu được giao dịch, chiếm 0,05% so với khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Khái niệm “chất lượng” bao hàm các yếu tố như: doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, có uy tín, thành tích kinh doanh tốt, hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng phát triển lớn trong tương lai, trong đó bao gồm cả yếu tố quản lý và quản trị tiên tiến, tiềm năng cạnh tranh tốt, ngoài ra không thể thiếu được yếu tố công khai, minh bạch đảm bảo quyền lợi công bằng cho các cổ đông cũng như quyền lợi của các bên có liên quan tới doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài thì còn thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế trong cơ hội tham gia thị trường, mặc dù Nhà nước ta đã có chính sách nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49%, tuy nhiên vẫn còn bị hạn chế trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doan, đồng thời còn bị hạn chế trong việc sử dụng dịch vụ và ngoại tệ tham gia giao dịch.
Thị trường được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường; duy trì phạm vi, trật tự, an toàn và mở rộng phạm vi tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập với thị trường tài chính thế giới”. Căn cứ chương trình cải cách DNNN 2006-2010, xây dựng và thực hiện kế hoạch gắn kết CPH các DNNN với việc niêm yết trên TTCK; chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành ctyCP và niêm yết trên TTCK; bán bớt cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ tại các công ty niêm yết theo danh mục lĩnh vực, ngành nghề Chính phủ quy định.
Tuy nhiên nếu cứ theo những quy định như hiện nay thì mục tiêu đến cuối năm 2006 có 200 doanh nghiệp niêm yết như Chính phủ yêu cầu khó có thể thực hiện được cả về mặt thời gian và số lượng, bởi vì về mặt thời gian Bộ Tài chính đã mất thời gian cho việc chọn lựa danh sách, trình Chính phủ thẩm định, phê duyệt nhưng không đảm bảo 100% các công ty trong danh sách sẽ được niêm yết, còn về mặt số lượng thì danh sách 300 doanh nghiệp mà Bộ Tài chính chọn không tránh khỏi có thể còn sót một số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết nhưng chưa được đưa vào danh sách. Hiện nay, để hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam thì trước tiên phải tạo ra một hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ này hoạt động, đồng thời thành lập các công ty định mức tín nhiệm, đặc biệt khuyến khích thành lập các công ty liên doanh với các công ty định mức tín nhiệm nước ngoài có uy tín, xây dựng các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá xếp hạng để đảm bảo tính chính xác cho các đánh giá…nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK nói chung và TTCK cho các DNV&N nói riêng.
Bộ Thương mại cần phối hợp với Cục phát triển DNV&N đưa ra những chính sách định hướng ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế cho khối các DNV&N, bên cạnh đó giúp các doanh nghiệp này tìm được hướng xuất khẩu, tạo thị trường ra nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Tóm lại, để phát triển TTCK cho các DNV&N ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, để làm được điều này đòi hỏi một sự nỗ lực và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là của các chủ thể tham gia thị trường.
- Chậm nhất trước 20 ngày thực hiện đấu giá, TTGDCK thực hiện việc công bố thông tin về đợt đấu giá (theo Phụ lục số 09 Thông tư số 126/2004/TT-BTC) trên 3 số báo liên tiếp trong 1 tuần của 1 tờ báo phát hành trong toàn quốc và 1 tờ báo địa phương nơi doanh nghiệp cổ phần hoá có trụ sở chính và trên phương tiện thông tin của TTGDCK. + Chậm nhất 2 ngày làm việc sau khi nhận được danh sách người sở hữu cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá xác nhận với TTGDCK tổng số cổ phần phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ theo danh sách người sở hữu cổ phần, và chuẩn bị chứng chỉ/chứng nhận ghi sổ cổ phần giao cho TTGDCK để chuyển cho nhà đầu tư.