MỤC LỤC
Brasil,… các quốc gia bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ không chịu ngồi yên để chịu phần thiệt thòi về mình và chắc chắn họ sẽ có những biện pháp phản ứng lại là điều tất yếu, có thể họ phá giá đồng bản tệ nếu điều kiện vĩ mô cho phép hoặc sẽ xây dựng nên các bức tường phòng thủ như trừng phạt thương mại, rào cản thuế quan, chính sách hỗ trợ hàng xuất khẩu trong nước, hoặc tạo ra các áp lực về ngoại giao để bắt buộc các nước định giá thấp đồng bản tệ phải định giá lại. Các kết quả thực nghiệm đã nêu lên được rằng sự tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại là rất khác nhau cho mỗi quốc gia, thậm chí đối với một quốc gia nếu chọn khung thời gian kiểm chứng khác nhau cũng có những kết quả khác nhau vì tỷ giá và cán cân thương mại còn phải chịu sự chi phối của những nhân tố khác như: GDP, FDI, Thuế bảo hộ, cơ chế điều hành, chi phí thương mại, chi phí nhân công, tập quán thương mại quốc tế, độ co giãn của xuất khẩu nhập khẩu đối với tỷ giá của từng quốc gia, nợ quốc gia,….
Ngoài ra, tỷ giá ngoài việc chịu ảnh hưởng của lạm phát, nó còn phụ thuộc vào nhiều biến số vĩ mô khác của nền kinh tế như lãi suất, thu nhập, kỳ vọng, can thiệp của chính phủ, môi trường kinh tế toàn cầu… Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau vô cùng phức tạp góp phần tạo ra thêm sự mơ hồ của tỷ giá thựcDo đó, vấn đề tỷ giá cân bằng là khụng rừ ràng. Có một điều đáng chú ý là giữa tỷ giá thực và tỷ trọng thương mại xuất khẩu/nhập khẩu từ năm 2005 đang có sựđồng biến nhất định trong giai đoạn này, mặc dù tốc độ thay đổi hai nhân tố không đồng đều nhau, khoảng cách ngày càng được duy trì, qua đó ít nhiều ta thấy được nổ lực của Chính phủ trong điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại trong những năm gần đây.
Điều này cho thấy một mặt, NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các cam kết của mình về chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, mặt khác nó cũng phát đi tín hiệu là tiền đồng có thể sẽ còn tiếp tục bị để cho mất giá, NHNN với chính sách nới rộng biên độ linh hoạt này sẽ cải thiện được cán cân thương mại và những hạn chế của thị trường ngoại hối vào thời điểm này. Tuy nhiên chính sách linh hoạt nới rộng biên độ tỷ giá này đã bị lạm dụng quá mức, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do quá lớn, làm mất cân bằng cung – cầu ngoại tệ gây tâm lý găm giữ ngoại tệ làm khan hiếm ngoại tệ gây bất ổn cho nền kinh tế và biên độ đã được điều chỉnh biên độ từ 5% xuống 3% vào ngày 29 tháng 11 năm 2009, và đến tháng 02/2011 NHNN lại tiếp tục thu hẹp biên độ từ 3% xuống 1%, đồng thời NHNN cũng tăng tỷ giá liên ngân hàng nhằm kiểm soát lại tình hình bất ổn của thị trường. Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng thế giới liên tục xảy ra, sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác trên thế giới còn kém, việc lựa chọn chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát của chính phủ Việt Nam phải luôn hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững.
Với những điều kiện cụ thể của nền kinh tế như trên thì khả năng phá giá để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước trong thời điểm hiện tại thì thật sự chưa cần thiết vì diễn biến rất phức tạp của nền kinh tế, việc làm cho đồng nội tệ mất giá liên tục sẽ làm mất lòng tin vào giá trị của đồng nội tệ, tâm lý kỳ vọng, đầu cơ, găm giữ ngoại tệ,… sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Thêm vào đó, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện tại chưa đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi có biến cố liên quan đến đồng nội tệ mất giá, áp lực lạm phát gia tăng, nợ quốc gia đang tiến sát ngưỡng giới hạn cho phép, sự lệ thuộc vào các hàng hóa nhập khẩu tất yếu vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cán cân thương mại.
