Vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học trong vận dụng cải cách hành chính nhà nước để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý giáo dục tiểu học ở huyện Nho Quan - Ninh Bình hiện nay

MỤC LỤC

Cơ sở lý luận của hoạt động quản lí GD tiểu học Vị trí của trường tiểu học

Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp 1, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xoá mù chữ trong phạm vi cộng đồng. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà GD được đặt lên vị trí là “Quốc sách hàng đầu”, giáo dục tiểu học là “ nền tảng” của hệ thống GD quốc dân thì đội ngũ CBQL có vai trò vô cùng to lớn, họ chính là những người đứng đầu nhà trường được tập hợp lại thành một lực lượng, có chung mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn, “chịu trách nhiệm QL các hoạt động của nhà trường” (Điều 18 - ĐLTTH - 2000) trước Đảng, Nhà nước và toàn dân. Tổ chức bộ máy nhà trường, thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chính – quản trị, thành lập và cử Chủ tịch các hội đồng trong nhà trường.

Phân công quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên, đề nghị với Trưởng phòng GD&ĐT về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt giáo viên, nhân viên của trường; khen thưởng thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường, quyết định khen thưởng kỷ luật học sinh, xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp, danh sách học sinh dự thi tốt nghiệp tiểu học. Hiệu trưởng phải là giáo viên đã dạy học ít nhất 3 năm (không kể thời gian tập sự ) ở tiểu học hoặc bậc học cao hơn và được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, chuyên môn , có năng lực quản lý nhà trường, có sức khoẻ.

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục tiểu học là “ nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam”, việc đi học của học sinh tiểu học không chỉ còn là ý tưởng chủ quan của các gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học Tiểu học, mà nó đã được qui định trong các luật: Luật giáo dục, Luật PCGDTH và các văn bản dưới luật.

THỰC TRẠNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BẬC TIỂU HỌC NHO QUAN ,

Số lượng và chất lượng học sinh tiểu học

  • Thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường Tiểu học 1. Về mặt thể chế

    Nhìn vào bảng khảo sát, có thể thấy rằng : Trường tiểu học Thị trấn là trường thực hiện theo các văn bản pháp quy của Đảng và nhà nước, nghiêm chỉnh và đầy đủ nhất. Còn trường Tiểu học Cúc Phương và Trường Tiểu học Thượng Hoà vì ở xa trung tâm, đường xá đi lại khó khăn nên các văn bản pháp quy, các quyết định, các thông tư của cấp trên đưa xuống thường chậm và thực hiện không triệt để. Chẳng hạn rất nhiều giáo viên trong 2 trường này chưa hề thấy hoặc nghe đến pháp lệnh cán bộ - công chức, quy chế dân chủ trong nhà trường.

    Rừ ràng qua khảo sỏt thực tế rỳt ra nhận xột là : việc thực hiện cỏc văn bản pháp quy trong nhà trường Tiểu học ở địa bàn Huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình còn nhiều vấn đề nổi cộm đòi hỏi phải có sự chấn chỉnh kịp thời. Đây là trách nhiệm nặng nề mà Bộ giáo dục - đào tạo, Sở giáo dục - đào tạo, Phòng giáo dục - đào tạo đặc biệt là các hiệu trưởng trường Tiểu học cần xem xét và thực hiện nay. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, hoàn cảnh riêng biệt của mỗi trường mà ban giám hiệu đề ra các nội quy, quy định riêng cho trường mình như : nội quy thư viện, quy định tiếp cha mẹ học sinh.

    Qua tìm hiểu nghiên cứu bộ máy trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn Huyện Nho Quan có thể thấy : cấu trúc bộ máy trong các nhà trường tương đối phự hợp.

    Bảng 3 : sơ đồ các tổ chức trong các nhà trường Tiểu học
    Bảng 3 : sơ đồ các tổ chức trong các nhà trường Tiểu học

    Tình hình đội ngũ CB tiểu học

      Văn phòng nhà trường có nhiệm vụ trực tiếp giúp hiệu trưởng trong công tác văn thư, lưu trữ, quản lý tài sản. Chủ yếu được đào tạo bồi dưỡng ở tỉnh, có 1 đồng chí học ở Học viện quản lý giáo dục. * Trình độ về lý luân chính trị: chủ yếu số CB tiểu học mới được đào tạo ở hệ sơ cấp hoặc tương đương trong trường sư phạm.

      Tình hình giáo viên Tiểu học

      • THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC

        + Hiệu trưởng thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn như: Tổ chức bộ máy nhà trường; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Quản lý cán bộ, nhân viên, giáo viên; quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên, giáo viên; Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, nhân viên, giáo viên; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. + Chi bộ Đảng phải quan tâm lãnh đạo công tác quản lí giáo dục để nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho quần chúng; phải bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhận thức được quyền và nhiệm vụ của mình (đã được quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Tiểu học), các quy định của nhà trường trong các văn bản nội bộ (nội quy, quy định..) về sinh hoạt, học tập, các công tác khác. Hiệu trưởng thực hiện quản lý tập trung theo chế độ thủ trưởng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Hiệu trưởng, nhưng phải trên cơ sở phát huy dân chủ, mặt khác dân chủ phải gắn liền với tập trung nghĩa là phải kết hợp giữa quyền quản lý tập trung của Hiệu trưởng với phát huy dân chủ, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên tham gia quản lý nhà trường; Có làm được như vậy mới tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng công tác quản lí giáo dục, nâng cao hiệu lực thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo của nhà trường.

        Muốn thực hiện tốt chức năng quản lý nhà trường và thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hiệu trưởng trường Tiểu học cần phải làm tốt các hoạt động sau: tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tổ chức tốt việc thực hiện các chủ trương chính sách giáo dục, mà cụ thể là thực hiện các mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và các quy. Trong đó có quyền quyết định trong quản lý, điều hành các hoạt động của trường Tiểu học, hoạt động đó đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ của tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh để khai thác mọi tiềm năng, sự hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất, sự động viên tinh thần của địa phương cho hoạt động giáo dục của nhà trường, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ; muốn vậy, Hiệu trưởng phải tạo ra được động lực để phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên thông qua hoạt động cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ, nhân viên; việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, đảm bảo các quyền lợi chính đáng của đội ngũ cán bộ, giáo viên.

        Mặt khác, phải thực hiện chế độ công khai các nguồn thu chi tài chính (Theo Quy chế công khai tài chính, ban hành kèm theo Quyết định số: 225/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); sử dụng hợp lý các nguồn tài chính phục vụ hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường, trong đó có dành một phần để xây dựng quỹ trường nhằm khuyến khích vật chất đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nhà trường cần tạo điều kiện để nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tổ chức học tập, giải trí, hoạt động xã hội; nhà trường cần có biện pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của Đoàn thanh niên, xây dựng các phong trào tự quản của Đoàn trong giáo viên và học sinh, thực hiện tốt các quy định về nhiệm vụ và quyền của giáo viên, học sinh, những điều cấm đối với giáo viên, học sinh. Nếu Hiệu trưởng phối hợp tốt các hoạt động của các hội đồng nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội trong trường thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch năm học, nâng cao chất lượng công tác quản lí giáo dục, nâng cao hiệu lực thực hiện các quy định pháp luật đối với nhà trường, thông qua đó sẽ duy trì được trật tự, kỉ cương trong hoạt động của nhà trường.