Phân tích sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty INTIMEX trên thị trường Mỹ và đề xuất giải pháp nâng cao

MỤC LỤC

Nhiệm vụ của công ty

Xây dựng và tổ chức thực hịên các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu , gia công – lắp ráp – kinh doanh thương mại , dịch vụ thương mại , kinh doanh khách sạn du lịch , liên doanh đầu tư trong nước và ngoài nước ,… Theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại. Quản lý toàn diện , đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật , chính sách của nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty chăm lo đời sống , tạo điều kiện cho người lao động , thực hiện phân phối công bằng và thực hiện vệ sinh môi trường.

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Intimex

Xí nghiệp may ( Thị trấn Văn Điển - Hà Nội ) 10.Chi nhánh công ty XNK INTIMEX TPHCM 11.Chi nhánh công ty XNK INTIMEX TP Hải Phòng 12.Chi nhánh công ty XNK INTIMEX TP Đà Nẵng 13.Chi nhánh công ty XNK INTIMEX Tỉnh Đồng Nai 14.Chi nhánh công ty XNK INTIMEX Tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua công ty đã liên tục tuyển chọn nhân viên vào làm việc độ trình độ đại học trở lên và thực hiện chế độ nghỉ hưu cho một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu , đồng thời giải quyết thôi việc cho những ngời không có năng lực.

Bảng 2 : trình độ lao động của nhân viên công ty Intimex
Bảng 2 : trình độ lao động của nhân viên công ty Intimex

Kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty

Các khoản nộp vào ngân sách nhà nước năm 2002 cho thấy sự ưu đãi của nhà nước đối với sự phát triển của công ty nói riêng và toàn ngành nông sản nói chung vì Nhà nước đã ban hành văn bản bỏ hạn ngạch xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn có các khoản nộp ngân sách như : thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế thu nhập doanh nghiệp , thu trên vốn ,…Tuy nhiên số tiền mà công ty nộp vào ngân sách các loại thuế này không nhiều.

Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản của công ty INTIMEX trên thị trường Mỹ

Một số đánh giá chung về sức cạnh tranh hàng nông sản của nước ta hiện nay trên thị trường quốc tế

  • Thực trạng các giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty Intimex

    Việt Nam chưa ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) , chưa là thành viên của tổ chức đa sợi (M.F.A) , mà tổ chức này dự kiến bỏ hạn ngạch hàng dệt may vào năm 2005 , cho nên xuất khẩu sang Mỹ ở ngành dệt may trong tương lai sẽ gặp khó khăn khi các thành viên tổ chức M.F.A thực hiên tự do hoá mậu dịch trong lĩnh vực này. Nước Mỹ lại nằm sát trung tâm cà phê hàng đầu của thế giới : Braxin , Colombia, Ecuador , Mexico , El.Sanvado,…Với chi phí vận tải thấp , sản phẩm cà phê lại là chủ yếu của họ là cà phê Arabica vốn được dân Mỹ ưa chuộng hơn là cà phê Robusta của Việt Nam , làm cho tính cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam bị hạn chế trên thị trường Mỹ.

    Bảng 4 : Tỉ lệ tiêu thụ NSHH  ở thị trường trong nước và xuất khẩu
    Bảng 4 : Tỉ lệ tiêu thụ NSHH ở thị trường trong nước và xuất khẩu

    Đánh giá chung thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản của công ty INTIMEX trên thị trường Mỹ

    Những đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty Intimex

    Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ và định hướng chiến lược của công ty – Các quy định của Mỹ về hàng nông sản xuất

