Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Phương hướng hoạt động của UBND huyện trong năm 2016 Thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước hơn

- Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. - Tham mưu tổng hợp cho ủy ban nhân dân về hoạt động của ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân và chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

Khái quát về phòng Nội Vụ huyện Hà Trung

Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Hà Trung

Nâng lương cho cán bộ, công chức, viên chức; Chính quyền địa phương; Cải cách hành chính; Thanh tra, kiểm tra công vụ; phối hợp, tham mưu công tác tuyển dụng công chức cấp xã, giải quyết chế độ chính sách CBCC cấp xã và các công việc khác khi được phân công. - Chuyên viên 3 (Nguyễn Công Quyền): Tham mưu, tổng hợp công tác: Giải quyết chế độ, chính sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc UBND huyện quản lý; công tác thi đua khen thưởng, phong trào thanh thiếu niên.

Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của phòng Nội vụ huyện Hà Trung

  • Khái niệm, vai trò của cán bộ công chức
    • Khái niệm, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
      • Nội dung, hình thức và các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

        Thứ ba công tác tuyển dụng nhân lực: Để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho công việc, hàng năm phòng Nội vụ đã tiến hành thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực theo đúng qui định của nhà nước dựa trên căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế được duyệt và nguồn tài chính của đơn vị từ đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng và quyết định hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển cho phù hợp. - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào: Vị trí việc làm, yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu phát triển cơ quan, đơn vị trong tương lai và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong phát triển nghiệp vụ của cán bộ, công chức phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.

        Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở ủy ban nhân dân huyện Hà Trung

        Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức ở ủy ban nhân dân huyện Hà Trung

          Bên cạnh đó, số lượng CB, CC từ 31 – 50 tuổi là lược lượng chủ chốt của huyện có 12 người chiếm 63,2%, đây là độ tuổi biểu hiện cho sự trưởng thành, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho việc chuẩn hóa đội ngũ CB, CC của huyện. Trình độ đại hoc chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 86,8% số CB, CC trong khối, nhìn chung thì trình độ chuyên môn của cán bộ công chức đã đáp ứng yêu cầu nghạch bậc đang giữ, đây là một điều kiện thuận lợi để CB, CC trong cơ quan có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác của vị trí mình đảm nhiệm.

          Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở ủy ban nhân dân huyện Hà Trung

            - Các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu phân bổ của tỉnh và Trung ương như: Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng Giáo dục chính trị tỉnh; Trung tâm Giáo dục thương xuyên và đào tạo cán bộ Thành phố Hà Nôi; Đai học quốc gia Hà Nội; trường đại học Nội vụ; trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Bên canh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng của huyện còn mắc phải nhiều hạn chế như một số đơn vị đang còn chậm trong công tác cử người đi đào tạo; việc tổng hợp, báo cáo về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đang còn chưa đều và chưa thường xuyên, chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu.

            Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND huyện Hà Trung

            Những ưu điểm

            Huyện ủy đã có những chính sách quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đó là việc mở rộng quy mô, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tăng về số lượng được cử đi đào tạo từ đó góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng vì thế đã có sự nghiêm chỉnh, tuân thủ đúng nội dung mà công cuộc đào tạo, bồi dưỡng của huyện đặt ra.

            Những tồn tại

            Với những hạn chế ở từng phòng ban gặp phải về chuyên môn để giải quyết công việc thì huyện đã cho mở rộng nội dung, bám sát và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới ban hành. Do những hạn chế về kinh phí cho nên số lớp học mở ra chưa đạt tiêu chuẩn hay nói cách khác các lớp đó chỉ ở mức trung bình chưa đáp ứng được hiệu quả đào tạo, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến trình cải cách hành chính của huyện.

            Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở ủy ban nhân dân huyện Hà Trung

            - Việc tuyển công chức sau khi tốt nghiệp phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, đảm bảo theo quy định và ưu tiên tuyển cán bộ nguồn. - Tăng cường công tác bồi dưỡng các kỹ năng trong đội ngũ cán bộ, công chức như kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hiện công việc nhằm đảm bảo có đủ năng lực tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

            Nhiệm vụ nhằm tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở huyện Hà Trung

            Tiếp tục tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ nhằm đáp ứng hiệu quả công việc. - Đối với công chức cấp xã: Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

            Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở ủy ban nhân dân huyện Hà Trung

              Bởi chỉ có trên cơ sở thông tin phản hồi về tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng mới có thể đánh giá đúng thực trạng và phương hướng điều chỉnh, cải tiến công tác này, về tất cả nội dung: tình hình thực hiện và chất lượng các văn bản ban hành; tình hình thực hiện kế hoạch và những điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch xây dựng sắp tới… Do đó, phải đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho lãnh đạo để có phương hướng điều chỉnh hợp lý, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã đề ra. - Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo phản hồi trong hoạt động quản lý để từ đó có thể đánh giá đúng thực trạng và có phương hướng điều chỉnh phù hợp cải tiến công tác này về tất cả các nội dung: tình hình thực hiện và chất lượng các văn bản ban hành, tình hình thực hiện kế hoạch và những điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch sắp tới.

              Khuyến nghị

              - Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Quy hoạch ĐTBD phải gắn với bố trí, sử dụng sau đào tạo và phải theo chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ trong từng thời kỳ; xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu có năng lực đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh. - Tăng cường đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, tài liệu học tập; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác ĐTBD, thu hút CBCC tự học, tự sáng tạo để trau dồi thêm năng lực cá nhân đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc.