Phân tích thông tin tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam trên báo in giai đoạn 2011-2015

MỤC LỤC

Đóng góp mới của đề tài

- Phương pháp định tính: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn các chuyên gia ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng về thông tin trên báo chí với vấn đề tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay; phỏng vấn một số nhà báo viết về ngân hàng; phỏng vấn người dân về việc nắm bắt thông tin về tái cơ cấu ngân hàng qua báo chí.

Cấu trúc của luận văn

Một số khái niệm cơ bản .1 Thông tin

Từ điển tiếng Nga của S.I.Ô Giê Gốp, tiếng Nga, Nxb Matxcơva, 1975, định nghĩa: Thông tin là những tri thức về thế giới xung quanh và những diễn biến trong các quá trình của chúng ta, được nhận thức bởi con người hay tổ chức chuyên môn: Thông tin là thông báo về tình hình một việc gì đó hoặc trạng thái một cái gì đó. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách và các loại hình ngân hàng khác”;“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng só tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”….

Những nội dung cơ bản của Đề án “Cơ cầu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”

Các nhóm giải pháp chính định hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đưa ra trong đề án tái cơ cấu các TCTD bao gồm: (i) Định hướng và giải pháp cơ cấu lại NHTMNN; (ii) Định hướng và giải pháp cơ cấu lại các NHTMCP, công ty tài chính, các TCTD nước ngoài, công ty cho thuê tài chính; (III) Định hướng và giải pháp củng cố phát triển quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô; (iv) Định hướng và giải pháp cơ cấu lại các TCTD nước ngoài. Đối với nhóm các NHTMCP, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các giải pháp bao gồm tái cơ cấu TCTD lành mạnh, các TCTD thiếu thanh khoản tạm thời, các TCTD yếu kém (thông qua tập trung hỗ trợ thanh khoản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại; cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị của TCTD;. làm sạch và cơ cấu lại bảng cân đối kế toán theo hướng lành mạnh).

Thông tin về tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam trên báo in

- Thông tin, giới thiệu những điển hình tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng: Số lượng tin bài phản ánh nội dung này trên các báo thời gian qua chưa nhiều, chủ yếu là các tin ngắn, thông báo về kết quả hoạt động của ngân hàng nào đó, hoặc một vụ mua bán, sát nhập ngân hàng đã diễn ra thành công…. Tác động xã hội: Mặc dù thông tin trên báo in về tái cơ cấu hệ thống NHTM đã được chú trọng, số lượng tin bài tương đối nhiều, các chuyên mục về ngân hàng được mở nhiều hơn… nhưng đánh giá khách quan, thông tin tái cơ cấu hệ thống NHTM trên báo in đã thực sự hiệu quả hay chưa vẫn chưa thể kết luận là “hiệu quả”.

Sơ lược về 3 tờ báo, tạp chí sẽ khảo sát .1 Tạp chí Ngân hàng

Ở chương này, chúng tôi đã cố gắng khái quát hóa những khái niệm cơ bản nhất về báo in, thông tin trên báo in, ngân hàng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trên báo in để xác định rừ cỏc vấn đề về nội dung thụng tin, hỡnh thức phương thức thụng tin, cỏc tiờu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả thông tin cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thông tin về tái cơ cấu NHTM trên báo in. Cụ thể, ở chương sau, chúng tôi sẽ xem xét, đánh giá nội dung, hình thức, phương thức và hiệu quả thông tin về tái cơ cấu NHTM trên báo in thông qua khảo sát Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Thời báo Kinh tế Việt Nam, cũng như phân tích các ý kiến đánh giá được tác giả khảo sát trong thực tiễn.

Nội dung thông tin

“Các mô hình AMC điển hình” do tác giả Thanh Lan tổng hợp, nêu các mô hình công ty xử lý nợ xấu của các nước điển hình như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia… Điều này có tác dụng làm bài học cho Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu ngân hàng, DN; bài “VAMC cần hành lang pháp lý thông suốt” của tác giả Huyền Thanh (Số 134, ngày 22/8/2013) thông tin việc NHNN thành lập VAMC là cần thiết để xử lý nợ xấu; bài “Trái phiếu đặc biệt của VAMC: Công cụ để xử lý nợ xấu” (Số 147, ngày 13/9/2013) tác giả Đỗ Lê phỏng vấn chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu xung quanh công cụ Trái phiếu đặc biệt (TPĐB) để xử lý nợ xấu của VAMC; bài. “TrustBank - Thay đổi để thành công” thông tin về Hội thảo Chiến lược phát triển ngân hàng, triển khai kế hoạch kinh doanh Trustbank năm 2013: đề cập đến lộ trình tái cơ cấu Trustbank đã được vạch ra và quyết tâm thực hiện thành công; Số 90, ngày 15/4/2013, trang 9 có bài “Ngân hàng “ồ ạt” thay đổi nhận diện” của tác giả Ngô Hải phản ánh những cách “làm mới” mình của ngân hàng bằng cách thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu; Số 120, ngày 20/5/2013, trang 8 có bài “Bước tiến mới trong lộ trình hợp nhất PVFC và Westernbank” của tác giả Hoài Vũ phản ánh quyết định quan trọng của PVFC về định hướng phát triển của ngân hàng này tại ĐHCĐ thường niên năm 2013.

