MỤC LỤC
Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty. Từ nền tảng đó, các chuyên viên kỹ thuật của Công ty Cồn Rượu Hà Nội không ngừng tìm tòi, thử nghiệm và cải tiến các phương pháp công nghệ theo hướng ngày càng tiến bộ, năng suất và thích hợp hơn, tạo ra các chủng nấm thích hợp với điều kiện môi trường Việt Nam để sản xuất ra các loại rượu chất lượng cao.
Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán để thực hiện việc kiểm tra tính cân đối, chính xác trên các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và nhật ký chứng từ kế toán; hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, hạch toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết thuộc lĩnh vực kế toán phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cùng các phần hành kế toán hoàn thiện số liệu để lập báo cáo theo yêu cầu của ngành và cấp trên; tham gia vào công tác phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện việc thu chi theo chừng từ thu chi khi đã đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiên mặt và sổ kế toán tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu số liệu các sổ quỹ tiền mặt; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu chi và tồn quỹ; thực hiện kiểm kê tiền mặt theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo thu chi tiền mặt; thực hiện các công việc khác khi được phân công.
Tại công ty, báo cáo quản trị không được lập định kỳ mà chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản trị như một số báo cáo: báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh; báo cáo chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp; báo cáo tính giá thành; báo cáo sản lượng, báo cáo quỹ lương, báo cáo tăng giảm vốn khấu hao,…. Sau khi kết thúc năm tài chính, Công ty phảI gửi báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động trong năm theo quy định của pháp luật lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền như: Sở tài chính Hà Nội, Cơ quan kiểm toán nhà nước, Cục thuế Hà Nội, cục thống kê Hà Nội, tổng công ty Rượu – Bia – Nước giảI khát Hà Nội.
- Đối với những khoản mục chi phí liên quan đến các loại sản phẩm của từng xí nghiệp thì tiến hành trực tiếp , còn những khoản mục chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì Công ty sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng hạch toán theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ, từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào “ Phiếu xuất kho”, “báo cáo kho”… từ các thủ kho và “ Báo cáo sử dụng vật tư” từ các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp, kế toán vật liệu xác định số vật liệu thực dùng, lập “Bảng tính giá vật liệu xuất” cho từng bộ phận sử dụng khác nhau. Mỗi loại sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu khác nhau nên khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng xí nghiệp, kế toán còn chú ý chi tiết nguyên vật liệu dùng cho từng loại sản phẩm căn cứ vào báo cáo sản xuất chi tiết các loại nguyên vật liệu của từng xí nghiệp thành viên nhằm phục vụ tính giá thành từng loại sản phẩm.
Hàng tháng, nhân viên thống kê ở các phân xưởng căn cứ vào các bảng chấm công, bảng lương, cấp bậc, khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng năng suất cá nhân và các chế độ phụ cấp khác tiến hành tính lương cho công nhân, nhân viên đơn vị mình, đông thời trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, từ đó lập “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cho đơn vị mình. Đặc điểm của công đoạn dóng chai là sử dụng từng loại chai với dung tích khác nhau và qua một số thao tác mới tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh nên Công ty lập bảng đơn giá lương đối với từng loại chai để thuận tiện cho công việc đánh giá chi phí tiền lương hàng tháng, đồng thời phản ánh đúng phần lao động bỏ ra để đóng chai hoàn thiện.
Căn cứ vào số liệu thuọcc dòng ghi Nợ cùng các TK chi phí, cột tổng cộng, kế toán xác định tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở từng giai đoạn phân xưởng, bộ phận sản xuất phục vụ cho việc lập Bảng tính giá thành và Bảng kê số 4. Chi phí vật liệu chung ở các xí nghiệp thành viên bao gồm các khoản chi phí vật liệu xuất dùng cho từng xí nghiệp như: vật liệu điện, bảo hộ lao động, vật liệu xây dựng, Chi phí này được tập hợp trên TK 6272 – Chi phí vật liệu chung.
Đối với Xí nghiệp Cơ điện thì toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được tập hợp vào TK 6274 của Xí nghiệp Rượu mùi và sẽ được phân bổ cho từng công đoạn sản phẩm, từng loại sản phẩm như các chi phí sản xuất chung khác. Để tập hợp chi phí sản xuât toàn doanh nghiệp, sau khi lập xong Bảng kê số 4, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào Nhật ký chứng từ số 7 – Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Xí nghiệp Cồn là Cồn thô, dấm…Đối với xí Nghiệp này, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước tính tương đương, tức là quy đổi các sản phẩm dở dang về tiêu chuẩn cồn tinh chế. Tại Xí nghiệp rưọu mùi, rượu thành phẩm được sản xuất qua hai công đoạn: pha chế và đóng chai, ở mỗi công đoạn đều có hai sản phẩm bán ra ngoài là rượu nước và rượu thành phẩm đóng chai.
Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ, từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Căn cứ vào Bảng tính giá thành Xí nghiệp rượu mùi công đoạn đóng chai, kế toán xác định chi phí sản xuất phát sinh khi đóng từng loại chai ( bao gồm : CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC ), kết hợp chi phí này với giá thành rượu nước sử dụng đóng chai để có tổng giá thành rượu đóng chai từng loại hoàn chỉnh.
Công ty Rượu Hà Nội là một doanh nghiệp có quy mô lớn, chu ký sản xuất dài, thường xuyên liên tục nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định kì hàng tháng là hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho ban lãnh đạo để có biện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Với quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên, chi tiết cho từng giai đoạn công nghệ, từng loại sản phẩm hợp lí, có căn cứ khoa học để tạo điêù kiện thuận lợi cho công tác hạch toán và quản lý kinh tế ở Công ty có hiệu quả cao.
Đặc biệt do đặc điểm sản xuất của Công ty các nghiệp vụ kinh tế về nhập, xuất phát sinh thường xuyên liên tục nên việc ghi chép nhiều, sổ sách nhiều mà mỗi khi cần số liệu ở kỳ trước hay các năm trước thì phảI tìm số liệu sổ sách như vậy rất mất thời gian, hạn chế tính kịp thời, chính xác của các thông tin tài chính. Ý kiến bảy: nâng cao trình độ quản lý các cấp, tay nghề của công nhân bằng cách tao điều kiện cho cán bộ lãnh đạo đI học ở các lớp bồi dưỡng quản lý, tổ chức các khoá học chuyên môn, kiến thức sử dụng máy móc, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cho toàn thể công nhân.
Mặt khác, qúa trình đổi mới công nghệ là một tất yếu khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do khoa học công nghệ luôn phát triển và hoàn thiện dần theo thời gian, các máy móc thiết bị công nghệ mới thay nhau xuất hiện đặt Công ty trước áp lực đổi mới hệ thống hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm một cỏch rừ rệt. ( Người tiêu dùng biết đến Công ty chủ yếu nhờ các sản phẩm Lúa Mới, Nếp Mới, Rượu Chanh, Rượu Thanh Mai.. sản phẩm rượu mùi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm của Công ty , trên 60 % tổng sản lượng hàng năm), vì vậy đổi mới công nghệ cho dây chuyền sản xuất rượu mùi là điều cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của rượu mùi nói riêng, của Công ty rượu Hà Nội nói chung.