MỤC LỤC
Mặc dù các tác giả nhìn nhận về công tác xã hội ở những khía cạnh khác nhau, song còn tồn tại một số điểm chung: Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn; Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như: trẻ em, phụ nữ, người nghèo…, những người trong hoàn cảnh khó khăn nên khó hòa nhập xã hội; Hướng trọng tâm của công tác xã hội là tác động tới con người như một tổng thể; Mục đích của CTXH là hướng tới giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của họ, từ đó giúp họ hòa nhập xã hội. Công tác xã hội thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, gia đình tiếp cận được với chính sách, nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản; Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can thiệp của CTXH là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân như sự hạn chế về thể chất, khiếm khuyết về sức khỏe, tâm thần, thiếu việc làm, không được đào tạo chuyên môn, nghèo đói, quan hệ xã hội suy giảm.
Đặc điểm, tâm sinh lý của TTK có rất nhiều biểu hiện khác nhau và rất phức tạp, trong luận văn tôi chỉ khái một vài đặc điểm tiêu biểu của TTK đang tham gia học hòa nhập tại trường như sau: Cảm giác , tri giác chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực; Tư duy chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém; Trí nhớ hiểu chậm , quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài; Chú ý thời gian ngắn, khó tập trung vào một công việc, thiếu tính bền vững; Ngôn ngữ rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói…. Truyền thụng cho mọi người hiểu rừ hơn về đặc điểm của trẻ tự kỷ, khả năng của các em, những mặt mặt mạnh các em có thể phát huy được bằng cách phát tài liệu trực tiếp, tuyên truyền trên các kênh truyền hình, đưa sách vào thư viện của các trường học…Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, đưa các câu chuyện kèm theo tranh minh họa về học sinh tự kỷ, tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập và rèn luyện vào thư viện trường học.
Thông tư Liên tịch số 42 (2013 BGDĐT, BTC và BLĐTBXH) đã ban hành hướng dẫn về việc nhập học, tuyển sinh, miễn giảm học phí và một số nội dung môn học và cho phép các trường yêu cầu nguồn kinh phí để hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn vừa qua về công tác chăm sóc, phục hồi chức năng, thực hiện giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật nói chung đã phần nào đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nội dung của quy định này bao gồm: những quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục hòa nhập người khuyết tật; giáo viên, giảng viên, nhân viên; người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập; cơ sở vật chất;. thiết bị và đồ dùng dạy học trong giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. Theo quyết định này, người khuyết tật được định nghĩa: “Người khuyết tật, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc sinh hoạt, học tập, lao động gặp nhiều khó khăn”. Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật là: 1) Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học khác; 2) Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng. Nguồn tài chính cho GDHN người khuyết tật bao gồm ngân sách nhà nước; tài trợ, viện trợ, quà tặng của các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn thu hợp pháp khác…. Trong các văn bản chính sách, pháp luật quy định chưa công nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật. Khi theo học hòa nhập tại các trường trẻ tự kỷ chưa được hưởng các chế độ, chính sách giống như trẻ khuyết tật. Qua nghiên cứu lý luận của CTXH về giáo dục hòa cho TTK giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát về công tác xã hội, giáo dục hòa nhập, trẻ tự kỷ. Từ đó xây dựng được khái niệm công tác xã hội về GDHN đối với trẻ tự kỷ như sau:. Công tác xã hội về giáo dục hòa nhập đối trẻ tự kỷ là một một động chuyên nghiệp, nhằm trợ giúp trẻ tự kỷ trong quá trình tham gia giáo dục hòa nhập nâng cao năng lực, đáp ứng được nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội. Thông qua các hoạt động cụ thể, nhân viên công tác xã hội vận động môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và các dịch vụ nhằm giúp trẻ tự kỷ và gia đình các em giải quyết các khó khăn, trở ngại trong quá trình tham gia giáo dục hòa nhập. Đồng thời góp phần đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của trẻ tự kỷ, tiến tới ổn định và công bằng xã hội. Luận văn xác định được nhiệm vụ, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng của CTXH về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ : 1)Nhiệm vụ: Trang bị kiến thức, kỹ năng cho phụ huynh, giáo viên và những người tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ; Tham vấn/ tư vấn cho trẻ tự kỷ, gia đình trẻ tự kỷ, giáo viên và những người tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ; Hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình tiếp cận các chính sách, nguồn lực xã hội; Đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch trợ giúp (quản lý ca). 