Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tạo việc làm cho lao động nông thôn

MỤC LỤC

Các khái niệm công cụ

    Staroverov – nhà xã hội học người Nga đã đưa ra một định nghĩa khá khái quát về nông thôn, khi ông cho rằng: “Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu của xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã hình thành từ lâu trong lịch sử. Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý ưu trội, kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian” nông thôn phân biệt với đô thi hóa bởi trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp kém hơn về mức độ phỳc lợi xó hội, sinh hoạt. Hiện nay, kinh tế nông thôn nước ta đang phát triển với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa thu nhập, chuyển đổi dần sang hướng sản xuất hàng hóa, các tổ hợp công nghiệp nhỏ xuất hiện, giới tiểu chủ, tiểu thương đã hình thành.

    Cơ cấu nghề nghiệp luôn gắn với sự phân công lao động xã hội, là sự chuyên môn hóa theo ngành của các tập đoàn xã hội, thực hiện các chức năng của mình trong khuôn khổ của tổ chức sản xuất xã hội chung của tổ chức sản xuất của một ngành nghề nào đó trong nền kinh tế xã hội.

    Thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của Huyện Nam Sách - Hải Dương

    Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 1. Tỉnh Hải Dương

      Đến nay, đã có 6 khu công nghiệp cơ bản đầu tư xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật vả cơ bản lấp đầy điện tích đất cho thuê, như: KCN Nam Sách, KCN Đại An (giai đoạn 1), KCN Phúc Điền, KCN Việt Hoà - Kenmark, KCN Tàu thuỷ - Lai vu, KCN Tân Trường (giai đoạn 1). Các khu công nghiệp còn lại đang giải phòng mặt bằng và xây dựng hạ tầng là KCN Cộng Hoà, KCN Phú Thái, KCN Lai Cách, KCN Cẩm Điền – Lương Điền và tiếp tục thực hiện xây dựng hạ tầng phần mở rộng của các khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt. Với vị trí địa lý của tỉnh là có các đường quốc lộ 5, quốc lộ 191, quốc lộ 183, quốc lộ 17 tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu buông bán với các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Ninh…và tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước đến đây.

      Huyện Nam Sách có một vị trí địa lý rất quan trọng nằm ở trung tâm của tâm giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh với hệ thống giao thông thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề rất đa dạng đặc biệt là việc xây dựng các khu công nghiệp, các trang trại. Chủ yếu là phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây nông nghiệp của huyện Nam Sách đã đưa khoa học công nghệ, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất làm cho nông nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng 7,6- 7,8%/ năm(2010). Để nhanh chóng thoát khởi tình trạng nghèo đói và giảm dần khoảng cách kinh tế so với tỉnh, nhiện vụ đặt ra cho huyện là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi kinh tế nông thôn cùng với nó là điều chỉnh lại cơ cấu nghề nghiệp theo hướng giảm dần lao động trong các nghề nông nghiệp tăng tỷ trọng của lao động trong các nghề công nghiệp, dịch vụ.

      Hàng năm ở Nam Sách vẫn còn tới 1/4 lao động thiếu và không có việc làm mặc dù huyện có nhiều chính sách như đào tạo dạy nghề để đưa vào làm việc trong các khu công nghiệp, khôi phục phát triển làng nghề hay cho vay vốn để phát triển kinh tế gia đình giải quyết cho lao động tại chỗ. Theo đó, hàng chục ha đất nông nghiệp của huyện đã chuyển sang làm đất để xây dựng cho các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư thực hiện quá trình đô thị hóa (chiếm tới 35% đất nông nghiệp của huyện). Trong giai đoạn hiện nay cả nước đã và đang từng bước chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

      Chính vì vậy mà trong năm 2009, huyện Nam Sách đã đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu lao động, nghề nghiệp theo hướng tăng lao động trong công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động trong nông nghiệp. Để thực hiện tốt mục tiêu trên trong thời gian qua chính quyền địa phương xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể phát huy tích cực, khắc phục những khó khăn từng bước chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp một cách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

      Quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của huyện Nam Sách

      • Cơ cấu nghề nghiệp ở huyện Nam Sách
        • Các nhân tố tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn
          • Những ảnh hưởng của việc chuyển đổi nghề nghiệp đến đời sống của người lao động
            • Xu hướng vận động của chuyển đổi nghề nghiệp

              Qua số liệu thống kê của huyện Nam Sách và kết quả khảo sát xã hội học tại các xã ở huyện Nam Sách cho thấy một bức tranh chung, khái quát về cơ cấu nghề nghiệp của người dân huyện Nam Sách dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Khi mà xã hội có những biến đổi trên nhiều bình diện như trong các ngành kinh tế thì công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng lên, chính sách nhà nước cũng khuyến khích các ngành phát triển vì vậy mà cơ cấu nghề nghiệp phải có sụ thay đổi sao cho phù hợp. Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và phân loại xã theo nghề nghiệp thì cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình cũng có sự thay đổi nhất định để phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển kinh tế xã hội càng đáp ứng được sự phân công lao động trong xã hội.

              Những năm gần đây do quá trình quy hoạch phát triển và xây dụng mới nhiều công trình phục vụ cho người dân xã trong quá trình đô thị hóa trên diện tích đất nông nghiệp vì vậy mà các hộ thuần nông đang giảnm mạnh và thay vào đó là những hộ hỗn hợp và phi nông nghiệp. Các chính sách như: thu hồi đất nông nghiệp, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong những ngành nghề, lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn… Đây là những chính sách quan trọng đã tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân huyện Nam Sách như giảm nhanh lao động trong ngành nông nghiệp tăng nhanh lao động công nghiệp dịch vụ. Ngoài ra còn nhiều chính sách khác như khuyến khích nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề đề người lao động có thể tự tạo được việc làm hoặc có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra.

              Như vậy, nhân tố về trình độ học vấn của người lao động không chỉ có tác động là sự chuyển đổi nhanh hay chậm của cơ cấu lao động trên địa bàn mà còn là nhân tố quan trọng đánh giá về thu nhập của người lao động. Đó là một tiềm lực to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hóa song nó cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đó là dân đông thì nhu cầu đất ở cũng tăng lên mà đất ở hiện nay thì đều được chuyển sang từ đất sản xuất; tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng nhiều. Hơn nữa, lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường lao động.

              Nói tóm lại, đời sống tinh thần là lĩnh vực rất được quan tâm của người dân huyện Nam Sách chính những bước phát triển mạnh mẽ của cơ cấu nghề nghiệp là cơ hội thuận lợi để người dân quan tâm nhiều hơn tới các loại hình giải trí và vận dụng các tiến bộ của nền kinh tế phục vụ cho đời sống của mình. Hướng tới một nền kinh tế tri thức là một xu thế của tất cả các khu vực đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ để phản ứng trước những biến đổi của tình hình trong nước và thế giới đặc biệt là nước ta đang trong quá trình đô thị hóa. Phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa là chủ trương lớn của nhà nước Việt Nam, nhằm nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

              Hiện nay không gì huyện Nam Sách mà nó trở thành phổ biến trong cả nước đó là các trung tâm đào tạo dạy nghề tuyển sinh, đào tạo một cách “ồ ạt”, “tràn lan” một số ngành chứ không chuyên vào ngành mà nhu cầu thị trường dẫn đến dư thừa lao động, lãng phí xã hội mà trong đó lại thiếu lao động một cách nghiêm trọng.

              Bảng 1: Cơ cấu nghề nghiệp theo lao động qua các năm (2006- 2009)
              Bảng 1: Cơ cấu nghề nghiệp theo lao động qua các năm (2006- 2009)