MỤC LỤC
Chính phủ nhất trí điều chỉnh mục tiêu chống lạm phát và mức tăng trưởng trong năm 2008 thích hợp trong tình hình mới và nêu 5 giải pháp cần tập trung chỉ đạo và điều hành nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặt khác, trong các tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát đã tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,38% trong tháng 1; đồng thời hậu quả của các đợt rét đậm ở miền Bắc và dịch cúm gia cầm bùng phát đang tạo áp lực tăng giá không nhỏ trong các tháng tiếp theo. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, cuộc đua này sẽ khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền đồng tăng cao trong khi thị trường chứng khoán đầu năm không có tín hiệu tốt còn thị trường bất động sản thì đang bị đỏnh giỏ là quỏ núng và bị cơ quan quản lý “theo dừi” quỏ kỹ. Trước tình hình như vậy, quyết định thắt chặt tiền tệ, như đã bàn ở trên, sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn để phát triển (hệ số ICOR của nền kinh tế còn quá cao nên để duy trì tăng trưởng thì phải đổ nhiều vốn vào), có thể là sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Một số nghiên cứu trong các năm 2000, 2001 ở các nước đang phát triển cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài là những người mua bán dựa trên kết quả tốt đẹp (positive feedback trader), nghĩa là tham gia vào một thị trường khi nó tạo ra tỷ suất sinh lợi hấp dẫn trong quá khứ, và thoát khỏi nó khi nó tạo ra tỷ suất sinh lợi không cao. Cho dù lãi suất USD trong nước hiện khá cao so với thế giới, nhưng tính ra vẫn thấp hơn lãi suất VND khá nhiều, và tốc độ tăng lãi suất VND trong thời gian sắp tới nhiều khả năng sẽ nhanh hơn nhiều do mức độ căng thẳng vốn tiền đồng đã đến mức báo động ở nhiều ngân hàng.
Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/3/2008 về việc phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững có nhắc tới một câu nói nổi tiếng của Milton Friedman - Nobel kinh tế năm 1976 - rằng mặc dù do nhiều nguyên nhân, nhưng “lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ”. Từ góc độ này nhìn lại nền kinh tế Việt Nam, mặc dù Luật Ngân sách 1993 không cho phép nhà nước in tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách, nhưng với lượng tiền đồng trong lưu thông lớn như hiện nay (khoảng 16% GDP) thì chỉ cần duy trì tốc độ in thêm tiền đúng bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế (giả sử là 8%) thì nhà nước cũng đã có thêm được 1,3% GDP để tài trợ cho thâm hụt ngân sách (chưa kể đến “thuế lạm phát” cao ở Việt Nam trong mấy năm qua). Vì vậy, nhóm giải pháp thứ hai của Thủ tướng yêu cầu “cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách” cần phải được thực hiện một cách triệt để và nhất quán.
Đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương (chiếm khoảng 2/3 tổng chi thường xuyên), sau đó phải trừ đi các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi chính sách chế độ, tiền đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc tế, các khoản chi thường xuyên đã được thực hiện v.v… Theo ước lượng của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì sẽ giảm được khoảng 3.000 tỉ đồng chi hội họp và mua sắm xe - tức là giảm được khoảng 0,8% tổng chi ngân sách. Chủ trương tăng trưởng nhờ vào số lượng thông qua đầu tư ồ ạt, dựa vào khu vực nhà nước vốn kém hiệu quả, đồng thời thiếu sự phối hợp đồng bộ trong điều hành vĩ mô đã đưa nền kinh tế Việt Nam từ bối cảnh sau khi gia nhập WTO vô cùng thuận lợi đến tình trạng lạm phát và bất ổn vĩ mô như hiện nay.
Tuy nhiên, theo tính toán, năm nay nhu cầu trong nước khoảng 1,3 triệu tấn, trong khi lượng muối thu hoạch được cộng với lượng muối trong kho chỉ đạt khoảng 1 triệu tấn. Liên quan đến kiểm soát giá cả, đại diện Bộ Tài chính thông báo, trong sáu tháng qua, các cơ quan thuế và hải quan khi kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại đã xử lý 6.012 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 221 tỷ đồng. Về tỉ giá hối đoái, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Nguyễn Đồng Tiến nhìn nhận, sau một tuần ngân hàng thực hiện điều chỉnh biên độ, tỉ giá hối tại thị trường tự do đã giảm dần.
Thị trường chứng khoán có những dấu hiệu tốt hơn, hệ thống ngân hàng ổn định hơn và không có khả năng đổ vỡ, chỉ số giá tiêu dùng khả quan (tháng 6 là 2,14%, thấp nhất trong 6 tháng) nhưng chưa vững chắc, tình hình còn diễn biến khó lường. Đặc biệt, các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của các tập đoàn, Tổng công ty thuộc bộ mình quản lí.
Còn than bán cho sản xuất xi măng, cho sản xuất phân bón, và ngành sản xuất giấy cũng đang được Bộ Tài chính tính toán xây dựng lộ trình, bước đi cho phù hợp với điều kiện hiện nay, trên cơ sở kiềm chế tăng giá tiêu dùng và chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu. Vụ trưởng Vụ quản lý vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Quang Cung, cho biết: để tăng cường nguồn cung cho thị trường, trong tháng 7 này, sẽ tiếp tục đưa các dự án xi măng xây dựng mới vào hoạt động, đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường. Còn với mặt hàng thép, trước đề nghị mới đây của Hiệp hội Thép Việt Nam về điều chỉnh tăng giá bán thép xây dựng trước việc giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng cao, quan điểm của Chính phủ là chưa ủng hộ việc tăng giá thép.
Trong bối cảnh giá cả tăng mạnh và Nhà nước chủ trương tiếp tục kiềm chế lạm phát thì các nhà sản xuất thép cần tính toán giảm chi phí giá thành như thế nào, cắt giảm chi phí sản xuất ra sao, mới có thể quyết định có cho phép tăng giá hay không. Về những biện pháp bình ổn giá năm nay của Đạm Phú Mỹ, theo ông Phan Đình Đức: “Chúng tôi xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp qua 4 công ty tại miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc.
Về lâu dài, chúng tôi đang tích cực tìm kiếm các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào như các mỏ khí ở nước ngoài để đầu tư ra nước ngoài, xây dựng nhà máy phân bón và hóa chất ở nước ngoài”. Cùng với các giải pháp từ Chính phủ, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong bình ổn giá, nhất là với các mặt hàng thiết yếu, sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, phát triển kinh tế bền vững. Cùng với các mặt hàng truyền thống, doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có tiềm năng như nông sản thực phẩm, khoáng sản; tập trung xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, có thể mang lại nguồn thu lớn như dệt may, giày da, đồ gỗ, điện-điện tử, nông-thủy sản, nhất là các sản phẩm công nghệ cao.
Bộ trưởng cho biết, đến khoảng năm 2015, với việc đưa vào các nhà máy lọc dầu; các nhà máy sản xuất phôi thép ở cả ba miền; nhà máy phân đạm ở Cà Mau, Ninh Bình và kế hoạch sản xuất 1 tỷ mét vải của ngành dệt may sẽ cải đáng kể việc phụ thuộc nhập khẩu các sản phẩm trên từ nước ngoài. Bộ trưởng thấy cần thiết phải sớm xây dựng các biện pháp, rào cản kỹ thuật áp dụng cho các ngành, các sản phẩm phù hợp với quy định của WTO, các hiệp định mà Việt Namđã ký kết để bảo vệ các sản phẩm trong nước.