MỤC LỤC
Quan hệ công tác giữa Phòng HC - TH với Văn phòng Học viện: Phòng HC - TH chịu sự hướng dẫn về các nghiệp vụ hành chính của Văn phòng Học viện để kịp thời nắm các thông tin cần thiết giúp Viện tổ chức chỉ đạo đúng các quy định của Chính phủ, Học viện và các cơ quan Nhà nước cấp trên; Hằng năm, Phòng HC - TH báo cáo kết quả công tác của Phòng HC - TH với Chánh Văn phòng Học viện, kể cả báo cáo theo yêu cầu đột xuất. Quan hệ công tác giữa Phòng HC - TH với các đơn vị, phòng ban liên quan: Phòng HC - TH phối hợp với các phòng ban của Viện xây dựng chương trình làm việc, lịch công tác, cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Viện; Phòng HC - TH có mối quan hệ thường xuyên với phòn ban, đơn vị thuộc Viện và Học viện để nắm chắc tình hình; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Viện, các phường thực hiện các Quyết định, Chỉ thị và các chủ trương của Viện; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; phối hợp với các phòng ban chuyên môn chuẩn bị những nội dung công việc, đề án trình Viện;.
Định kỳ hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Viện về nghiệp vụ hành chính, đảm bảo thống nhất toàn Viện theo các quy định của Chính phủ, Học viện thành phố và các cơ quan Nhà nước cấp trên. Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng ban, các đơn vị trong và ngoài Viện để tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, các buổi làm việc, toạ đàm của lãnh đạo Viện.
Trực tiếp phân công chuyên viên thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực công tác được Trưởng phòng giao phụ trách; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nhiệm vụ được giao, cùng với Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để nâng cao kiến thức, năng lực kinh nghiệm thông qua công tác thực tiễn. - Trách nhiệm: Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, chuyên viên chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc được giao, về hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được phân công.
Như vậy có thể hiểu công sở là nơi để tổ chức các hoạt động và kiểm soát công việc hành chính, quản lý các mặt của đời sống xã hội; là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để phục vụ cho công việc chung, bảo đảm các thông tin hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp các bộ phận cán bộ, công chức theo một cơ chế nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo nghĩa hẹp hơn, tác giả Nguyễn Thị Thu Vân quan niệm VHCS bao gồm: “ hệ thống các giá trị , các quy tắc giao tiếp ứng xử, chuẩn mực đạo đức của CBCC, các phương thức, cách thức quản lý gắn với viện tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công sở…”5. VHCS là những giá trị vật chất tinh thần thể hiện qua nhận thức, qua phương thức tổ chức quản lý các hoạt động công vụ; qua cách thức ứng xử của cán bộ công chức trong công sở nhằm mục đích hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu và hiệu quả cao.
Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, VHCS được cấu thành bởi các yếu tố như: hệ thống các giá trị; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; cơ sở vật chất, các yếu tố ngoại hiện của công sở…Đây là cơ sở tham khảo để nghiên cứu, khảo sát thực trạng VHCS tại Viện TTKH – Học viện CTQGHCM. VHCS nhằm tạo ra môi trường làm việc mang tính chuyên nghiệp, có kỷ cương đồng thời xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCC trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất tốt; rèn luyện ý thức mỗi cá nhân từ tâm lý thực hiện VHCS mang tính tuân thủ, thiếu nhiệt tình sang ý thức tự giác, tinh thần hăng say, nhiệt huyết, có trách nhiệm trong công việc hơn. Chính vì thế, VHCS góp phần hoàn thành các mục tiêu, đặc biệt là hai mục tiêu của Chương trình CCHC, đó là: VHCS góp phần hoàn thiện và nâng cao đội ngũ CBCC, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ này; làm cho môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử ngày càng văn minh, lịch sự hơn; các điều kiện làm việc ngày càng hoạt động khoa học hơn, hướng tới phục vụ cho hoạt động vì mục tiêu phát triển tại Viện TTKH nói riêng và của nền hành chính nói chung.
Chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế hoạt động của Học viện và kỷ luật lao động; quản lý tốt kinh phí và tài sản đơn vị, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản; chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ viên chức; thực hiện tốt quy chế về văn hóa công sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nghiên cứu và trong hợp tác quốc tế… Mỗi CBCCVC luôn ý thức kiểm soát các hành vi cá nhân của mình kể cả bên trong phòng làm việc hay ngoài phạm vi của Viện để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Viện mình đồng thời thường xuyên cập nhật. Thực tiễn cho thấy, đại bộ phận CBCC dù ở cương vị nào, làm việc gì cũng làm đến nơi đến chốn, vượt qua khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Có thể nói, nhìn chung đội ngũ CBCC trong Viện là lực lượng có bản lĩnh chính trị vững vàng, hoạt động có mục đích, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí phấn đấu mạnh mẽ thực hiện những mục tiêu, chương trình đã định; trung thực, không cơ hội, không vụ lợi, dám đấu tranh phê bình, có khả năng đoàn kết, quy tụ mọi người và có trách nhiệm trong cuộc sống gia đình, với cộng đồng.
Quy định số 260-QĐ/ĐU ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Đảng ủy Học viện quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã được Đảng bộ Viện, các chi bộ trực thuộc triển khai trở thành một nội dung sinh hoạt thường xuyên; tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, tác phong, lề lối, ngăn ngừa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên và viên chức. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cơ bản, một số ít cán bộ công chức còn bộc lộ những thiếu sót cần khắc phục về mặt phẩm chất đạo đức như: sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, tỏ thái độ quan liêu, hách dịch khi giải quyết công việc, trách nhiệm xử lý công việc chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né trách nhiệm. Khi khảo sát về vấn đề này, 100% CBCCVC khi làm việc tại Viện đều chấp hành nghiêm túc việc đeo thẻ, không có tình trạng quên hay lười không đeo thẻ, làm mất thẻ,…Có thể nói, đeo thẻ không chỉ là việc chấp hành đúng quy định pháp luật, chấp hành kỷ cương nơi công sở mà còn là một cách thể hiện bản thân, tác phong làm việc chuyên nghiệp, nếp sống văn minh, văn hóa nơi công sở của các CBCCVC.
Trong giao tiếp khi xử lý công việc với mối quan hệ đồng nghiệp họ dùng cách xưng hô lịch sự, tôn trọng lẫn nhau đó là “ đồng chí”, còn thời gian nghỉ giải lao, nói chuyện về cuộc sống hằng ngày thì họ sử dụng cách xưng hô hết sức gần gũi, thân thuộc như “ anh trai”, “chị gái”, “cô”, “chú”, “sếp Bình”,…Chính điều này đã phá tan mọi rào cản về sự phân biệt giữa các mối quan hệ nhằm hợp tác vì sự phát triển chung của đơn vị. Trong thời gian ngắn thực tập tốt nghiệp tại phòng Hành chính – Tổng hợp Viện TTKH, tôi đã được tiếp xúc với chị Dương Thị Kim Ngân – Chuyên viên phòng HC – TH (cựu sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội) chia sẻ về cách ứng xử, giao tiếp lịch sự qua điện thoại: “ Trong giao tiếp qua điện thoại, trước hết chúng ta phải thể hiện được thái độ lịch sự, nhã nhặn, ăn nói nhẹ nhàng của một người CBCCVC.