2) Phương pháp: Phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng về GDHN đối với trẻ tự kỷ. Theo đó hàng năm trường sẽ tiếp nhận học sinh tự kỷ học hòa nhập từ trung tâm này (mỗi lớp có 1-2 cháu theo học cùng giáo viên chuyên biệt đi kèm). Học sinh theo học tại trường được trung tâm giới thiệu và phụ trách công việc đánh giá chất lượng cũng như phân công giáo viên chuyên biệt kèm trẻ tại các lớp. Phụ huynh sẽ phải đóng học phí cho trẻ theo quy định chung của nhà trường, ngoài ra cũng phải chi trả kinh phí cho giáo viên đi kèm, phí hỗ trợ giáo dục hòa nhập. Vì vậy mà chi phí cho một trẻ học hòa nhập là rất lớn, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cho con theo học. Các em được ngồi học chung lớp với các bạn khác, thường là cuối lớp cùng với cô giáo đi kèm học theo chương trình chung của Bộ giáo dục và làm các bài kiểm tra, thi giống như các bạn. Hầu như các bạn đều được tạo điều kiện để lên lớp, mức đánh giá lực học cũng nhẹ nhàng hơn các bạn bình thường. Đa số học sinh TK hòa nhập tại trường tham gia học đầy đủ thời gian và các tiết học như các bạn. Số liệu thống kê về trẻ tự kỷ theo học hòa nhập tại trường mấy năm qua:. Bảng 2.1: Số lượng trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập tại Trường Tiểu học Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nguồn: Số liệu được cung cấp bởi Trường Tiểu học Mai Dịch, năm 2016. Số liệu bảng trên cho thấy, số lượng trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập qua các năm tại trường tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ mô hình GDHN cho trẻ tự kỷ theo học tại nhà trường vẫn đang diễn ra bình thường. Tỷ lệ trẻ tự kỷ từ Lớp 1 lên lớp 2 qua các năm thường có sự biến động nhỏ do:. có em xin chuyển đến trường dân lập, hoặc xin đến một trường học khác phù hợp với các em hơn, có em không có khả năng theo học tiếp tại trường thì xin về các trường chuyên biệt. Học sinh cú tên Vân Đức đã có khả năng tự lập ở một số hoạt động không cần giáo viên đi kèm hỗ trợ ở những ngày cuối năm học lớp 1, phụ huynh đã xin cho con học lớp 2 ở. trường tiểu học khác gần nhà hơn”. Và cô chia sẻ thêm: “ Nhưng đến năm học 2013 -2014, tôi chủ nhiệm lớp 1C cũng có hai HSTK, 1 bạn cũng chỉ theo học được hết năm lớp 1 rồi gia đình xin chuyển vào trường chuyên biệt, do con có quá nhiều hành vi và không có khả năng tiếp thu kiến thức bài học. Còn một bạn khá vào nề nếp và tiếp tục theo học tại trường. ” Điều này cho thấy mô hình GDHN mang lại sự tiến bộ đáng kể cho các em, tuy nhiên còn phụ thuộc vào khả năng của từng trẻ khi theo học hòa nhập. Tỷ lệ trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập từ lớp 2 đến lớp 5 gần như không có sự biến động về số lượng. P lớp 2A) chia sẻ : “ Cháu đi học có nhiều hành vi, không tiếp thu được kiến thức ở lớp 2, hay khóc lóc la hét gây ảnh hưởng đến lớp học.
(Nguồn: Khảo sát phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hỗ trợ) Qua kết quả khảo sát cho thấy, hơn một nửa số người được phỏng vấn đều đánh giá các nội dung sử dụng trong việc thực hiện trang bị kỹ năng nhằm nâng cao. chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở mức trung bình. Một điểm đáng quan tâm và chú ý là các nội dung trang bị kỹ năng ở mức độ tốt còn rất hạn chế. Điều này cho thấy, để nâng cao hiệu quả trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thì cần thiết phải thực hiện tốt hơn nữa các kỹ năng liên quan đến việc hỗ trợ trẻ tự kỷ. Đặc biệt là kỹ năng giáo dục, giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Nhiệm vụ tham vấn/tư vấn cho trẻ tự kỷ, gia đình trẻ tự kỷ, giáo viên và những người tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Nhiệm vụ tham vấn, tư vấn cho trẻ tự kỷ, gia đình trẻ tự kỷ , giáo viên và những người tham gia hỗ trợ trẻ tự kỷ học hòa nhập đã được thực hiện tại Trường Tiểu học Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Kết quả tìm hiểu về mức độ thực hiện nhiệm vụ tham vấn, tư vấn của nhân viên xã hội được chúng tôi xem xét theo 2 khía cạnh sau:. 1) Mức độ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tham vấn, tư vấn của nhân viên xã hội đối với phụ huynh, giáo viên và những người tham gia hỗ trợ trẻ tự kỷ học hòa nhập. Mức độ thực hiện Nhiệm vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình tiếp cận các chính sách, nguồn lực xã hội (%). Nguồn: Khảo sát phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hỗ trợ) Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy nhiệm vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ tiếp cận chính sách, nguồn lực xã hội đã được thực hiện ở mức bình thường. Chỉ có rất ít số khách thể nghiên cứu cho rằng nhiệm vụ này được thực hiện thường xuyên. Kết quả này cho thấy, đây là một trong những nhiệm vụ đã được thực hiện tại trường Tiểu học Mai Dịch. Tuy nhiên, mức độ thực hiện thường xuyên chưa cao, điều đó nói lên nhiệm vụ này cần tiến hành nhiều hơn nữa để góp phần hỗ trợ một phần về kinh tế cho gia đình trẻ, các nguồn nhân lực và vật lực để hỗ trợ trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập. Bảng 2.11: Mức độ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình tiếp cận các chính sách, nguồn lực xã hội. Nội dung hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình tiếp cận các chính sách, nguồn lực xã hội. cho trẻ tự kỷ. 2 Miễn tiền học môn Tiếng Anh tăng cường phải đóng hàng tháng. 3 Miễn hoặc giảm tiền đóng góp mua trang thiết bị phục vụ cho học tập. Nguồn: Khảo sát phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hỗ trợ).
