Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

Nội dung và các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh đều phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chế độ hạch toán kế toán, hoá đơn chứng từ….Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều đối tượng vi phạm các quy định trên, vì vậy phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra NNT nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi sai phạm đó. + Hiệu quả trực tiếp của thanh tra, kiểm tra: Chi phí thanh tra, kiểm tra so với số thuế truy thu được đã nộp NSNN; Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản thanh tra, kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng thanh tra, kiểm tra; Tỷ lệ các trường hợp đối tượng thanh tra, kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận thanh tra, kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/tổng số thuế truy thu….

Sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Tuy nhiên, trình độ dân trí và sự hiểu biết về pháp luật thuế của NNT nâng cao trong khi pháp luật thuế chưa hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở cũng đã tạo điều kiện cho không ít đối tượng nộp thuế có các hành vi, thủ đoạn trốn, tránh thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam mặc dù không ngừng được chỉnh sửa, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự minh bạch, nhiều qui định phức tạp, khụng rừ ràng, thủ tục hành chớnh thuế cũn rườm rà… Đõy chính là kẽ hở để NNT lợi dụng, tạo ra những hành vi trốn thuế, tránh thuế và gây ra những khó khăn, phức tạp cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra người nộp thuế của các nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế với mục tiêu là hiện đại hoá dựa trên kỹ thuật phân tích quản lý các khả năng thất thu về thuế (còn gọi là quản lý rủi ro) để đổi mới nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động thanh tra kiểm tra, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật ở mức độ cao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh kiểm tra thuế. Bởi nó mang lại những lợi ích to lớn cho cả đối tượng nộp thuế- giảm mạnh những chi phí tuân thủ pháp luật về thuế; cho cơ quan thuế-giảm chi phí hành chính, chi phí nguồn lực, tăng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra thuế cho Nhà nước- đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng về thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và tăng thu cho NSNN.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN

Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên

Đến nay, với những lợi thế của mình, Hưng Yên là địa danh thu hút rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước phát triển, hình thành các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp phố nối A, khu công nghiệp phố nối B, khu công nghiệp Tân Quang, khu công nghiệp Thăng Long II… Hệ thống giao thông của tỉnh Hưng Yên được quan tâm cải tạo, nâng cấp, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch đã và đang được triển khai, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội. Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức Cục thuế Hưng Yên
Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức Cục thuế Hưng Yên

Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên thời gian qua

Qua bảng số liệu trên ta thấy Số đơn vị, cá nhân được cấp MST năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là do thực hiện Luật thuế TNCN đã có hiệu lực từ 01/01/2009 và số đơn vị ngừng hoạt động chưa đóng MST giảm là do Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền từ đó tổ chức, các cá nhân và các đơn vị sử dụng lao động đã biết nhiều thông tin, hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình và từ đó nâng cao ý thức thực hiện kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ của mình, các trường hợp thuộc diện phải đăng ký thuế theo quy định của Luật đều ý thức được trách nhiệm phải kê khai, đăng ký, chưa kể đến việc triển khai và đã cấp mã số thuế cho 43.000 cá nhân thông qua cơ quan chi trả theo sự chỉ đạo của Tổng cục thuế. Ngoài các dạng vi phạm nêu trên, qua công tác thanh tra, kiểm tra NNT cho thấy còn một số dạng vi phạm khác trong việc kê khai thuế GTGT đầu ra như: Kê khai hàng bị trả lại hoặc giảm giá để giảm thuế GTGT đầu ra nhưng thực tế hàng không bị trả lại hoặc giảm giá; có những mặt hàng chịu thuế GTGT nhưng đơn vị lại kê khai không thuộc diện chịu thuế GTGT; kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra do kê khai thiếu hoặc không kê khai thu nhập bất thường hoặc thu nhập từ các hoạt động khác; xác định giá tính thuế GTGT không đúng… Mức độ vi phạm cũng như hình thức vi phạm trong việc kê khai thuế GTGT đầu ra của NNT trong những năm gần đây thường tinh vi, phức tạp hơn.

Bảng 2.1:  Kết quả cấp, quản lý mã số thuế
Bảng 2.1: Kết quả cấp, quản lý mã số thuế

Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên thời gian qua

- Lực lượng và năng lực công tác của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là do: chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng làm ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế; Chưa xây dựng được hệ thống giáo trình đào tạo chuyên sâu cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nên chưa tổ chức đào tạo thường xuyên, định kỳ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra nhất là kỹ năng thanh tra, kiểm tra; Chưa có quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức thanh tra ngành thuế làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức thanh tra ngành thuế. Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp chưa kiểm tra, giám sát việc nhập dữ liệu vào hệ thống ứng dụng; Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra và cán bộ trong đoàn thanh tra, kiểm tra chưa được trang bị máy tính xác tay và chưa kịp thời nhập dữ liệu theo quy định tại quy trình thanh tra, kiểm tra; Một số cán bộ (nhất là cán bộ thanh tra, kiểm tra tuổi đã cao) còn chưa biết sử dụng máy tính trong việc soạn thảo các văn bản như: lập biên bản, ghi nhật ký cá nhân, chưa biết các chương trình ứng dụng để khai thác thông tin, dữ liệu.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH HƯNG YÊN

Mục tiêu, quan điểm cải cách công tác quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Định hướng chiến lược cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế đến năm 2015 là cải cách toàn diện, sâu sắc và triệt để cả về cơ chế, phương pháp thanh tra, kiểm tra, bộ máy tổ chức thanh kiểm tra, lực lượng thanh tra, kiểm tra và áp dụng rộng rãi ứng dụng công nghệ tin học để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh kiểm tra, kiểm soát được tất cả người nộp thuế, hạn chế thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ kịp thời các khoản thu vào NSNN và tránh phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế. + Tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế; nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra thuế theo yêu cầu chuẩn hoá, có phẩm chất đạo đức tốt, ứng xử văn minh, lịch sự đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác thanh kiểm tra thuế; giải quyết khiếu nại về thuế; tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên

- Thực hiện tốt các chương trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế theo chương trình của Tổng cục, triển khai thực hiện thành công Luật thuế TNCN và các Luật, pháp lệnh thuế, phí..được ban hành sửa đổi, bổ sung mới. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT theo kế hoạch đảm bảo, chất lượng và thời gian quy định; điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra kịp thời, ưu tiên các đơn vị có nhiều rủi ro.

Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên

Xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra thuế nhằm: theo dừi, đỏnh giỏ hoạt động của trưởng đoàn và cỏc thành viên thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện quy trình, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra; chấp hành pháp luật về thanh tra kiểm tra; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và ý thức chấp hành kỷ luật của thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra; nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh tra, kiểm tra để có biện pháp chấn chỉnh giải quyết. Tỷ lệ NNT cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra trong vòng 1 năm/Số NNT đang quản lý; Tỷ lệ NNT cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra trong vòng 5 năm/Số NNT quản lý trung bình các năm; Số lần thanh tra, kiểm tra trung bình của cơ quan thuế đối với NNT trong vòng 5 năm; Số NNT đã thực hiện thanh tra, kiểm tra trong năm/Số NNT đưa vào kế hoạch thực hiện thanh tra, kiểm tra năm; Số tiền thuế truy thu đã phát hiện được sau thanh tra, kiểm tra và số thuế truy thu bình quân trên 1 NNT.