    • Định hướng chiến lược của công ty

      Căn cứ vào thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua , căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 , đặc biệt , căn cứ vào chính sách , chế độ , qui chế điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước đã được thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ , tuy nhiên những chuyển biến về cục diện kinh tế Thế giới gần đây có thể có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhanh quan hệ trao đổi hàng hoá và thương mại giữa Việt Nam có thể dự đoán rằng , riêng đối với thị trường này , kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ tăng 15% hàng năm trong 3 năm đầu và 18% cho 3 năm tiếp theo và giữ ở vị trí tăng lên 15% cho hết năm 2010. (4) Tạo điều kiện cho nước ta tiếp nhận công nghệ và khả năng quản lý nền kinh tế. Định hướng chiến lược của công ty. Thời gian qua , một số hàng nông sản của Việt Nam như cà phê , hạt tiêu , chè , quế , hạt điều đã có mặt trên thị trường Mỹ và đứng thứ 3 đến thứ 9 trong các nước có hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tương lai trong vòng 5 năm đến 10 năm nữa kim ngạch các mặt hàng này còn tăng lên theo hướng :. 1) Hạt tiêu của Việt Nam sẽ tăng kim ngạch , vượt qua Trung Quốc , Tây Ban Nha để trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa kỳ. Công ty Intimex là một công ty có sản lượng xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 2 trong cả nước. 2) Chè đen của Việt Nam có khả năng tăng kim ngạch trung bình trên 20% /năm trên thị trường Hoa Kỳ. 3) Hạt điều của Việt Nam có sản lượng trên dưới 30.000 tấn hàng năm , có thị trường khá ổn định với 2 thị trường lớn hiện nay là Hoa Kỳ và Trung Quốc tiêu thụ hàng năm 70% lượng nhân điều xuất khẩu , còn lại Việt Nam bán cho Australia và các nước Châu âu. 4) Riêng các mặt hàng chưa chế biến như gạo , bắp , đậu nành , hoa quả ,…xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế do Mỹ cũng là nước sản xuất nông sản lớn của thế giới. 5) Cà phê Việt nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay đã đạt khoảng 40.000 tấn /năm , tương lai mức kim ngạch mặt hàng này sẽ không tăng mấy vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ cà phê thô có thuế suất 0% , Trong thời gian tới công ty Intimex đã chọn được chiến lược kinh doanh hợp lý là chọn hướng đầu tư với quy mô vừa sức và có định hướng : đầu tư xây dựng dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD , đầu tư cải tạo cơ sở vật chất , văn phòng tạo điều kiện trong giao tiếp kinh doanh , cải tổ bộ máy sản xuất kinh doanh.

      Bảng 10 : Chỉ tiêu diện tích và sản lượng nông sản năm 2000-2010
      Bảng 10 : Chỉ tiêu diện tích và sản lượng nông sản năm 2000-2010

      Đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản vào thị trường Mỹ

      • Đề xuất giải pháp Marketing nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty INTIMEX vào thị trường Mỹ

        Nghiên cứu mặt hàng thương mại bao gồm nghiên cứu những cách sử dụng , tập quán và sự ưa chuộng của khách hàng để giúp cho việc thiết kế mặt hàng; nghiên cứu hoàn thiện các thông số của sản phẩm hỗn hợp và sức cạnh tranh của mặt hàng cho phép nhà quản trị có những quyết định cụ thể về lựa chọn nhãn hiệu mặt hàng , dịch vụ sản phẩm , tính kịp thời , cách đóng gói và giá của mặt hàng ; nghiên cứu sự chấp nhận của người tiêu dùng và tiềm năng tiếp thị bán sản phẩm mới trên thị trường. Chính vì vậy , hàng nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể áp dụng chính sách giá phân biệt ( đưa ra các mức giá khác nhau cho các đoạn thị trường ) là hợp lý và hiệu quả , nhằm khai thác triệt để nhu cầu của thị trường này , đạt tới mục đích tối đa hoá lợi nhuận , gây ảnh hưởng đến người mua ở các mức độ khác nhau , có thể điều đình và thoả thuận kích cỡ các đơn hàng ( trường hợp qyu mô lô hàng xuất khẩu nhỏ ), điều kiện thanh toán sao cho có lợi nhất. Phát triển công nghệ chế biến để : sản phẩm tốt xuất khẩu dưới dạng tươi sống ; sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn mẫu mã thì chế biến , phế liệu công nghiệp chế biến thành thức ăn cho gia súc , làm phân bón , … Cách này góp phần giảm giá thành sản phẩm. Muốn có công nghệ tiên tiến đòi hỏi công ty phải có một số vốn để có thể đầu tư mở rộng cho việc kinh doanh của công ty. Có thể sử dụng biện pháp liên doanh với các công ty nước ngoài để có công nghệ sản xuất tiến tiến tạo ra được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Mỹ. Hiện nay do hầu hết sản phẩm của các công ty xuất khẩu Việt Nam còn là sản phẩm thô nên giá thành của sản phẩm cũng không cao. Các nước phát triển có thể nhập sản phẩm sau đó chế biến và đem bán sang thị trường nước khác. Tận dụng tối đa các nguyên liệu sản xuất nhằm hạn chế chi phí thấp nhất nếu có thể. 2.4.Đề xuất lựa chọn sản phẩm xuất khẩu và định vị sản phẩm xuất khẩu trên thị trường mục tiêu. Việc lựa chọn chiến lược sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng. Có 3 chiến lược là Tiêu chuẩn hoá , Thích nghi hoá và Phát triển sản phẩm xuất khẩu. Tiêu chuẩn hoá là phương thức giành được những ích lợi , lợi thế theo quy mô sản xuất , phân phối , marketing và quản trị. Vì vậy , lợi thế thông thường nhất của tiêu chuẩn hoá chính sách sản phẩm quốc tế là nó tạo ra thuận lợi để đạt được lợi thế sản xuất theo quy mô. “ Khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm tiêu chuẩn cho phép lợi thế theo quy mô được khai thác triệt để. Tình trạng xé lẻ tốn kém đối với lượng hàng hoá được sản xuất được tối thiểu hoá. Tiêu chuẩn hoá còn cho phép công ty dành được lợi thế theo quy mô từ thương mại hoá và marketing sản phẩm. Thông thường các công ty phải đầu tư nhiều vào R&D nên họ cần phải vươn ra thị trường ngoại quốc để có thể bù đắp được phần nào chi phí R&D quá tốn kém. Các công ty cần phải tối đa hoá quy mô truyền bá của sản phẩm hiện hữu và mới càng nhanh càng tốt để đối phó với quy mô lỗi thời của sản phẩm do ở thị trường nội địa các đối thủ cạnh tranh cũng tiến hành R&D. Thích nghi hoá : có những áp lực lớn đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu về việc đưa ra một sản phẩm được biến đổi phù hợp với các yêu cầu khác biệt của khách hàng. Do vậy nên điều cực kỳ quan trọng đối. với cỏc cụng ty là hiểu một cỏch rừ ràng cỏc yờu cầu của khỏch hàng ngoại quốc và đáp ứng trực tiếp với những yêu cầu này. Để trở nên nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh , các công ty thường phải theo đuổi các chiến lược thích nghi hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ở các phân đoạn nhu cầu quốc tế đã được phân định. Các công ty có thể theo đuổi mục tiêu này để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trước nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Việc phát triển sản phẩm là một yêu cầu không thể thiếu đối với những công ty tham gia kinh doanh tên thị trường quốc tế do muốn cạnh tranh tốt trên thị trường thì trước hết công ty phải có một sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường mà nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi , do vậy nếu sản phẩm của công ty luôn không ngừng cải tiến sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường quốc tế.Tung ra một sản phẩm cải tiến từ một sản phẩm nguyên mẫu sẽ giúp cho người tiêu dùng cảm nhận được sự cải tiến của sản phẩm và sẽ ưa dùng sản phẩm hơn so với những sản phẩm cùng loại. Muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thì sản phẩm của công ty phải không ngừng được đổi mới cho phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Việc thâm nhập vào thị trường quốc tế đã khó thì việc định vị sản phẩm của công ty trên thị trường đó còn khó hơn , do trên thị trường quốc ngoại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh , nếu sản phẩm xuất khẩu của công ty không phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường đó thì công ty sẽ bị loại bỏ ngay và sản phẩm của cụng ty sẽ khụng cũn chừ đứng trờn thị trường đó và sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh vì vậy phải không ngừng phát triển sản phẩm và định vị lại sản phẩm của công ty trên thị trường đó. Việc định vị lại sản phẩm trên thị trường không phải là việc đơn giản đặc biệt là đối với những sản phẩm xuất khẩu. thì việc này cong khó hơn , do công ty không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác cũng xuất khẩu cùng loại sản phẩm với công ty. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Trên thực tế , có ba khuynh hướng cơ bản về đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. - Mở rộng thị trường. Phương pháp dân tộc – trung tâm trong phát triển sản phẩm , nơi các sản phẩm nội địa được dự kiến tung ra thị trường quốc tế trở nên hấp dẫn hơn do nó hỗ trợ tối thiểu hoá các chi phí và tối đa tốc độ xâm nhập thị trường – quốc ngoại. Để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm địa phương công ty phải áp dụng phương pháp này , phải tiến hành những hoạt động biến đổi sản phẩm của mình. Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận là các nhu cầu người tiêu dùng và các điều kiện thị trường đang trở nên đồng hành hơn trên trường quốc tế. Người ta cho rằng các nhu cầu , hành vi người tiêu dùng ở các nước đã phát triển và các sản phẩm được tạo ra để đáp ứng những ước muốn đó là những mô hình phỏng trước của nhu cầu sẽ thể hiện ở các thị trường kém phát triển về kinh tế hơn. Quan điểm cho rằng các thị trường quốc ngoại khác biệt đáng kể với nhau trên phương diện mức phát triển , nhu cầu của người tiêu dùng , các điều kiện sử dụng sản phẩm , và các đặc điểm quan trọng khác là cơ sở đối với phương pháp đa – trung tâm trong phát triển sản phẩm quốc tế. trường hợp này , các chi nhánh nước ngoài có nhiệm vụ phát triển những sản phẩm mới cho thị trường riêng của họ , và kiểm soát , phối hợp từ văn phòng trung tâm được giảm tới mức tối thiểu. Phương pháp này dẫn tới sự phát triển gia tăng không thể tránh khỏi về chiều rộng , chiều dài và sâu của sản phẩm hỗn hợp quốc tế của công ty. Phương pháp địa lý – trung tâm trong phát triển sản phẩm quốc tế nghĩa là tiến hành hoạt động phát triển một cách tập trung hoá và phối hợp hoá cao. Các sản phẩm được phát triển nhằm lôi cuốn người tiêu dùng ở thị trường quốc ngoại. Hoạt động này cho phép sản phẩm đồng dạng khá cao trong các chương trình sản phẩm quốc tế tới mức các điều kiện sử dụng sản phẩm tương tự ở các thị trường quốc ngoại khác nhau. Nhiều hoạt động phát triển sản phẩm quốc tế bao hàm việc thay đổi một số khái niệm cơ bản về sản phẩm. Sản phẩm nguyên mẫu có thể được phát triển cho một thị trường nội địa , hoặc rút ra từ một mẫu mang tính địa lý – trung tâm hơn. - Phát triển sản phẩm quốc tế. Chuyển các ý tưởng sản phẩm thành các sản phẩm sống động và trẻ hoá các sản phẩm lão hoá bao hàm công việc phát triên bao quát. Ngoài giai đoạn tạo ra ý tưởng quá trình này còn có các giai đoạn khác gồm : sang lọc ý tưởng , phát triển và kiểm