Giáo viên đồng thời phải dạy cả hai đối tượng: học sinh bình thường và học sinh tự kỷ, đôi khi không chú ý hết được khả năng và nhu cầu của trẻ tự kỷ, đặc biệt là những giáo viên chưa đảm bảo về chuyên môn về GDHN cho trẻ tự kỷ. Vì thế, kết quả đạt được trong giáo dục hòa nhập không cao, trẻ tự kỷ chưa thực sự có những biến chuyển tích cực.Bản thân tôi mong muốn trong tương lai nhà nước và Bộ Giáo dục ban hành chương trình, chính hỗ trỡ mở trường riêng, lớp riêng, giáo viên được đào tào tạo chuyên sâu về trẻ tự kỷ, có chương trình giảng dạy dành riêng cho trẻ tự kỷ” (PVS: Giáo viên dạy lớp hòa nhập). Phần lớn khách thể được phỏng vấn sâu đều cho rằng chưa có chính sách dành riêng cho trẻ tự kỷ và đều có nguyện vọng được Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách, quy định dành riêng cho trẻ tự kỷ. Yếu tố pháp lý, chính sách là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định các để tiến hành các nhiệm vụ của công tác xã hội về giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ. Vì vậy, yếu tố này được đưa vào đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội về GDHN cho trẻ tự kỷ. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trên điển cứu 01. Công tác xã hội thường hướng đến giúp đỡ và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội để họ tự vươn lên, tự khẳng định mình và hòa nhập xã hội. Hướng đến sự bình đẳng với tất cả mọi người, mong muốn một xã hội mà mọi cá nhân được hòa nhập. Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp TTK tham gia giáo dục hòa nhập tại trường tiểu học ,để từ đó từng bước cải thiện khả năng nhận thức, kỹ năng xã hội. Nhìn chung, hoạt động của công tác xã hội về GDHN tại trường tiểu học đã đáp ứng được phần nào tiến trình lý thuyết trong trợ giúp và định hướng phát triển trong công tác xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp và hiệu quả quá trình hỗ trợ trẻ tự kỷ tham gia giáo dục hòa nhập chưa đạt như mong đợi. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình hỗ trợ của nhân viên xã hội là việc làm hết sức cần thiết đối với TTK học hòa nhập tại các trường tiểu học. Trong phạm vi đề xuất giải pháp, tác giả lựa chọn đi sâu vào giải pháp ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để tiến hành hỗ trợ trực tiếp cho trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục hòa nhập. Từ đó xây dựng một mô hình hỗ trợ của NVXH nói chung nhằm nâng cao hiệu quả GDHN cho trẻ tự kỷ tại các trường tiểu học. Tiến trình công tác xã hội cá nhân. Tiến trình can thiệp trong quá trình hỗ trợ thân chủ gồm 7 bước:. Tiếp cận thân chủ: Hoàn cảnh nhân viên xã hội và TC gặp nhau 2. Nhận diện vấn đề: Kỹ năng xã hội, hành vi bất thường, học tập. Thu thập thông tin: thu thập thông tin từ thân chủ, gia đình, giáo viên và những người tham gia hỗ trợ trẻ học hòa. Đánh giá chẩn đoán: vấn đề của thân chủ và các yếu tố có liên quan. Lên kế hoạch giải quyết vấn đề: Lựa chọn các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của trẻ, các yếu tố về thời gian, kinh phí, địa điểm. Đưa ra mục tiêu, kết quả mong đợi. Thực hiện kế hoạch: các hoạt động tham, biện hộ, kết nối. Lượng giá và kết thúc: Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch có đạt mục tiêu không; ghi chép, tổng hợp, rút kinh nghiệm; tiếp tục hỗ trợ hay rút lui. Nội dung và phương pháp thực hiện. Mô tả trường hợp điển cứu 1) Thông tin chung. Tôn giáo: Không. Quê quán: Lục Ngạn- Bắc Giang. Nơi ở hiện tại: Lò Đúc- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Hiện đang là học sinh lớp 1C, Trường Tiểu học Mai Dịch - Cầu Giấy – Hà Nội. 2) Các thông tin khác về thân chủ.
