Xác định hàm lượng kẽm trong dược phẩm bằng phương pháp trắc quang dựa trên sự tạo phức với xilen da cam

MỤC LỤC

Tác dụng của H S

H2S tác dụng được với các dung dịch trung tính hoặc không axit quá của kẽm cho ta một kết tủa trắng vô định hình ZnS. Ion kẽm kết tủa được trong môI trường axit khi pH ≥ 1,5; khi pH < 1,5 thì kẽm chỉ kết tủa được một phần hoặc hoàn toàn không kết tủa được với H2S. Nếu độ axit của dung dịch không lớn quá 0,1 mol/l, bằng cách thêm hỗn hợp đệm axetat vào ta có thể duy trì được pH ở giới hạn 2,7 đến 4,7 và như vậy có thể làm kẽm sunfua kết tủa hoàn toàn.

Các phản ứng tạo phức của kẽm (II)

    Phản ứng có thể có giá trị trong việc tìm kẽm khi có lẫn nhôm.

    Một số phương pháp xác định kẽm

      Phức tạo thành Zn2+-(5-Br-PADAP) ở pH= 9,5 ( duy trì bởi đệm borax) được hòa tan trong rượu etylic rồi chiết bởi naphtalen. Có thể sử dụng thuốc thử N-hydroxy-N,N- điphentyl benzamidin (HDPBA) và điphenylcacbazon (DPCZO) để xác định Zn2+ trong không khí. Để xác định Zn(II) trong đồng thau, có thể hòa tan mẫu trong axit HNO3, sau đó oxihóa bởi KClO3, chuẩn độ bằng EDTA với chị thị XO và xanh cromcrezol ở pH = 5,5.

      Sử dụng KF, thioure, BaCl2 làm chất che, thứ tự cho các chất che: KF rồi sau đó là thioure và dung dịch oxi hóa được sôi ít nhất trong 2 phút để kết tủa hoàn toàn MnO2. Các ion kim loại này trước tiên tạo phức với 1-(2-thiazolylazo)-2-naphtol(TAN), sau đó được phân tích bằng phương pháp FAAS, sử dụng chất hoạt động bề mặt octylpheonoxylpolyetoxyletanol (Triton X-114) ở pH = 8,5. Phương pháp Von - ampe hòa tan là phương pháp có độ nhạy cao và có khả năng xác định đồng thời nhiều nguyên tố, có thể xác định đồng thời các nguyên tố Pb, Cu, Sb, Cd, Bi, Zn trong nước biển, trong sữa bằng phương pháp von - ampe hòa tan xung vi phân với điện cực giọt treo trong môi trường axit HCl và NaCl cho giới hạn phát hiện 0,05 ppm.

      Phương pháp thêm chuẩn bước sóng kép dựa trên việc định lượng trắc quan xác định bằng phương pháp thêm ở hai bước sóng để xác định vi lượng Zn2+. Ngoài các phương pháp trên, hiện nay người ta còn dùng các phương pháp: sắc ký trao đổi ion, cực phổ, phổ phát xạ Rơnghen.

      Tính chất của xylen da cam (XO) [15]

      Có thể áp dụng phương pháp này để xác định lượng Zn(II) trong đồ uống giải khát đóng chai. Có thể sử dụng phương pháp FAAS sau khi chiết để xác định Cu, Cd, Pb và Zn trong mẫu nước. Các giá trị pk khác nhau không nhiều lên các dạng tồn tại của nó phụ thuộc rất mạnh vào môi trường.

      Ở dạng muối natri (C31H28N2O13Na4S) là một chất bột kết tinh màu sẫm, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm, không tan trong rượu etylic. Màu của dung dịch xilen da cam phụ thuộc vào nồng độ và pH của dung dịch.

      KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM

        + Máy đo 744 pH Metter Metrohm với tín hiệu một số lẻ sau dấu phẩy được chuẩn hóa bằng các dung dịch chuẩn có pH = 5,2 hàng ngày trước khi đo. + Tính toán và xử lý số liệu bằng chương trình Ms-Excell, phần mềm đồ họa Matlab 5.3, phần mềm viết công thức toán học Mathtype 6.0 và chương trình MS-Excell trên máy tính. Tất cả các hóa chất sử dụng trong khóa luận đều thuộc loại tinh khiết hóa học (CP) hoặc tinh khiết phân tích (PA), nước cất một lần và hai lần.

        Cân chính xác một lượng Zn(NO3)2.6H2O theo tính toán ứng với nồng độ và thể tích cần pha trên cân phân tích rồi hòa tan trong HNO3 loãng, chuẩn độ dung dịch thu được, chuyển một thể tích chính xác vào bình định mức, tráng cốc, thêm nước cất hai lần lắc kĩ rồi định mức tới vạch, ta được dung dịch gốc Zn2+ 10-3M. Cân chính xác một lượng thuốc thử XO (C31H28N2O13Na4S) loại PA Trung Quốc trên cân phân tích theo tính toán ứng với nồng độ và thể tích cần pha, sau đó hòa tan bằng nước cất hai lần, chuyển vào bình định mức, tráng cốc, thêm nước cất hai lần lắc kĩ rồi định mức tới vạch, ta được dung dịch XO 10-3M. Được pha từ axit axetic và NaOH theo tài liệu tham khảo, sau đó điều chỉnh trên máy pH- metter đến pH = 5,9 bằng dung dịch NaOH và HNO3.

