MỤC LỤC
Số bổ sung này được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi theo các tiêu thức: dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, có chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số, các vùng có khó khăn… Đây là khoản thu của ngân sách cấp dưới và được ổn định từ 3 đến 5 năm. - Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó; không sử dụng ngân sách cấp này chi thay nhiệm vụ ngân sách cấp khác.
Nhưng do tính lồng ghép nên ngân sách tỉnh (thành phố) thực chất là đại diện khá đầy đủ của ngân sách địa phương. - Ngân sách trung ương là ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;. - Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi theo các tiêu thức: dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, có chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số, các vùng có khó khăn… Đây là khoản thu của ngân sách cấp dưới và được ổn định từ 3 đến 5 năm. - Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó; không sử dụng ngân sách cấp này chi thay nhiệm vụ ngân sách cấp khác. Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp TW, địa phương trong. Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Căn cứ vào quyết định của Quốc hội về ngân sách nhà nước hàng năm, Quốc hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất. b) Các cơ quan của Quốc hội: có trách nhiệm giúp Quốc hội trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước, trong đó:. - Uỷ ban thường vụ Quốc hội: ban hành văn bản pháp luật về lĩnh vực ngân sách Nhà nước được Quốc hội giao; Thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao về quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương; Giám sát việc th hành pháp luật về ngân sách, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước hàng năm. - Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội: thẩm tra dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách; Thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước, các báo cáo về việc thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội; Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng Bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Giám sát hoạt động của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc thực hiện ngân sách nhà nước và việc thực hiện pháp luật về ngân sách của các tổ chức và cá nhân;. Kiến nghị với Quốc hội các vấn đề về ngân sách, tài chính và tiền tệ. c) Chính phủ quản lý, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước:. Theo quy định của Luật, Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà. nước; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách nhà nước theo thẩm quyền; Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; Lập và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phương án phân bổ cụ thể ngân sách trung ương; Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thống nhất quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thựuc hiện ngân sách nhà nước; Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng; Quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Quy định chế độ sử dụng khoản dự phòng ngân sách nhà nước và quản lý quỹ dự trữ tài chính; Quy định hoặc uỷ quyền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước để thi hành thống nhất trong cả nước; Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. d) Nhiệm vụ, quyền hạn và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực NSNN. - Đối với Bộ Tài chính. + Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - NSNN trình Chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về tài chính - NSNN theo thẩm quyền. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý ngân sách nhà nước về công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; Thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ của Chính phủ, quản lý tài chính các nguồn viện trợ quốc tế. + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện thu ngân sách nhà nước và cấp phát các khoản chi của ngân sách nhà nước; cho vay ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính đối với các dự án chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. + Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương lập dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ; đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. + Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước trình Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước. + Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với tất cả các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước. + Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ khác của nhà nước;. + Lập quyết toán ngân sách trung ương, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. Tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản của nhà nước. + Trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư XDCB làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách;. + Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phụ trách. + Phói hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. - Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam:. + Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước;. + Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Đối với các Bộ, cơ quan nhà nước chuyên ngành:. + Phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập, phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; nhất là các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quan trọng: Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá Thông tin,…. + Phối hợp với Bộ Tài chớnh kiểm tra theo dừi tỡnh hỡnh thực hiện ngõn sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. + Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo chế độ quy định. + Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý ngân sách của chính quyền địa phương các cấp. - Hội đồng nhân dân: Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. Đối với Hội đòng nhân dân cấp tỉnh được quyền quyết định thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của Chính phủ trong trường hợp có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh đảm bảo mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư. - Uỷ ban nhân dân: Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; b) Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách; Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc;.
Bổ xung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ sau: Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan; Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao cho các cơ quan địa phương thực hiện. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao; Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu chương trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng không đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Hỗ trợ một phần để xử lý các khó khăn đột xuất, khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần quỹ dự trữ tài chính địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Chi thường xuyên về: Các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do Trung ương quản lý (các trường phổ thông dân tộc nội trú; Đào tạo sau đại học; đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác; phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế khác; các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng; trại xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác. Bảo tồn, bảo tàng, thưu viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng, các hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác; Bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia, các giải thi đấu quốc gia và quốc tế, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.). - Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý gồm: Sự nghiệp giao thông (duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường; Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp (duy tu bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản); Sự nghiệp thị chính (duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị,. công viên và ccs sự nghiệp thị chính khác); Đo đạc lập bản đồ lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác; Điều tra cơ bản; các hoạt động sự nghiệp về môi trường, các sự nghiệp kinh tế khác; Các nhiệm vụ về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của chính phủ; Hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương; Hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hỗ trợ các tổ chức xã hội, chính trị, nghề nghiệp, tổ chức xã hội; Tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lí; Phân chia thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ chi quy định ở khoản chi (Đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của Pháp luật) và khoản chi: Chi trả gốc, lãi tiền huy động vốn trong nước cho đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và khoản chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. - Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện gồm: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao, xã hội và các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý (riêng về giáo dục, đào tạo, y tế theo phân cấp của cấp tỉnh); Quốc phòng, an ninh và trật tự - an toàn xã hội, phần giao cho cấp huyện; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (đói với thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn đảm nhận thêm các nhiệm vụ chi về quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng, sự nghiệp thị chính); Chi đầu tư phát triển: chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của tỉnh, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị; chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Ngoài ra, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân chia với ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm (%) khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất phát sinh trên địa bàn do HĐND tỉnh quyết định nhưng không dưới 50%. - Chi thường xuyên về: Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã, thị trấn quản lý; Hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý; Hoạt động y tế xã, thị trấn; Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc lợi, đường giao thông do xã, thị trấn quản lý; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cống sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn;.
