MỤC LỤC
Nếu RCA = 1 thì nước đó chỉ có xuất khẩu mà không nhập khẩu sản phẩm i: sản phẩm i của nước đó có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hệ số này chỉ hoàn toàn dựa vào kim ngạch xuất nhập khẩu mà không tính toán tới hàng loạt các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm như: các chính sách của Chính Phủ (thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp hỗ trợ xuất nhập khẩu…).
Đồng thời, như đã nói ở trên, dược phẩm là một mặt hàng quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người và Việt Nam là một thị trường rộng lớn nhiều tiềm năng. Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt nên đi kèm theo nó là rất nhiều các quy định của thế giới về tiêu chuẩn chất lượng mà trong điều kiện hiện nay thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm đáp ứng được không nhiều.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Ngành Y tế phải đối phó với những tác động của nền kinh tế thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn để thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng được mong muốn của người dân ngày càng nhiều và càng cao về chăm sóc sức khỏe đã bị giảm sút sau 30 năm chiến tranh. Do xác định được phương châm: đa dạng hoá các hoạt động của ngành, xã hội hoá công tác y tế, nên đến nay công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tiến được một bước dài, bao gồm một hệ thống các cơ sở y tế nhà nước, y tế tư nhân, hướng tới việc phục vụ nhân dân với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn và công bằng hơn.
Trong thời gian vừa qua, đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Hầu hết các tập đoàn dược chủ yếu đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện và ủy quyền cho các công ty dược trong nước để nhập khẩu hàng, sử dụng chủ yếu các nhà phân phối nước ngoài để phân phối đến các nhà thuốc bán lẻ. Nguồn: Tạp chí thương mại Các tập đoàn nước ngoài gia tăng thị phần tại Việt Nam nhờ vào lợi thế về tài chính và sản phẩm: Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở mức cao cho các bệnh viện và nhà phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các trường y – dược, các cuộc hội thảo khoa học; Các sản phẩm nước ngoài hầu hết có giá trị cao và đa dạng về chủng loại, hiện diện ở tất cả các phân khúc từ phổ thông đến đặc trị, trong khi thuốc nội chủ yếu chỉ bao gồm các loại thuốc thông thường.
Việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến các rủi ro gây ảnh hưởng đến giá thuốc trên thị trường như: rủi ro về tỷ giá, rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu… Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất luôn ở trong thế bị động; chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá nhập dược liệu sẽ làm biến động giá thuốc trên thị trường. Các phòng kiểm tra chất lượng của các nhà máy GMP được đầu tư trang thiết bị đạt GLP đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, đây là một yếu tố quan trọng để giúp quản lý và đảm bảo chất lượng thuốc. Qua sự phân tích các chỉ tiêu để đánh giá xem năng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam đang ở mức nào, có thể thấy thuốc là một loại hàng hóa vô cùng quan trọng mà bất kể cá nhân, tổ chức, quốc gia nào cũng cần phải dùng, trong khi đó năng lực dược nội địa còn rất thấp.
Với đặc điểm tự nhiên của nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và các bệnh nhiệt đới nên mô hình bệnh của nước ta chủ yếu là các bệnh cúm, các bệnh viêm cấp và mãn tính, nhiễm trùng… Từ đó tạo nên cơ cấu thuốc nội địa chủ yếu là kháng sinh, hạ nhiệt, giảm đau, thuốc bổ…Với hơn 86 triệu dân Việt Nam được coi là một thị trường đầy tiềm năng. Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá lớn, đặc biệt là đối với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các công ty dược trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn hạn chế như các loại kháng sinh liều cao, thuốc tiêu hóa, hạ nhiệt, giảm đau…Có thể nói, nhu cầu chữa bệnh của nhân dân là rất lớn trong khi các nhà sản xuất dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, và đó là một thị trường mở cho các sản phẩm dược nước ngoài. Một doanh nghiệp muốn ra nhập trong lĩnh vực dược phẩm thì ngoài việc phải có nguồn vốn lớn, khoa học kĩ thuật cao, và đặc biệt là rào cản về pháp luật khi phải chịu ràng buộc về giấy phép hành nghề dược, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng (GMP, GPP, GDP…) và chịu sự giám sát chặt chẽ của Bộ Y tê ( mà cụ thể là Cục quản lý dược Việt Nam ). Cạnh tranh trong nội bộ ngành dược Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc sự đe dọa cho doanh nghiệp. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thường chịu sự tác động lớn của số doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Các doanh nghiệp dược Việt Nam ngoài mối đe dọa từ bên ngoài thì còn phải đối mặt với các doanh nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược riêng đối với từng sản phẩm cụ thể. Bảng 12: Số liệu đăng ký thuốc trong nước phẩn loại theo tân dược và đông dược ).
Nguồn cung cấp dược liệu trong nhiều năm chủ yếu dựa vào thu hái tự nhiên, các địa phương khai thác dược liệu một cách ồ ạt, không có kế hoạch bảo vệ, nên các cây thuốc bị triệt phá, sản lượng giảm sút, nhiều loài ngày càng trở nên hiếm và có khả năng mất giống.Với tình hình rừng bị tàn phá nghiêm trọng như hiện nay và các nguyên nhân khác như đã nêu, nguồn dược liệu sẽ dần bị mất đi. Về tài chính, vốn và nguồn lực: đối với lĩnh vực sản xuất thuốc, các nhà máy phải đạt được các tiêu chuẩn để hội nhập: tiêu chuẩn cao đòi hỏi cơ cấu đầu tư cao làm cho giá cả bị đội lên dẫn đến năng lực cạnh tranh của dược nội địa giảm; phải cạnh tranh với thuốc ngoại về giá, chất lượng dịch vụ hậu mãi so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những gì chúng ta đã đạt được trong những năm qua thì dược Việt Nam vẫn mắc phải những hạn chế như việc đầu tư không hiệu quả, cơ cấu sản xuất sản phẩm chưa hợp lý, các mặt hàng hầu như là sản phẩm thông thường…Các sản phẩm dược nội địa đã chưa thực sự chuyển đổi để có thể đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Mặc dù Nhà nước đã đưa ra một số định hướng cho dược nội địa trong thời kỳ hội nhập nhưng vấn đề sống còn là dược phẩm trong nước có biết tận dụng cơ hội và khắc phục những thách thức đó như thế nào. Mặc dù, đơn thuốc do bác sĩ kê đơn tuy nhiên khi trình độ dân trí được nâng lên người tiêu dùng đã có thể nhận thức được đầy đủ về các loại dược phẩm. Với nhu cầu sử dụng dược phẩm như vậy trên quy mô dân số tương đối lớn dược nội địa sẽ phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng này.
* Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là những văn bản không phù hợp với thực tế và cam kết hội nhập quốc tế, theo hướng đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật chung, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. - Tại địa phương: Tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các Sở Y tế chủ động báo cáo UBND tỉnh/thành phố để kiện toàn tổ chức và cán bộ tại cơ quan quản lý dược; Tham mưu, đề xuất những chính sách thu hút cán bộ dược về công tác tại địa phương; có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại kiến thức chuyên môn về dược cho cán bộ y tế. * Khẩn trương kiện toàn hệ thống phân phối thuốc nhằm mục tiêu cung ứng thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả phục vụ công tác điều trị thông qua việc: Tiếp tục triển khai Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về lộ trình GP’s ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, đảm bảo chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường.