Thực trạng và giải pháp quản lý các dự án ODA tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Một góc nhìn

MỤC LỤC

Nhân tố chủ quan

Một quốc gia đang trên đà phát triển mạnh mẽ như Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư là một nguồn vốn quý, sẽ giúp cho chúng ta mở rộng tái đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đội ngũ cán bộ quản lý tại Bộ chính là chủ thể trực tiếp ra các quyết định quản lý, vì vậy năng lực của họ ảnh hưởng đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định đưa ra. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ODA nguồn thông tin từ Bộ KH&ĐT phải được kịp thời báo cáo lên Chính phủ, đưa các quyết định quản lý xuống các đơn vị thực hiện dự án và trao đổi thông tin với bên tài trợ nên hệ thống thông tin này càng cần phải được trú trọng và đầu tư đúng mức.

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam thời gian qua Trên cơ sở những cam kết tài trợ và các Hiệp định ký kết tài trợ giữa Việt

Trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn ODA đã góp phần đáng kể phát triển hệ thống thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ, phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xoá đói, giảm nghèo. (Nguồn: Bộ KH&ĐT) Nhờ có vốn ODA, ngành Năng lượng điện đã tăng đáng kể công suất nguồn; phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối điện, kể cả lưới điện nông thôn, một số cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã góp phần tạo công ăn việc làm ở một số địa phương. Trong lĩnh vực Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông, vốn ODA đã góp phần nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, cảng biển, đường hàng khụng, cơ sở hạ tầng bưu chớnh, viễn thụng đó cú những bước phỏt triển rừ rệt. Về Giáo dục và đào tạo, vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác dạy và học ở tất cả các cấp (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề); đổi mới sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông; đào tạo nâng cao trình độ giáo viên;. Trong lĩnh vực Y tế, vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh, tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm; đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.

Trong lĩnh vực Môi trường, vốn ODA đã được sử dụng để hỗ trợ bảo vệ và cải thiện môi trường sống trong các lĩnh vực như trồng rừng, quản lý nguồn nước, cấp nước và thoát nước, xử lý nước thải, rác thải ở nhiều thị xã, thành phố, khu công nghiệp và các khu dân cư tập trung. Phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến: Vốn ODA đã hỗ trợ tài chính và chuyên môn để xây dựng một số luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản dưới luật; chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Một lực lượng lớn nguồn nhân lực đã được đào tạo và được đào tạo lại ở trong và ngoài nước, góp phần đáng kể tăng cường năng lực con người cho các cấp.

Phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương: Vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói, giảm nghèo của nhiều địa phương, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (cấp nước, đường giao thông, trường học, trạm y tế, lưới điện phân phối, điện thoại nông thôn,..) và phát triển nông nghiệp, lâm.

Bảng 2.3 : Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực  thời kỳ 1993 – 2007
Bảng 2.3 : Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2007

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODA TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Thực trạng giám sát các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT

Phần lớn các dự án ODA phải điều chỉnh, bổ sung dự án nhiều lần, kéo dài thời gian thực hiện 2 - 3 năm so với Hiệp định, đặc biệt dự án thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long, dự án thuỷ lợi Phước Hoà quy hoạch sản xuất thay đổi, nhiệm vụ công trình thay đổi theo, nhiều hạng mục phải thiết kế đi, thiết kế lại, bổ sung điều chỉnh, kéo dài thời gian, gây lãng phí tiền của Nhà nước. + Bộ KH&ĐT xác định những hoạt động phù hợp với quy định hiện hành có thể triển khai sớm trong giai đoạn giữa dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khoản vay có hiệu lực và thể chế hoá quy định này trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý phục vụ cho việc giám sát các dự án ODA, giúp cho việc đánh giá giám sát tình hình thực hiện các dự án, chương trình từ nguồn ODA cũng được tăng cường một bước.

+ Công tác chuẩn bị dự án, quy hoạch, nghiên cứu như lập quy hoạch tổng thể, nghiên cứu khả thi chưa tốt do không tính toán đầy đủ chi phí hoặc quy mô công suất thiết kế nên khi thực hiện phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại nhiều lần, thậm chí khi thực hiện thấy rằng không có hiệu quả lại chuyển sang dự án khác. + Sự tiếp nối về nhân sự giữa khâu chuẩn bị dự án và khâu quản lý và thực hiện dự án không có, điều này làm chậm thực hiện một số hoạt động đấu thầu mua sắm, giải phóng mặt bằng lẽ ra có thể thực hiện ngay trong giai đoạn sau khi văn kiện dự án đầu tư (F/S) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho tới trước khi khoản vay có hiệu lực. Một số khác biệt trong những quy định về đấu thầu của Chính phủ và nhà tài trợ làm chậm nhiều quá trình thực hiện dự án như thay vì kiểm soát giá trị của từng gói thầu bằng kiểm soát giá trị của toàn bộ dự án; sự khác biệt trong đánh giá kết quả đấu thầu theo giá trần (Chính phủ) và giá gói thầu (nhà tài trợ) tại Điều 37, Điều 38 của Luật Đấu thầu.

WB cho rằng các dự án ODA là các dự án phát triển, khi thực hiện các dự án phát triển phải cân nhắc đến lợi ích của tất cả các bên, không làm tổn hại đến bên nào nhất là người nghèo, vì vậy khi giải phóng mặt bằng phải thực hiện đền bù cho cả người sử dụng đất hợp pháp và người sử dụng đất không hợp pháp, tuy nhiên, điều này trái với quy định và pháp luật Việt Nam. + Cung cách quản lý của các nhà tài trợ thiếu linh hoạt, chưa phân cấp mạnh cho cơ quan quản lý viện trợ của mình tại nước tiếp nhận, chồng chéo trong việc quản lý của các cơ quan của nước tài trợ, do vậy gây khó khăn và chậm trễ cho việc thực hiện các chương trình, dự án ODA. + Thiếu một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn vốn ODA hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương.

Chính phủ đã ban hành Nghị định mới về quản lý và sử dụng ODA, tuy Nghị định này có nhiều điểm tiến bộ hơn các Nghị định cùng loại đã được ban hành trước đó, song ODA lại chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp quy khác (Quản lý đầu tư xây dựng công trình, đấu thầu, đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng…) với những nội dung không nhất quán với Nghị định về quản lý và sử dụng ODA. Không ít dự án cấp thẩm quyền chỉ phê duyệt một khâu như luận chứng khả thi đã “tốn” khoảng 7-8 tháng như dự án xây dưng trục cáp quang biển Bắc -Nam của Bộ Bưu chính Viễn thông… Thủ tục tài chính đối với dự án ODA cũng còn nhiều bất cập như cơ chế tài chính trong nước đối với các dự án ODA trong cùng lĩnh vực vẫn có sự khác nhau nên đối với mỗi dự án sau khi ký kết lại mất thêm thời gian để xây dựng cơ chế tài chính…. Bộ chưa đề xuất được một hệ thống theo dừi, giỏm sỏt cú hiệu lực và đi kốm với những biện pháp chế tài cần thiết; chưa có những biện pháp hữu hiệu để các Bộ, Ngành và địa phương cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cũng như báo cáo theo quy định hiện hành đối với các dự án ODA.