Phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Các loại dịch vụ ngân hàng

Mặt khác việc áp dụng từng loại dịch vụ ngân hàng còn tuỳ thuộc vào năng lực, quy mô… của từng ngân hàng khác nhau và tập quán, thói quen, cách sống, thu nhập của người dân nhưng cơ bản dịch vụ ngân hàng bao gồm những loại dịch vụ như huy động tiền gởi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ khác. Do ngân hàng cung cấp các tài khoản tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư ( investment products ) đặc biệt là các tài khoản của quỹ tương hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển vọng thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai ( chẳng hạn ngày nghỉ hưu ).

Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến họat động và phát

Hội nhập Quốc tế .1 Gia nhập WTO

Với trình độ công nghệ thông tin và truyền thống hoạt động có uy tín trên toàn thế giới sẽ cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do như sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt nam, trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh.

Ảnh hưởng của việc hội nhập quốc tế đối với ngân hàng .1 Hội nhập ngân hàng là một phần của phát triển kinh tế

Các nước ASEAN là thành viên của WTO ( trong đó có Việt Nam ) cam kết thực hiện các yêu cầu như:. - Xây dựng môi trường pháp lý về ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. - Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng. - Không hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng. - Không hạn chế về tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng. - Không hạn chế về tổng số người được tuyển dụng của các tổ chức tài chính nước ngoài. - Không có các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp nhân nào cụ thể. - Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ theo nguyên tắc thoả thuận. Các thành viên mới như Việt Nam được phép có thêm thời gian để đạt được các cam kết chung trong hiệp định. Đối với Việt Nam, thời gian miễn trừ thực hiện đối xử tối huệ quốc là 3 năm. 1.3.2 Ảnh hưởng của việc hội nhập quốc tế đối với ngân hàng. chung là sự mở rộng của chính sách tài khoá của chính phủ trong nền kinh tế mệnh lệnh ), sự chuyển giao công nghệ diễn ra trên toàn bộ các dịch vụ ngân hàng. Hội nhập ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý….Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán mà đặc biệt là cải tiến và phát triển dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Thực trạng về các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua

    Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dưới dạng tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng cá nhân ( bình quân chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn huy động ), chỉ trừ một số ít ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện là trung tâm thanh toán của các tổ chức tín dụng ( ngoài Ngân hàng Nhà Nước, phần lớn các tổ chức tín dụng đều mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương để tiện giao dịch ).Tiền gởi thanh toán chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn huy động với đa số là tiền gởi định kỳ. Ngoài ra, thông tin tín dụng, thông tin tài chính không đầy đủ và thiếu tin cậy, việc xem xét tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn dựa trên yếu tố cảm tính, hay dựa vào tài sản đảm bảo, không có thông tin về ngành nghề: lợi nhuận bình quân ngành, rủi ro ngành…cũng là nguyên nhân dẫn đến hệ thống ngân hàng phân bố tín dụng kém hiệu quả, lựa chọn không đúng đối tượng cấp tín dụng hay chỉ tập trung vào một số ngành mang tính chất mũi nhọn, những ngành thường xuyên có mức độ biến động cao như sắt thép, phân bón.

    Bảng 2.1. Tiền gởi của khách hàng và các TCTD khác  tại Ngân hàng TMCP Á Châu  (2)
    Bảng 2.1. Tiền gởi của khách hàng và các TCTD khác tại Ngân hàng TMCP Á Châu (2)

    Các nguyên nhân chính của những tồn tại - yếu kém của hệ thống dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam

      Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử …Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Lao động, Luật Phá sản,… còn nhiều điểm bất cập, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong cơ chế thị trường. Cơ chế điều hành lãi suất Đồng Việt Nam và lãi suất ngoại tệ chưa gắn kết chặt chẽ với nhau và chưa được đặt trong quan hệ hợp lý với điều hành tỷ giá khiến cho nhu cầu đầu tư, thanh toán, nắm giữ tài sản và tích trữ giá trị bằng bất động sản, vàng, ngoại tệ còn khá phổ biến và tình trạng đô la hoá còn ở mức rất cao so với các nước trong khu vực; Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối: Chính sách quản lý ngoại hối chậm được đổi mới theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai và nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn đối với việc cung ứng của các tổ chức tín dụng và các nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về dịch vụ ngân hàng ( thanh toán, chuyển tiền, tín dụng và đầu tư quốc tế ).

      Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam

      - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ điện tử - tin học trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, quản trị ngân hàng; lưới kênh phân phối cả về lượng và về chất nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển thêm các kênh phân phối mới ( qua ATM, Internet, điện thoại,…) giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của tổ chức tín dụng nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ.

      Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

      Tình hình cạnh tranh dịch vụ của các ngân hàng

      Thứ ba, các ngân hàng nội địa liên tục tìm cách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ bằng cách hợp tác phát triển với các ngân hàng nước ngoài; Citibank kết hợp với ngân hàng thương mại cổ phần Đông á về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và chuyển kiều hối; Hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC Việt Nam với China Union Pay, một liên kết thẻ lớn nhất và duy nhất của Trung Quốc, các ngân hàng trong nước cũng đang nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh. Có thể nói, sau một năm hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang cú sự chuyển mỡnh rừ nột về quy mụ, chất lượng dịch vụ, cỏc sản phẩm dịch vụ và công nghệ ngân hàng hay mức độ cạnh tranh… Điều này cho thấy, định hướng phát triển kinh tế nói chung và hệ thông ngân hàng nói riêng đang đi đúng hướng, phù hợp với các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường.

      Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng

      Phát triển rộng rãi dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng như cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm…Cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý tập trung và phân đoạn khách hàng theo từng mạng lưới chi nhánh; Phát triển các sản phẩm tín dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: tài khoản cá nhân kết hợp với các dịch vụ gia tăng như trả lương, thẻ, sao kê, trả các hoá đơn dịch vụ; các sản phẩm đầu tư, quản lý tài sản, tài khoản đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung,. Phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng ( kinh doanh bảo hiểm;. kinh doanh chứng khoán - môi giới; tự doanh; bảo lãnh phát hành; cho vay; quản lý tiền mặt; quản lý danh mục đầu tư; tư vấn tài chính và đầu tư, lưu ký; bảo quản tài sản; dịch vụ quản lý tài sản theo uỷ quyền của khách hàng; kinh doanh vàng…) và coi đây là các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam nhằm đa dạng hoá cơ cấu nguồn thu, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở rộng cơ sở khách hàng góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi, phòng ngừa rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng.

      Đề xuất giải pháp “ Phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Vieọt Nam”

      Các giải pháp nói trên có được thực hiện tốt hay không là do con người, do vậy bên cạnh việc tăng vốn tự có bằng các hình thức huy động từ thị trường qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Nhà nước bổ sung vốn, lợi nhuận để lại, đầu tư hiện đại hóa công nghệ, các ngân hàng thương mại cũng cần thiết hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ cao đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong xu thế hội nhập thông qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp. Để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực, các ngân hàng có chiến lược chủ động đào tạo và đào tạo lại các nội dung về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận được công nghệ mới, quan tâm đến môi trường làm việc của cán bộ cũng như các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho nhân viên.