Bảng tổng hợp tin bài trên các báo, tạp chí khảo sát từ tháng 1 - -12/2013
Bảng tổng hợp tin bài trên các báo, tạp chí khảo sát từ tháng 1 - -12/2013

Hình thức, phương thức thông tin

Bài “Ngăn ngừa rủi ro sở hữu và đầu tư chéo: Góc nhìn của người trong cuộc” (Số 184+185,ngày 02-03/8) là diễn đàn có sự đóng góp của các chuyên gia như: ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính độc lập, ông Dương Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBGSTCQG, ông Nguyễn Thành Long, Vụ trưởng vụ quản lý quỹ, UBCKNN, ông Bùi Huy Thọ, Phó vụ trưởng vụ cấp phép TCTD, cơ quan thanh tra giám sát NHNN… về vấn đề ngăn ngừa rủi ro từ sở hữu chéo và đầu tư chéo trong các NHTM. Bài “Điều hành hoạt động ngân hàng” (Số 304 +305 ngày 20 - 21/12), có sự xuất hiện của ông Lê Công - Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội; ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Viettinbank; ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Ngân hàng BIDV; ông Tareq Waleed Muhmood - Tổng giám đốc Ngân hàng ANZ cùng tham gia đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước về công tác điều hình chính sách tiền tệ, các chủ trương tái cơ cấu NHTM hiện nay.

Chất lượng, hiệu quả thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay trên báo in: ( Qua khảo sát, điều tra xã hội

Nếu các bài viết trên tạp chí được phân tích chuyên sâu, mang tính tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và có dự báo về hướng triển khai, thực hiện lộ trình tái cơ cấu hệ thống các NHTM một cách hiệu quả hơn, thì các bài viết trên báo, đặc biệt là báo ngành như Thời báo Ngân hàng lại chú trọng hơn tới việc thông tin đầy đủ, kịp thời về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các NH trong tái cơ cấu hệ thống các TCTD, đặc biệt là các NHTM hiện nay. Nguyễn Văn Dững nhận xét “phần lớn báo in nước ta hiện nay chưa khai thác và phát huy triệt để lợi thế này, mà chủ yếu chạy theo tin “hot” hay sa vào giật gân câu khách vốn là lợi thế của báo điện tử; trong khi chưa chú trọng chọn lọc sự kiện, phân tích sự kiện và vấn đề thời sự theo chiều sâu để lôi kéo, thuyết phục công chúng, chiếm lĩnh thị trường thông tin”, các tờ báo mà tác giả khảo sát tuy chưa rơi vào tình trạng “giật gân câu khách” nhưng những bài viết mang tính chuyên sâu, có tính chính luận chưa xuất hiện nhiều.

Yêu cầu mới trong việc nâng cao chất lượng thông tin tái cơ cấu NHTM Việt Nam

Kể cả các thông tin về đối tác mua là UOB cũng do báo chí tự tìm hiểu chứ không phải do NHNN cung cấp thông tin… Tình trạng này cũng xảy ra tương tự như khi thông tin về con số nợ xấu hiện tại, lúc NHNN công bố con số này, lúc con số khác, rất không đồng nhất khiến báo chí như “bị tung hỏa mù”, khó khăn trong việc thụng tin. Trước thực trạng này, việc nâng cao chất lượng thông tin về tái cơ cấu NHTM Việt Nam được đặt ra ngày càng cấp thiết, đặc biệt khi lộ trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD bước vào giai đoạn mới, có tính chất quyết định đến thành công của Đề án tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 mà Chính phủ đã đề ra.

Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thông tin tái cơ cấu NHTM trên báo in

Tuy vậy, cho đến nay, thông tin chính thức về kết quả và vấn đề tái cơ cấu các NHTM nhìn chung còn ít, thường chưa được kiểm chứng, như: cổ đông và cơ cấu sở hữu, vốn và cơ cấu vốn, kết quả kinh doanh từ thời điểm tái cơ cấu, số nợ xấu, cơ cấu nợ xấu và các con nợ chủ yếu, những thay đổi trong quản trị nội bộ, giải pháp tái cơ cấu tiếp theo và thời hạn hoàn thành tái cơ cấu đối với từng ngân hàng cụ thể… chưa được thông tin đầy đủ, kịp thời, chưa tạo sự hiểu biết và đồng thuận trong xã hội. Cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên đối với hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền; coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt, đề cao vai trò, trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí; đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và định hướng hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, và chức năng, nhiệm vụ của người làm báo.