tra khái niệm phát triển một chiến lược Marketing, phân tích kinh doanh , phát triển sản phẩm , kiểm tra thị trường và thương mại hoá sản phẩm. Đề xuất phối hợp sản phẩm với các yếu tố giá , phân phối và xúc tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Muốn tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường thì ngoài sản phẩm tốt ra công ty cần phải phối hợp nó với các biến số giá , phân phối và xúc tiến. Sự kết hợp hài hoà giữa 4 biến số sản phẩm , giá , phân phối và xúc tiến sẽ giúp công ty có được một sản phẩm có sức cạnh tranh tốt trên thị trường. Muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường công ty có thể tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của một trong bốn biến số trên. Để có một hệ thống kênh phân phối tốt thì công ty cần phải có nhiều thông tin cần thiết về thị trường mà công ty tham gia. Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường để từ đó có các chương trình xúc tiến nhằm thu hút được người tiêu dùng trên thị trường. Công ty cần phải thu thập :. Thông tin về môi trường : quy định của chính phủ về giá cả , quảng cáo và mối quan hệ trong kênh phân phối , các chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ , …. Thông tin về bản thân công ty : Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của marketing , các chiến lược cạnh tranh , tốc độ phát triển và giới thiệu sản phẩm ,…. Các thông tin từ các nhà cung ứng. Các thông tin từ phía thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh. Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết công ty bắt đầu xây dựng kế hoạch marketing , đồng thời tính toán để phù hợp với ngân quỹ marketing. Tiếp đến công ty sẽ thực hiện chương trình marketing với các thông tin đã thu thập , thực hiện chương trình marketing với kế hoạch marketing đã xây dựng và thực hiện trong ngân quỹ marketing đã được dự toán trước. Đề xuất Bao gói và Thương hiệu sản phẩm xuất khẩu. Bao gói : bảo vệ và xúc tiến là những mối quan tâm then chốt trong bao gói. Các nhân tố bảo vệ sản phẩm , sự khác biệt về khí hậu , cơ sở hạ tầng. của vận chuyển và các kênh phân phối tất cả đều tác động đối với bao gói. Trong những vùng thị trường có khí hậu nóng ẩm , nhiều sản phẩm bị hư hỏng nhanh chóng trừ khi được bảo vệ tốt hơn so với hoạt động bảo vệ hàng hoá ở vùng khí hậu ôn đới. Phân phối xuất khẩu thường là một quá trình kéo dài khó điều khiển và hay mất mát Do vậy bao gói đặc biệt để vận chuyển ra nước ngoài có thể là cần thiết. Thường xuyên có những thay đổi có thể giới hạn ở bao gói vận chuyển nhằm ngăn ngừa bất cứ sự thiết kế lại nào bao gói nguyên gốc. Tuy nhiên , nếu như sản phẩm được bán ở thị trường ngoài trời cần được bảo vệ tốt hơn. Về xúc tiến thì công ty cần phải xem xét sở thích về màu sắc , kích cỡ và bề ngoài. Các đặc tính người tiêu dùng khác như khoản thu nhập dành cho chi tiêu và thói quên mua hàng cũng có thể quan trọng. Trong các thị trường có thu nhập trung bình thấp , bao gói rẻ hơn là cần thiết , và sản phẩm có thể đóng gói theo lượng kích cỡ nhỏ hơn so với nơi khác. Ngược lại thói quen tiêu dùng không thường xuyên của những người có thu nhập cao lại đẩy mạnh kích cỡ lớn và các giải pháp bao gói lâu bền và đắt tiền hơn. Đồng thời và chú ý hơn đến tác động xúc tiến của bao gói. Thương hiệu của sản phẩm : một nhãn hiệu có thể được định nghĩa là một “ tên , thuật ngữ dấu hiệu hoặc kiểu mẫu , hoặc sự kết hợp giữa chúng được sử dụng nhằm nhận biết hàng hoá và dịch vụ của một hay một nhóm người bán và khác biệt hoá với những nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh ”. Khi các công ty định nhãn hiệu cho sản phẩm của họ nhằm tung ra thị trường quốc tế , trước hết họ phải kiếm sự bảo vệ của luật pháp đối với nhãn hiệu này .Sự bảo vệ của pháp luật , một mặt là ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh hiện thực hay tiềm năng không sao chép được , đồng thời cho phép công ty khai thác những gì có thể là tài sản rất quý giá của công ty. Một vấn đề liên