Phân tích và giải pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%, lần)

Thông qua chỉ số này, các nhà phân tích có thể so sánh khả năng cho vay của ngân hàng đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Hệ số thu nợ (%, lần)

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động.

BP KẾ TOÁN

    Thuận lợi và khó khăn

      - Tiềm năng kinh tế lớn nhưng Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự là một khu vực kinh tế năng động cả nước, năm 2007 khu vực chỉ thu hút được 4% vốn FDI, nên ABBANK Cần Thơ có nhiều khó khăn hơn các chi nhánh khác. - Có nhiều PGD trực thuộc là một thuận lợi nhưng khó khăn trong quản lý các PGD này. Vì vậy ABBANK Cần Thơ cần có một chính sách quản lý có hiệu quả.

      - Do thói quen ít gửi tiền vào ngân hàng của người dân trong khu vực nên việc huy động vốn nhàn rỗi còn gặp nhiều trở ngại. - Tình hình kinh tế, thời tiết khu vực diễn biến thất thường trong thời gian gần đây làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong kinh tế phát sinh nhiều món nợ khó hoàn trả. - Nằm tại trung tâm các tỉnh thành phố nên ABBANK Cần Thơ và các PGD trực thuộc phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác.

      TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH - CHI NHÁNH CẦN THƠ

      Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng An Bình - Chi nhánh Cần Thơ

      • Phân tích doanh số thu nợ
        • Phân tích doanh số dư nợ

          Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã đề ra mức lãi suất phù hợp với nhu cầu vốn và khả năng chi trả của những hộ sản xuất kinh doanh, những người nông dân,… đây là những khách hàng lớn của Ngân hàng, với hạn mức vay khoản vài triệu đồng đã thu hút được phần lớn những người nông dân đang thiếu vốn để canh tác, mở rộng quy mô nuôi trồng. Nguyên nhân doanh số cho vay trung và dài hạn tăng qua các quý đầu năm là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mở rộng hoạt động kinh doanh thường thiếu vốn để đầu tư, nguồn vốn tích lũy chưa đủ lớn để tham gia các dự án có quy mô cao và cũng chưa đủ uy tín để phát hành chứng khoán nên vay trung và dài hạn của các ngân hàng là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa, ABBANK Cần Thơ là ngân hàng có chính sách cho vay thông thoáng, với số vốn điều lệ cao, và muốn mở rộng thị phần vì thế các doanh nghiệp điều kiện dễ dàng tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên nông nghiệp là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng nên Chi nhánh phải có sự kiềm chế đối với loại hình cho vay này, nhất là thời điểm gần đây khi thời tiết thay đổi thất thường, sâu bệnh, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, vì thế đến Quý IV doanh số cho vay này đã giảm để đảm bảo khả năng chi trả của người dân.

          Trong cho vay tiêu dùng, do bản thân của khách hàng có thu nhập ổn định từ lương nhân viên hoặc thu nhập từ nguồn khác nên khi có nhu cầu mua sản phẩm, hàng hóa với giá cả lớn thì trong tức thời khả năng tài chính lại không đủ để chi trả, vì thế khách hàng nghỉ ngay đến hoạt động cho vay của ngân hàng và tìm đến vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Doanh số thu nợ tăng lờn rừ rệt là nhờ vào sự tớch cực trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng, việc thẩm định tín dụng có sự sàng lọc khách hàng kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng chi trả của khách hàng một cách chính xác nhằm đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ tồn đọng và khó thu hồi. Trong những năm qua ngành nông nghiệp của Cần thơ và các tỉnh trong khu vực cũng gặp không ít khó khăn do sự thay đổi thất thường của thời tiết như thiên tai, hạn hán, lũ lụt kéo dài, dịch bệnh, cúm gia cầm ở heo, gà, trâu, bò cũng lan rộng, bệnh vàng lá ở cam, quýt, bệnh lùn xoắn lá lúa,… Thế nhưng nhờ công tác thu hồi nợ tốt của cán bộ tín dụng nên nhìn chung tình hình thu hồi nợ đều tăng qua các Quý.

