Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tín dụng ngân hàng

MỤC LỤC

Một số nội dung cơ bản của xếp hạng doanh nghiệp 1. Các phương pháp dùng trong xếp hạng doanh nghiệp

    Thông tin phi tài chính bao gồm: tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng; thông tin pháp lý (địa chỉ, số điện thoại, fax, email, web, số đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thông tin tranh chấp tại tòa án..); thông tin về trụ sở làm việc (đi thuê hay sở. hữu, diện tích, địa thế..), thông tin về ban lãnh đạo (họ tên, tuổi, năm kinh nghiệm, trình độ..), thông tin trình độ công nghệ; thông tin sản phẩm; thông tin chi nhánh và công ty con (nếu có); thông tin sở hữu doanh nghiệp; thông tin lao động (số lượng, trình độ..). Chỉ tiêu lĩnh vực hoạt động: doanh nghiệp hoạt động trong ngành gì, vị trí của ngành đó trong nền kinh tế như thế nào, sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành có đồng đều không, sự tăng trưởng của ngành đó ra sao, ngành đó đang trong thời kỳ đi lên, đi xuống hay đã phát triển đến đỉnh điểm, tiềm năng hoạt động của ngành này trong tương lai như thế nào, có nhiều dự án mới cạnh tranh không,.

    Sơ đồ 1.01- Các bước tiến hành xếp hạng doanh nghiệp
    Sơ đồ 1.01- Các bước tiến hành xếp hạng doanh nghiệp

    Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 1. Quan niệm về xếp hạng doanh nghiệp

    Quy trình xếp hạng

    Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động doanh nghiệp, thực chất ở bước này là nhà phân tích nghiên cứu nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng xấu đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đến từng khâu, từng giai đoạn của quá trình kinh doanh. Nếu như ở các bước trên đưa ra các đánh giá cục bộ từng hoạt động hoặc từng khía cạnh khác nhau của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tình hình doanh thu; tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình lợi nhuận; tình hình sử dụng vốn thì ở bước này, các nhà phân tích tổng hợp lại các kết quả phân tích để dưa ra nhận định chung tổng hợp đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm mặt mạnh, mặt còn tồn tại, nêu các tiềm năng trong hoạt động chưa được khai thác hết.

    Xác định ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp

    Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ, nên vị thế doanh nghiệp sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn.

    Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

    Cách xếp hạng của Moody's và Standar &Poor

    Tuy nhiên, lúc đầu mới chỉ tiến hành xếp hạng tín dụng cho các công cụ nợ dài hạn, ngày nay bảng xếp hạng tín dụng được mở rộng cho cả các công cụ nợ ngắn hạn (theo phụ lục 1.01 - Bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài dạn; phụ lục 1.02 - Ký hiệu xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn; phụ lục 1.03 - Tỷ lệ phá sản của các loại xếp hạng tín dụng theo cách xếp hạng của Moody’s). Sau khi được Hội đồng xếp hạng tín dụng thông qua, kết quả xếp hạng tín dụng được công bố công khai ra công chúng (trường hợp nhà phát hành còn kiến nghị thì phải cung cấp cung cấp thêm thông tin để công ty xếp hạng tín dụng phân tích, đánh giá và có thể đưa ra ý kiến xếp hạng tín dụng mới, khi xếp hạng tín dụng mới này được hai bên chấp nhận nó sẽ được công bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có xếp hạng tín dụng đó thì kết quả sẽ bị huỷ bỏ).

    Sơ đồ 1.02 - Sơ đồ quy trình xếp hạng tín dụng của Moody’s
    Sơ đồ 1.02 - Sơ đồ quy trình xếp hạng tín dụng của Moody’s

    Qui trình, nội dung, phương pháp xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM NN

    Từ đó góp phần hoàn thiện một bước khâu xử lý thông tin phát triển đa dạng hoá sản phảm thông tin đầu ra của Trung tâm thông tin tín dụng, đồng thời trên cơ sở chắt lọc kinh nghiệm đề xuất một giải pháp tương đối khả thi cho việc xếp hạng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với Trung tâm thông tin tín dụng. Đồng thời chương này cũng nghiên cứu cách xếp hạng doanh nghiệp đối với một số cơ quan xếp hạng khác để có thêm những bài học kinh nghiệm củng cố thêm về mặt lý luận và liên hệ với thực tiễn ở Trung tâm thông tin tín dụng sẽ được trình bày ở các chương sau.

    NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

    Khái quát về CIC (Profile) 1. Chức năng, nhiệm vụ của CIC

      * Xây dựng các yêu cầu về bảo mật hệ thống; quản lý vận hành mạng và hệ thống máy chủ của trung tâm đảm bảo hoạt động ổn định, không bị gián đoạn, phục vụ nhu cầu truy nhập khai thác thông tin của các Vụ, Cục NHTW, các chi nhánh NHNN, các TCTD và những người sử dụng đã được cấp quyền khai thác. * Tổng hợp và trả lời các câu hỏi liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Trung tâm đối với các đơn vị liên quan; Tổng hợp kết quả thực hiện và kế hoạch công tác của các phòng thuộc Trung tâm; xây dựng các báo cáo công tác tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất của Trung tâm.

      So sánh giữa CIC và các cơ quan xếp hạng doanh nghiệp khác 1. Đặc điểm chung

      CIC là một đơn vị thuộc NHNN, tuy hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu nhưng mục tiêu chính vẫn là quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro; CIC là đầu mối cho bộ phận thông tin tín dụng của các NHTM nên việc thu thập, lưu trữ, xử lý và mục tiêu đánh giá, xếp hạng về doanh nghiệp ở tầm khái quát, tổng hợp và bao trùm toàn bộ khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại các NHTM, CIC không đi sâu vào thu thập để phân tích tỷ mỷ và chi tiết về từng khách hàng doanh nghiệp. Mặt khác, CIC có ưu thế hơn hẳn các cơ quan khác ở chỗ là kết hợp được mọi nguồn thông tin từ các NHTM, các cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp, các cơ quan thông tin khác trong và ngoài nước, hơn thế nữa là do chuyên môn hoá cao, có khả năng chia sẻ thông tin trong toàn hệ thống nên có nhiều thông tin có tính tổng hợp, khái quát có độ tin cậy cao.

      Thực trạng về hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 1. Phương pháp áp dụng

        Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh một khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Dựa vào Thông tư số 03/BKH-QLKT ngày 27/02/1996 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn tiêu thức xác định doanh nghiệpNhà nước độc lập quy mô lớn có thành lập Hội đồng quản trị, Trung tâm thông tin tín dụng xây dựng thang điểm tính toán qui mô doanh nghiệp (theo phụ lục 2.04 – Thang điểm tính quy mô hoạt động doanh nghiệp tại CIC).

        Bảng 2.02 – Bảng ngành kinh tế của CIC
        Bảng 2.02 – Bảng ngành kinh tế của CIC

        Các chỉ tiêu thanh khoản

        Trên một khía cạnh khác, nếu tỷ lệ này cao thì cũng có thể xảy ra trường hợp hoặc là quỹ tiền mặt tồn đọng nhiều, hoặc mức độ hàng tồn kho đã trở nên quá tải so với nhu cầu và việc quản lý tín dụng kém dẫn tới các khoản phải thu lớn. Giá trị của tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro về thanh toán của doanh nghiệp càng thấp song nó cho thấy hiệu quả quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp cũng chưa tốt, những tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp đối với doanh nghiệp.

        Các tỷ số về cân nợ

        Nợ không đủ tiêu chuẩn (bao gồm: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng). Doanh nghiệp được xếp hạng tại CIC nếu có phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn theo số liệu được lưu trữ tại CIC sẽ bị trừ điểm trong tổng điểm chung, nếu không phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn sẽ được cộng điểm.

        Các chỉ số về lợi tức

          Kết quả xếp hạng doanh nghiệp của CIC giúp cho các NHTM với tư cách là các nhà đầu tư vốn có được những thông tin tham khảo hữu ích trong việc tìm kiếm và lựa chon khách hàng, phân loại khách hàng từ đó đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng; đề ra chính sách khách hàng phù hợp như: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay. Kết quả xếp hạng doanh nghiệp đã giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho việc nghiên cứu cảnh báo như xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp có dư nợ từ 100 tỷ VND báo cáo Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, xếp hạng tín dụng các tổng công ty 90-91 và các tập đoàn kinh tế lớn phục vụ cho Ban lãnh đạo NHNN, Ban kinh tế trung ương; xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp cần lưu ý theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ theo công văn số 668/VPCP-KTTH ngày 29/06/2004.

          TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG

          Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp

            Triển khai Dự án FS-MIS về hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý và Ngân hàng Trung ương (cấu phần của CIC), cung cấp thông tin tín dụng cho các cơ quan quản lý và tổ chức có liên quan để thực hiện mục tiêu chung ổn định tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng. a) Về cơ chế, chính sách và hoạt động nghiệp vụ: xây dựng khuôn khổ pháp lý, quy chế và quy trình nghiệp vụ cho việc tổ chức và vận hành hệ thống thông tin tín dụng tiên tiến và phù hợp với thông lệ quốc tế; quản lý, vận hành kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia tập trung; mở rộng phạm vi và nguồn thu nhập thông tin đầu vào; cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời thông tin cho công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước và cho hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng; đa dạng hóa các sản phẩm thông tin, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, có giá trị gia tăng, đáp ứng cho các đối tượng nhằm hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tính minh bạch của thông tin và quyền bình đẳng cho người vay. b) Về tổ chức bộ máy và nguồn lực: xây dựng Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước trở thành là một đơn vị tự chủ cao, tiến tới tự đảm bảo hoàn toàn chi phí hoạt động; là đầu mối tổ chức, thực hiện các hoạt động thông tin tín dụng trên lãnh thổ Việt Nam; hình thành bộ máy tổ chức chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; thực hiện hiệu quả chức năng thu thập và cung cấp thông tin tín dụng; tạo nền tảng để sau năm 2015 phát triển CIC trở thành tổ chức hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong số tổ chức thông tin tín dụng công trên thế giới. c) Về phát triển công nghệ và mở rộng hợp tác quốc tế: hệ thống thông tin tín dụng cần được đầu tư và trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất các thành tựu của công nghệ thông tin trong tất cả các quy trình nghiệp vụ từ: thu thập, xử lý, quản lý, truyền dẫn, lưu giữ thông tin, tạo lập và kết xuất sản phẩm thông tin. Mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động tham gia vào hệ thống thông tin. tín dụng khu vực và thế giới, tăng cường trao đổi với các Hãng thông tin tín dụng nước ngoài để cung cấp thông tin chuẩn xác, đa dạng, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ làm công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng. Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp. a) Góp phần thúc đẩy tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam. Hoạt động xếp hạng doanh nghiệp của CIC góp phần tích cực vào việc tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam, tăng độ tiếp cận tín dụng dễ dàng, thuận lợi, thực hiện tốt việc đăng ký tín dụng, chia sẻ thông tin tín dụng. Tăng mức độ bao phủ về đăng ký tín dụng của CIC gấp 3 lần so với hiện tại, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính, lợi ích trực tiếp cho người đi vay. b) Nâng cao năng lực xếp hạng doanh nghiệp. Từ định hướng trên để làm căn cứ cho việc lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào phân tích và làm căn cứ cho việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích để đảm bảo việc xếp hạng, một mặt vẫn đảm bảo khách quan chính xác, theo mục tiêu đã đề ra phù hợp với yêu cầu của ngành ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo tránh tốn kém, lãng phí và có tính khả thi cao.

            Giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 1. Giải pháp hỗ trợ hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC

              Đây là một nguồn thông tin rất quan trọng song trong cơ chế hiện nay rất khó cho CIC, vì vậy song song với việc đề xuất cần có Nghị định của Chính phủ về hoạt động thông tin trong ngành ngân hàng và mối quan hệ thông tin với các bộ, ngành hữu quan, thì CIC cần chủ động đề xuất Thống đốc NHNN liên hệ với các bộ, ngành để ban hành các công văn liên tịch về việc phối hợp trao đổi thông tin với NHNN. Doanh nghiệp vay vốn hoạt động trong ngành gì, vị trí của ngành đó trong nền kinh tế như thế nào, sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành có đồng đều không, sự tăng trưởng của ngành đó ra sao, ngành đang trong thời kỳ đi lên, đi xuống hay đã phát triển đến đỉnh điểm, tiềm năng hoạt động của ngành này trong tương lai như thế nào, có nhiều dự án mới cạnh tranh không,.

              Bảng 3.02-  Bảng tính điểm các chỉ số tài chính
              Bảng 3.02- Bảng tính điểm các chỉ số tài chính

              Một số đề xuất kiến nghị 1. Kiến nghị với CIC

                - Với quan điểm đầu tư cho công nghệ, thông tin là một nhu cầu bức bách trong bước chuẩn bị để hội nhập vào nền kinh tế tri thức, Ngân hàng Nhà nước nên mạnh dạn đầu tư hơn nữa cả về con người, máy móc, thiết bị, trang bị tri thức cho việc xếp hạng tín dụng nói riêng và nghiệp vụ thông tin tín dụng nói chung theo hướng hiện đại hoá để sớm đưa hoạt động xếp hạng tín dụng và hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ của các nước phát triển phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam. - Chính phủ cần tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin phát triển mạnh mẽ hơn để cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các NHTM, và cung cấp thông tin về ngành, đặc biệt là thông tin về các chỉ số trung bình ngành, đây là các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp mà hiện nay đang rất khan hiếm trên thị trường thông tin ở Việt Nam.