quan mà công ty cần quan tâm là làm thế nào để có được nhãn hiệu. thương mại ở thị trường nước ngoài. Việc đăng ký các nhãn hiệu loại trừ các việc các công ty khác đăng ký bản quyền địa phương với tên nhãn hiệu. Nếu không có sự bảo vệ như vậy thì công ty phải mua quyền sử dụng nhãn hiệu riêng của họ nếu họ muốn xâm nhập thị trường. Nhãn hiệu quốc tế : một vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị nhãn hiệu cần phải quyết định đó là triển khai hay không triển khai các nhãn hiệu quốc tế. Cac lợi ích của nhãn hiệu quốc tế trước tiên là xúc tiến , đặc biệt là quảng cáo có thể xuyên biên giới mà không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong thời đại giao thông quốc tế rộng khắp , giao tiếp xuyên biên giới và các phương tiện truyền thông quốc tế. Có rất nhiều vấn đề cần xem xét khi triển khai các nhãn hiệu quốc tế. Ngôn ngữ được sử dụng thực sự là một vấn đề nan giải. Tên nhãn hiệu được lựa chọn sao cho phát âm được theo tất cả các ngôn ngữ có liên quan. Ngoài ra , thái độ của các chính phủ ngoại quốc và nhận thức của người tiêu dùng địa phương cũng cần phải xem xét. Triển khai các nhãn hiệu quốc tế đồng dạng thường được ưu tiên cao nhất ở các công ty quốc tế phát triển các chương trình marketing toàn cầu. Đề xuất kiểm soát sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Trước hết sự kiểm soát này phải mang tính thường xuyên. Hoạt động kiểm soát phải diễn ra liên tục và thường xuyên. Công ty cần nắm bắt được tình hình sản phẩm của công ty trên thị trường để từ đó có những kế hoạch nhằm chuẩn bị trước nếu sản phẩm của công ty bị sản phẩm của công ty khác vượt qua. Công ty phải liên tục thu thập thông tin cũng như ý kiến về sản phẩm của công ty từ phía khách hàng để từ đó thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm trên thị trường. Chỉ có như vậy công ty. mới kiểm soát được sức cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thêm vào đó công ty phải thu thập thông tin về các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường từ đó so sánh với sản phẩm của công ty. Phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm thấy được ưu điểm của sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng từ đó cải tiến sản phẩm của công ty cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ vậy sẽ nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trên thị trường. Tăng khả năng hiểu biết về thị trường Mỹ. Công ty cần nắm vững về luật pháp của Mỹ có liên quan đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh trên thị trường Mỹ và luật pháp các bang mà công ty dự kiến triển khai sản phẩm vì ngoài luật liên bang thì hoạt động thương mại trên thị trường Mỹ còn bị chi phối bởi luật lệ của từng bang. Ví dụ như : Luật Hải quan Hoa kỳ quy định mọi hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi tại một chỗ dễ thấy , bằng cách không thể phai , mờ , và tuỳ theo bản chất hàng hoá cho phép , bằng tiếng anh tên của nước xuất xứ , để người mua cuối cùng của Hoa Kỳ biết được tên nước đã sản xuất ra hàng hoá đó , trừ một số mặt hàng theo danh sách miễn ghi tên nước xuất xứ. Nắm thông tin về thuế nhập khẩu của Mỹ , do thuế này thay đổi theo từng năm. Nắm thông tin về đối thủ cạnh tranh : công ty có thể nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh thông qua Ngân hàng dữ liệu quốc gia của Bộ thương mại Mỹ thông qua mạng internet. Nắm bắt thông tin cụ thể từng ngành hàng xuất khẩu thông qua một số cách sau :. a) Tổ chức tham quan , tham dự hội thảo , hội chợ có sự hỗ trợ của nhà nước. b) Nắm bắt thông tin qua các hiệp hội ngành hàng ; qua trung tâm phát triển ngoại thương của thành phố , qua phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. c) Ngoài ra nắm chắc thông tin về ngành hàng từ nước Mỹ thông qua mạng internet.

        Bảng 13 : Bảng xếp hạng 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu cà phê sang Mỹ
        Bảng 13 : Bảng xếp hạng 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu cà phê sang Mỹ