- Nguồn thu điều tiết gồm: thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước. Bộ Tài chính xét duyệt quyết toán của các cơ quan trung ương và thẩm tra quyết toán của ngân sách địa phương, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Cính phủ để Chính phủ xem xét trình Quốc hội phê chuẩn.
Tình hình trên đòi hỏi phải phân cấp quyền quyết định chế độ, tiêu chuẩn định mức theo hướng: loại chế độ tiêu chuẩn, định mức nào nhất thiết phải thi hành thống nhất cả nước nhằm bảo đảm sự công bằng thì trung ương ban hành; loại nào có thể cho địa phương vận dụng theo điều kiện cụ thể của địa phương mình thì ban hành khung; loại nào chỉ thực hiện do đặc điểm riêng có ở địa phương thì giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (thành phố) ban hành. Đi đôi với phân cấp nguồn thu, để khuyến khích địa phương phấn đấu thu vượt dự toán còn thực hiện chính sách thưởng chỉ với các địa phương có thu vượt dự toán được giao và cao hơn mức thu năm trước và chỉ áp dụng với khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, vượt phần NSTW được hưởng, trung ương sẽ thưởng cho NSĐP.
- Sau luật NSNN năm 2002 phân cấp nguồn thu cho địa phương đã có sự thay đổi trên các nguồn thu: Từ doanh nghiệp nhà nước; từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nogài; từkhu vực kinh tế ngoài quốc doanh; từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; từ nguồn thu phí xăng, dầu; Lệ phí trước bạ (không kể trước bạ nhà đất và năm khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài thu từ cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp; Lệ phí trước bạ nhà dất (chi tiết ở phụ lục…). Luật đặt ra các điều kiện: chỉ được huy động khi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm, đã được hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố) quyết định; về mặt tài chính phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn, với mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá.
Ngân sách Trung ương có nhiệm vụ bảo đảm nguồn tài lực cho các hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội chung cho cả nước (không có địa phương nào làm thay được). Các cơ chế khuyến khích địa phương sẽ tạo động lực thúc đẩy các địa phương vì quyền lợi của địa phương mà chủ động, sáng tạo, có các biện pháp thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển thoả mãn các nhu cầu địa phương và qua đó, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển chung của đất nước.
Các định hướng phát triển phải đáp ứng được yêu cầu thị trường; khai thác được các lợi thế cạnh tranh địa phương, các định hướng chiến lược phải chuyển hoá thành các chương trình kinh tế, các dự án đầu tư. Đặc biệt phải sử dụng các mô hình khoán chi phù hợp nhằm thúc đẩy địa phương hay từng đơn vị dự toán vì lợi ích của mình mà tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.
Rừ ràng là trong phõn bổ ngõn sỏch cần cú một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn hợp lý (được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế, xã hội quốc gia) làm căn cứ. Trong bố trí trợ cấp ngân sách cũng cần phải công bằng, đặc biệt là ưu tiên bố trí phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng lạc hậu về kinh tế, vùng biên giới xa xôi.
Như vậy, so với hiện nay (Quốc hội quyết định dự toán Ngân sách Nhà nước: Các khoản thu như thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại; Các khoản chi như chi ngân sách Trung ương, chi ngân sách địa phương, chi tiết theo các lĩnh vực: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo khoa học, công nghệ) thì TW chỉ quyết định dự toán và phân bổ dự toán ngân sách Trung ương. Một là, phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính và quản lý tài chính thống nhất, có hiệu lực mạnh trong cả nước; Hai là, tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, tạo điều kiện cho địa phương làm chủ được ngân sách, thế và lực để độc lập tương đối với ngân sách cả nước, từ đó thúc đẩy tính năng động sáng tạo của các địa phương trong phát triển kinh tế xã hội, phát triển nguồn thu chủ động cân đối ngân sách; Ba là, chuyển cách xây dựng dự toán, bố trí ngân sách căn cứ theo các yếu tố đầu vào và sang cơ chế khoán theo kết quả.
