Thực trạng và ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với dịch vụ giáo dục Việt Nam

MỤC LỤC

Tác động của toàn câu hóa tới dịch vụ giáo dục

Tác động của thương mại đến giáo dục

Ưng dụng của mô hình chỉ ra rằng thương mại đã làm gia tăng sự không công bằng trong giáo dục vì đối với các quốc gia phát triển thì đó là sự tăng lên của chất lượng giáo dục song song với lượng tiền họ đổ vào hệ thống giáo dục của họ, làm gia tăng chênh lệch kĩ năng so với lao động ở các quốc gia đang phát triển. Nâng cấp “chức năng của từng giai đoạn” thay đổi một loạt các hoạt động và những chức năng riêng biệt gắn với từng giai đoạn ( thường tương ứng với từng công ty) trong chuỗi( ví dụ, marketing và thiết kế, cải thiện khả năng giao dịch kinh doanh( khâu bán lẻ), hay sự phân phối tối ưu các hoạt động). Các quốc gia Đông Á nâng cấp qúa trình sản xuất và chức năng của họ trong chuỗi ( từ lắp ráp gia công đơn giản đến hoạt động Marketing và thiết kế), họ nhận đơn đặt hàng từ các quốc gia phát triển và sau đó chuyển khâu sản xuất sang cho các nước có lao động giá rẻ để gia công( Trung Quốc , Indonesian, và cả Viêtnam).

Tác động của FDI lên giáo dục

Nigeria thu hút rất nhiều dự án FDI vào ngành dầu mỏ nhưng sự “có mặt” của những dự án FDI này không đem lại sự khuyến khich trong việc xây dựng nguồn vốn con người, cụ thể quốc gia này là khuyến khích học sinh học hết bậc học phổ thông; Tác động gián tiếp lên hệ thống giáo dục thông qua thu ngân sách cũng không hiệu quả do chính sách và chi ngân sách không phù hợp. Hội đồng kinh doanh nhân dân(2004)( tác giả tạm dịch) cung cấp 3 ví dụ về sự tham gia “tự nguyện” của khu vực tư vào việc cung cấp giáo dục: Alcan tổ chức khoảng 180 trường học ở Canada, US, Brazil và Đông Nam Á, nơi mà khoảng 30000 sinh viên được dạy về bảo vệ môi trường và kĩ năng kinh doanh; Công ty thuốc lá Anh- Mỹ( BAT) cung cấp mỗi năm khoảng 10 suất học bổng học đại học cho sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn; Công ty Diageo Breweries( Đông Phi) ở Kenya cấp học bổng hàng năm khoảng cho 30 sinh viên đi học đại học. Nghiên cứu một lọat các công ty từ 500 lên đến 56000 ở Comlombia, Mexico, Indonesia, Malaysia và Đài Loan, Tan và Batra( 1995) đã chỉ ra rằng các công ty càng lớn thì càng cung cấp nhiều chương trình đào tạo cho lao động, càng tuyển nhiều lao động có trình độ chuyên môn( ngoại trừ Indonesia), đầu tư nhiều hơn vào khâu nghiên cứu và phát triển( ngoại trừ Indonesia), hoạt động hướng xuất khẩu (trừ Malaysia) dùng sự kiểm soát chất lượng.

Tác động của hoạt động di trú đến giáo dục

“Offshore” cung cấp dịch vụ giáo dục cho sinh viên ở các nước phát triển( sinh viên từ Mỹ học trong một năm hoặc hơn) và một phần rất nhỏ dành cho sinh viên địa phương. Do đó, các trường quốc tế không thể thay thế cho sự cung cấp giáo dục đại học của khu vực công hay khu vực tư nhân. Biểu đồ **: Tác động của di trú lên giáo dục. Grubel and Scott, 1966) đã nhấn mạnh đến tác động xấu của di cư tới các quốc gia này. Tài liệu đã chỉ ra rằng cần phải xem xét tác động của di trú đến năng suất lao động của bản thân quốc gia “sending” theo từng loại quốc gia: các quốc gia nhỏ sẽ gặp nhiều vấn đề về năng suất khi “giáo viên di trú” hơn các quốc gia lớn. Nhưng những nghiên cứu này chủ yếu vẫn là giả thiết vì đặt ra những giả thuyết như tiêu dùng không thực tế, hay là thị trường vốn hoàn hảo; Nhưng thực tế có xu hướng ngược lại bởi vì không phải ai cũng có thể đầu tư vào phát triển nguồn vốn con người bởi gặp giới hạn về vốn.

Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

Thực trạng tác động của FDI đến giáo dục ở Việt Nam

Với lực lượng lao động đông, rẻ như ở các quốc gia đang phát triển, vốn FDI thường vào các lĩnh vực công nghệ thấp, thậm chí là ô nhiễm, sản phẩm hàm lượng chất xám thấp và giá trị gia tăng thấp. Vì mục đích của FDI là tận dụng đủ các điều kiện để đạt được chi phí tối thiểu cho nên các doanh nghiêp FDI ở Việt Nam đang cố gắng tối đa sử dụng lao động ở địa phương, kể cả lao động được đào tạo hay lành nghề đều rẻ hơn so với mặt bằng chung của lương quốc tế. Với việc hầu hết các tập đoàn lớn đã có mặt tại Việt Nam và đang mở rộng dần qui mô hoạt động, việc họ ngày càng sử dụng nhiều công nghệ mới và hiện đại trong quá trình sản xuất vô hình chung sẽ tạo ra sức ép lên hệ thống giáo dục của Viêt Nam về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ kĩ sư và nhà quản lý.

Thực trạng tác động của hoạt động di trú đến giáo dục ở Việt Nam

Nhưng cũng phải nhìn vào điểm tích cực của vấn đề ở đây rằng, những cá nhân này thường có trình độ nên họ sẽ đủ khả năng tiếp thu được những tinh hoa của nền văn minh phương tây. Với kinh nghiệm có được từ khoảng thời gian làm việc và sinh sống tại nước ngoài, rất nhiều người đã về nước và cống hiến cho nước nhà, trong đó rất nhiều người về làm giáo sư, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học của Việt Nam. Điều quan trọng là chúng ta phải thực sự có chính sách hợp lý thu hút đội ngũ này về nước làm việc, đặc biệt là tham gia vào công cuộc đào tạo lớp trẻ, cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Thực trạng thay đổi của giáo dục Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

Trong khi các quốc gia tiên tiến(đặc biệt là khu vực Đông Á) đang có chính sách năng động để phát triển giáo dục cho xuất khẩu( Hàn Quốc là một ví dụ điển hình), các quốc gia nghèo hơn đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu để hội nhập vào nền thương mại toàn cầu, Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự do hệ thống giáo dục của Việt Nam thực sự là không linh hoạt. Với tình trạng như đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, đào tạo mang quá nhiều tính lý thuyết hay thậm chí lý thuyết là chưa đầy đủ và chậm đổi mới, tình trạng thừa thầy thiếu thợ..Tất cả những biểu hiện trên đều là do sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái cũ chưa mất đi, cái mới mới sinh ra còn yếu. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục ở Việt Nam phải đào tạo đủ nhân tài để làm việc trong khu công nghệ cao và từ đó, sẽ thu hút vốn FDI đầu tư vào Việt Nam không chỉ các ngành cần nhiều lao động giá rẻ như trước đây mà còn vào các ngành công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đem lại giá trị gia tăng cao.

Định hướng cho sự phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa

Khi đã hệ thống giáo dục đào tạo đã phát triển hoàn thiện hơn và Việt Nam đã có những trường học và đại học đạt đẳng cấp quốc tế, chúng ta có thể hướng thị trường ra xa hơn, thậm chí là thu hút du học sinh từ các nước phát triển bởi vì Việt Nam luôn có một lợi thế là nền chính trị và xã hội ổn định. Nếu các doanh nghiệp này “thẩm thấu” nhu câu của thị trường quần áo từ Trung Quốc hay ngay tại Việt Nam thôi thì đó là một đối trọng lợi thế lớn trong quá trình đàm phán với các nhãn hiệu thời trang lớn để đồng ý cho các doanh nghiệp này thiết kế quần áo thời trang cho cả khu vực Việt Nam và Trung Quốc!!!. Những chính sách cố gắng “dung hoà” giữa lượng cung và cầu cho giáo dục trong thời kỳ toàn cầu hoá, ví dụ như kết hợp những ý kiến của khu vực tư và khu vực công nhằm quyết định những yêu cầu của nguồn nhân lực..có rất nhiều cách để khuyến khích mối quan hệ của khu vực tư và công để thúc đẩy đào tạo trong các công ty, có thể dùng các khoản trợ cấp hoặc miễn thuế cho các chương trình đào tạo của các công ty đa quốc gia, thu thuế và đầu tư vào giáo dục đào tạo, chia sẻ chi phí với người làm nghề giáo,..Chính phủ cũng khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công với các công ty đa quốc gia.

Đây là một số chính sách của Malaysia vào những năm 90: khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển nguồn nhân lực thông qua hội đồng đào tạo nghề nghiệp quốc gia, khuyến khích khu vực tư nhân trong khâu cung ứng giáo dục bằng cách giảm thuế trên những chi phí dành cho đào tạo..Khu vực tư nhân ở Malaysia đang chứng tỏ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo lao động. Trung tâm phát triển kĩ năng Malaysia PSDC( Penang Skills Development Centre) là một sự kết hợp thành công giữa khu vực tư và công.PSDC thành lập năm 1989 nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động kĩ năng dung cho những hoạt động có kĩ năng chuyên sâu (điện hay IT) của các công ty đa quốc gia.