          Mặc khác công tác tiếp thị được Ngân hàng thực hiện thường xuyên tạo mối quan hệ lâu bền với các khách hàng trọng tâm, bên cạnh đó mở rộng thêm mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên địa bàn, chính vì thế tín dụng từng bước được nâng cao, thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư nên dư nợ cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta, người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, mục tiêu người dân đến vay tiền của Ngân hàng là để mua đất ruộng, phân bón, thuốc trừ sâu, cây trồng, con giống,…Loại hình cho vay này chủ yếu phụ thuộc vào thời vụ, sau khi thu hoạch xong người dân mới có thể trả nợ, vì thế nợ được thu hồi chậm dẫn đến dư nợ đầu năm 2007 còn cao. Đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh do năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị lỗ, công việc kinh doanh không đạt hiệu quả nên không trả được nợ, mặt khác cũng do sự thay đổi chính sách của Nhà nước, thị trường bị biến động lớn, giá cả vật tư tăng vọt nên việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro.

          Do chỉ mới thành lập trên 1 năm nên các khoản nọ quá hạn chỉ tập trung vào các khoản nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn, các nhóm còn lại là: nợ nghi ngờ, nợ khó đòi thì không có hoặc rất ít, bên cạnh đó với số dư nợ quá hạn rất thấp nên khó có thể đánh giá một cách khách quan nhất về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng.

          Bảng 3.2  Bảng doanh số cho vay theo thời gian
          Bảng 3.2 Bảng doanh số cho vay theo thời gian

          Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu

            Nhìn vào các chỉ số ta thấy các chỉ số không thay đổi nhiều qua các quý trong năm. Các chỉ số này nhìn vào có phần bất lợi nhưng nó thể hiện mục tiêu của Ngân hàng là mở rộng thị trường tín dụng trong khu vực. Vì khi doanh số thu nợ tăng trưởng rất cao ( trên 8% mỗi quý) đó là một chỉ số tốt.

            Nhưng chỉ số thu nợ trên doanh số cho vay giảm trong 3 quý đầu là do Ngân hàng tăng doanh số cho vay tối đa có thể để mở rộng thị trường. Trong quý cuối do ảnh hưởng của tình trạng chung của các ngân hàng vào cuối năm nên doanh số cho vay giảm mạnh, đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng nhanh làm cho hệ số thu nợ tăng mạnh. Nhìn chung các chỉ số này chứng tỏ không phải Ngân hàng thu nợ không tốt, mà nú phản ỏnh một cỏch rừ ràng mục tiờu của ABBANK trong năm 2007.

            (Nguồn: Bộ phận Tín dụng) Qua bảng số liệu ta nhận thấy mặc dù nợ quá hạn tăng nhanh nhưng do tổng dư nợ tăng cùng tỷ lệ nên chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ không tăng, mà vẫn giữ ở tỷ lệ rất thấp chưa đến 0,5%. Đây là chỉ số phản ảnh trung thực chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nhưng như phần phân tích nợ quá hạn, do ngân hàng mới thành lập nên nợ quá hạn còn rất ít, nhưng cũng không thể bỏ qua vai trò của cán bộ tín dụng Ngân hàng.

            Bảng 3.8.  Bảng nợ quá hạn trên tổng dư nợ
            Bảng 3.8. Bảng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ABBANK CẦN THƠ

              Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

                Để nâng cao khả năng kiểm tra kiểm soát cần phải có một phòng kiểm soát nội bộ với trình độ nhân viên có năng lực. Do đó, cần đào tạo thường xuyên, chuyển một số nhân viên tín dụng có trình độ và kinh nghiệm hoạt động tại phòng này. Đây là một phòng mới thành lập của ABBANK Cần Thơ với nhiệm vụ quản lý tất cả các thông tin về tín dụng nhằm đưa ra những giải pháp giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng.

                Đây là một phòng ban rất quan trọng giúp ABBANK Cần Thơ quản lý tốt chất lượng sản phẩm tín dụng của mình. Đồng thời, sự có mặt của phòng này làm cho chi nhánh có thể tập trung phát triển chi nhánh nhiều hơn do các PGD có thể linh hoạt hơn trong việc cấp tớn dụng mà chi nhỏnh vẫn cú thể theo dừi một cỏch chặt chẽ. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng nhân viên trong tất cả các phòng, các PGD cũng cần được chú trọng đúng mức.

                Vì như thế vừa tạo được hình ảnh tốt cho chi nhánh có thể dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng vừa có thể nâng cao chất lượng tín dụng một cách có hiệu quả.

                PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