        - Dung dịch NaNO3 1M sử dụng để điều chỉnh lực ion à = 0,1 được pha chế bằng cách cân chính xác một lượng NaNO3(PA) theo tính toán ứng với nồng độ 1M, hòa tan và chuyển vào bình định mức, thêm nước hai lần lắc đều rồi định mức tới vạch. Các dung dịch nghiên cứu có nồng độ NaNO3 cao hơn, được cân chính xác các lượng nhỏ theo tính toán, rồi hòa tan bằng nước cất hai lần, đun nóng nhẹ cho tan hết sau đó pha thành dung dịch nghiên cứu. - Các dung dịch NaOH và HNO3 ở các nồng độ khác nhau được pha chế từ các loại hóa chất PA sử dụng để điều chỉnh pH.

        - Các dung dịch Ca(NO3)2, Mg(NO3)2 đều được pha chế từ các hóa chất PA với các nồng độ khác nhau theo mục đích thí nghiệm. Hút chính xác một thể tích dung dịch XO cho vào cốc, thêm một thể tích dung dịch NaNO3 để giữ lực ion cố định, sau đó thêm nước cất hai lần. Dùng máy đo pH và dung dịch NaOH hoặc HNO3 thích hợp để điều chỉnh pH cần thiết (hoặc duy trì pH bằng dung dịch đệm axetat), chuyển vào bình định mức, rửa điện cực, tráng cốc và thêm nước cất hai lần đến vạch.

        Hút chính xác một thể tích dung dịch Zn2+, thêm một thể tích xác định dung dịch XO và một thể tích xác định dung dịch NaNO3 để giữ lực ion cố định, thêm nước cất hai lần, dùng máy đo pH và dung dịch NaOH hoặc HNO3. Các điều kiện tối ưu cho sự tạo phức được xác định như bước sóng tối ưu, khoảng pH tối ưu, thời gian tối ưu… Các nghiên cứu về sau được tiến hành ở các điều kiện tối ưu. - Phương trình đường chuẩn của phức được xử lý trên máy tính bằng chương trình Descriptive statistic, Regression trong phần mềm MS- Excell.

        KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

        Phổ hấp thụ của XO

        Khi pH tăng xuất hiện peak hai và mật độ quang ở 434nm giảm và mật độ quang tại peak hai tăng.

        Hiệu ứng tạo phức giữa Zn(II) với XO

        Điều này cho thấy thuốc thử XO có thể sử dụng để nghiên cứu sự tạo phức của Zn2+. Các phép đo mật độ quang của phức màu Zn(II) - XO về sau đều được thực hiện ở bước sóng 578nm.

        Hình 3.2. Phổ hấp thụ của XO(1) và phức Zn(II) - XO(2) ở pH = 5,9.
        Hình 3.2. Phổ hấp thụ của XO(1) và phức Zn(II) - XO(2) ở pH = 5,9.

        Sự phụ thuộc mật độ quang của phức vào thời gian

        Kết quả cho thấy sau khi thiết lập 30 phút, phức Zn(II) - XO có mật độ quang ổn định trong thời gian dài. Vì vậy trong các phép đo về sau của phức Zn(II)- XO được đo sau khi thiết lập pH 30 phút.

        Ảnh hưởng của lượng dư thuốc thử XO trong dung dịch so sánh

        Sự phụ thuộc mật độ quang của dung dịch phức Zn(II)- XO vào lượng dư XO với các dung dịch so sánh khác nhau. Kết luận: Với lượng dư thuốc thử, mật độ quang vẫn phụ thuộc tuyến tính với nồng độ Zn2+, song với dung dịch so sánh là nước cất hai lần thì giá trị A có lớn hơn.

        Phương pháp hệ đồng phân tử mol

        XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG CHUẨN PHỤ THUỘC MẬT ĐỘ QUANG VÀO NỒNG ĐỘ CỦA PHỨC VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KẼM TRONG MẪU NHÂN TẠO.

        Bảng 3.8:   Sự phụ thuộc mật độ quang của phức Zn(II) - XO vào
        Bảng 3.8: Sự phụ thuộc mật độ quang của phức Zn(II) - XO vào

        Xây dựng phương trình đường chuẩn phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ của phức

        Khi nồng độ cuả phức lớn hơn thì xảy ra hiện tượng lệch âm khỏi định luật Beer.

        Bảng   3.9:   Sự   phụ   thuộc   mật   độ   quang   vào   nồng   độ   của   phức (λ max  = 578nm; l = 1,001cm; à  = 0,1;  pH = 5,9)
        Bảng 3.9: Sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ của phức (λ max = 578nm; l = 1,001cm; à = 0,1; pH = 5,9)