REER chỉ là một chỉ số tương đối hỗ trợ một phần cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra chính sách điều hành tỷ giá hợp lý với điều kiện vĩ mô của đất nước, REER chỉ giúp xác định được vùng lân cận của tỷ giá mục tiêu mà thôi, còn để xác định chính xác 100% thì cần phải có một nghiên cứu khoa học khác. Theo nhận định chủ quan của bản thân, giữ mức biên độ tỷ giá tại thời điểm hiện tại 3% và linh hoạt tỷ giá liên ngân hàng (nâng cao tính năng động của thị trường liên ngân hàng) là hợp lý, vì trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ lạm phát, sự méo mó thị trường từ việc găm. Nợ quốc gia tuy vẫn còn trong mức an toàn nhưng thực tế đang tăng rất nhanh và tiến sát giới hạn an toàn nên việc điều chỉnh tỷ giá phải được cân nhắc một cách tổng thể phù hợp hơn với nền kinh tế chứ không phải chỉ nhắm đến một chiều là làm gia tăng sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
Cơ chế tỷ giá cố định đòi hỏi NHTW phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi có sự biến động về tỷ giá, tỷ giá cố định không phản ảnh được thông tin thị trường, cơ chế này không khuyến khích các doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước những rủi ro có độ nhạy cảm với tỷ giá do không có bất ổn tỷ giá, từ đó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến động giá trị tiền tệ, với cơ chế này nguy cơ lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia này sang quốc gia khác là rất lớn. Cung cầu ngoại tệ luôn không gặp nhau, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và không chính thức luôn lệch pha, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, khả năng thích nghi của các doanh nghiệp trong nước trước biến động tỷ giá là rất kém, thị trường phái sinh còn quá thô sơ, những biến động thất thường về tỷ giá trong thời gian qua làm mất đi lòng tin của người nắm giữ tiền đồng và có xu hướng nắm giữ ngoại tệ là rất lớn dẫn đến tình trạng bong bóng tỷ giá, đầu cơ, tâm lý bầy đàn làm méo mó thị trường. Vì vậy, việc xây dựng một kênh thông tin chính thức về tỷ giá để tạo lòng tin là rất cần thiết; một mặt phản ỏnh được mức độ thụng tin rừ ràng, minh bạch trong dõn chúng tránh những nguy cơ đầu cơ làm lũng đoạn thị trường, một mặt thể hiện được lòng tin vào chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ, cũng là nơi cung cấp thông tin chính xác để các cá nhân, tổ chức căn cứ vào đó mà lập kế hoạch làm ăn, định hướng chính sách phát triển kinh doanh phù hợp với thực tế, ổn định và chắc chắn hơn.
Theo kết quả phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại cũng như vay trò của tỷ giá trong việc gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là có hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không thể trông chờ hoàn toàn vào chính sách tỷ giá của Chính phủ mà bản thân doanh nghiệp cũng phải biết tự tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân hàng hóa của mình. Mức độ đầu tư kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn yếu và chúng ta sẽ dễ dàng thấy một sản phẩm công nghệ giống nhau giữa Việt Nam và các nước cạnh tranh khác thường thì ta bị thu thiệt ở hai khoảng; chất lượng kém hơn đối thủ hoặc chi phí giá thành để một sản phẩm ra đời thường cao hơn đối thủ từ đó làm yếu đi tính cạnh tranh của hàng hóa, có thể nói xét về cạnh tranh thậm chí ta còn thua ngay trên sân nhà chứđừng nói đến trên sân khách. Tuy nhiên, thị trường các sản phẩm phái sinh là một loại thị trường cao cấp, rất phức tạp, dễ bị lợi dụng để đầu cơ lũng đoạn thị trường nên rất cần các nhà quản lý tài giỏi nhiều kinh nghiệm và phải được quản lý chặt chẽ, thường xuyên cập nhập số liệu để quản lý và phát hiện các biểu hiện không bình thường của thị trường để có chính sách can thiệp cần thiết, không để nó trở thành sòng bài lớn.