Sự chuyển đổi này sẽ thúc đẩy các cơ sở dự toán, các địa phương lựa chọn hướng sản xuất, phương thức sản xuất kinh doanh, phương thức sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí; Bốn là, muốn tăng tính chủ động cho địa phương và nâng cao chất lượng quản lý của TW phải xây dựng kế hoạch ngân sách trung hạn và dài hạn. Ở cấp huyện (thị) thuộc tỉnh: phân cấp mạnh hơn nữa cho hội đồng nhân dân cấp huyện, thị được điều tiết một số khoản thu giữa ngân sách huyện (quận, thị xã) và ngân sách xã (phường, thị trấn), thí dụ, như khoản thu tiền sử dụng đất, nhằm tạo quyền chủ động thực sự cho hội đồng nhân dân cấp huyện (thị xã, quận), khuyến khích cấp huyện và cấp xã tăng cường khai thác nguồn thu và chủ động nguồn lực bố trí vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Theo chúng tôi cần xem lại quy định này (khoản 3 điều 8 luật NSNN 2002) theo hướng qui định mức dư nợ từ nguồn vốn huy động phù hợp với quy mô đầu tư của từng địa phương và khả năng trả nợ vay của địa phương đó, bảo đảm an ninh tài chính địa phương. Với vai trò đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần SCIC đang từng bước thực hiện kế hoạch tái cơ cấu các doanh nghiệp theo nhóm ngành nghề hoặc các doanh nghiệp có khả năng hỗ trợ, bổ trợ nhau, đưa các nhà đầu tư có năng lực trong ngoài nước với tư cách là nhà tư vấn, nhà đầu tư chiến lược tham gia vào quá trình cơ cấu, tập trung vốn đầu tư vào một số doanh nghiệp có tiềm năng.
Nếu hiện nay kế hoạch tài chính ngân sách chỉ được tính toán hàng năm, việc bố trí vốn cho các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bị cắt vụn thành nhiều khúc, việc thực hiện kế hoạch ở các thời gian giáp ranh giữa 2 kế hoạch 1 năm, giữa 2 kế hoạch 5 năm thường bị chững lại (do chờ đợi kế hoạch) thậm chí bị đình đốn vì kế hoạch năm sau khong ăn khớp với kế hoạch năm trước; thì sau khi có kế hoạch tài chính - ngân sách dài hạn do có tầm nhìn xuyên suốt nhiều năm nên sẽ khắc phục được đình đốn bất hợp lý đó. Trờn cơ sở đú, hỡnh thành một hệ thống đề tài khoa học làm rừ: quan điểm tiếp cận chi phối phương pháp luận xây dựng kế hoạch, phương pháp dự báo, phương pháp cân đối, hệ thống chi tiêu và các phương pháp tính toán cụ thể, chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị về tổ chức, chuẩn bị tư liệu thông tin, đi học hỏi kinh nghiệm của các nước đã làm kế hoạch tài chính ngân sách dài hạn v.v.
Từ chỗ chấp hành thụ động, không quan tâm đến mục tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội, sang vị trí được trao quyền chủ động, gắn với trách nhiệm về kết quả hoạt động trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trách nhiệm giải trình, minh bạch ngân sách có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lí cấp trên. Các nhà thầu sau khi được mời thầu, mua hồ sơ thầu phải xuất phát từ các yêu cầu chủ thầu đặt ra, để lựa chọn công nghệ, lựa chọn phương thức tổ chức, xây dựng kế hoạch thi công và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết v.v.
Có điều đáng quan tâm là số cán bộ có nghiệp vụ kinh tế - ngân sách thường là uỷ viên của các Ban lại 100% là cán bộ không chuyên trách (các tình hình này cũng hiện hữu và có phần đậm nét ở HĐND cấp huyện và xã. Tuy nhiên, luận văn này chỉ đưa ra số liệu minh chứng đối với cấp tỉnh và thành phố). Về công tác đào tạo thì trong Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (12/2006) xác nhận hình thức chủ yếu là bồi dưỡng, tập huán về chính sách, pháp luật và kiến thức quản lý Nhà nước cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã.
- Qui định rừ cơ chế phối hợp giữa thường trực, HĐND, cỏc Ban, cỏc cơ quan chính quyền trong việc tham gia và tạo điều kiện cho công tác giám sát tiến hành thuận lợi và có chất lượng cao. - Tạo cơ chế phù hợp để cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát quyết toán ngân sách và cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát chi, cho thanh toán phải quan hệ chặt chẽ khắc phục tình trạng tách rời giữa 2 khâu này.
Có mấy vấn đề bất cập: Vậy là Nhà nước ủng hộ các địa phương tăng biên chế, vì càng phình to bộ máy thì khối lượng được chi càng lớn; mức chi 8 ÷ 10 triệu đồng cho 1 biên chế là quá thấp. Theo chúng tôi một mặt phải nghiên cứu ban hành hệ thống định mức, chế độ chi tiêu trên cơ sở các tiêu chí căn cứ hợp lý, mức chi bảo đảm tiết kiệm nhưng phản ánh đúng đủ chi phí tiêu hao, cơ cấu hệ thống đầy đủ toàn diện.