Thực hiện kế hoạch: các hoạt động tham, biện hộ, kết nối. Lượng giá và kết thúc: Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch có đạt mục tiêu không; ghi chép, tổng hợp, rút kinh nghiệm; tiếp tục hỗ trợ hay rút lui. Nội dung và phương pháp thực hiện. Mô tả trường hợp điển cứu 1) Thông tin chung. Tôn giáo: Không. Quê quán: Lục Ngạn- Bắc Giang. Nơi ở hiện tại: Lò Đúc- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Hiện đang là học sinh lớp 1C, Trường Tiểu học Mai Dịch - Cầu Giấy – Hà Nội. 2) Các thông tin khác về thân chủ. Kh Bộ đội Ông nội Đã mất. H Giáo viên Bà nội Đã mất. B Công an Ông ngoại Đã mất. M Giáo viên Bà ngoại Đã mất. HP là một trường hợp điển hình của trẻ tự kỉ, em bắt đầu được can thiệp từ rất sớm, cha mẹ em đều là những người rất siêng trong việc tìm hiểu và sử dụng các phương pháp can thiệp trị liệu được đánh giá cao ở nước ngoài. Trước khi theo học hòa nhập tại trường tiểu học em đã có 3 năm học ở lớp tiền hòa nhập tại trung tâm Newstar. Tuy nhiên do em mắc chứng tự kỉ quá nặng, hạn chế khả năng giao tiếp em rất dễ nổi cáu, có lúc bất chợt la hét và khóc khi thấy khó chịu. Em không thích tới trường, tham gia vào các hoạt động chung với các bạn khác mà thường ngồi một mình làm những gì mình thích. Hiện tại em có một cô giáo đi kèm để trợ giúp em trong việc làm quen với môi trường học hòa nhập mới. 3) Các kỹ năng sử dụng trong quá trình thu thập thông tin về thân chủ.
Bên cạnh đó, nhân viên CTXH cũng phải là người rất tinh ý, có kỹ năng quan sát tốt, có thể hiểu được mong muốn và tâm trạng em qua các hoạt động và thái độ của em. - Thuận lợi: Sau hai ngày làm quen, tạo lập mối quan hệ với mẹ thân chủ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đi kèm và các em học sinh lớp 1C, người nghiên cứu đã tìm hiểu, thu thập được những thông tin cần thiết về sở thích, tính cách, mong muốn của thân chủ ….
Ngoài ra, đó còn phải là một người thực sự kiên nhẫn, sang tạo và luon biết lạc quan chấp nhận mọi chuyện mới có thể tiếp xúc và làm quen, tìm hiểu em.
Vì vậy, nhóm trẻ này rất cần thiết sự trợ giúp của đa dạng ngành trong đó có lĩnh vực công tác xã hội, đặc là sự trợ giúp của nhân viên xã hội tại các trường đang thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ cần được đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em như: có quyền được học tập, quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu.
Tạo điều kiện cho giáo viên được nâng cao trình độ chuyên môn ví dụ như: tổ chức các buổi thảo luận, xeminar về chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ; cử giáo viên đi học lớp bồi dưỡng, tấp huấn về giáo dục hòa nhập; tổ chức các hội thi giáo viên dạy hòa nhập giỏi..Có chính sách khuyến khích giáo viên có những công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ. Giúp giáo viên tìm được nguồn lực mới (tìm năng trong đứa trẻ, gia đình đứa hay trong chính những môi trường đó); Giúp giáo viên tham gia vào tiến trình giáo dục đối với trẻ tự kỷ. Giúp giáo viên hiểu hơn về gia đình và những yếu tố văn hóa của cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ. Hỗ trợ tâm lý; Giải quyết mâu thuẫn; Xây dựng mối quan hệ giữa các cán bộ;. Giữ vai trò là cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng; Tăng khả năng xã hội; Hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng nội quy, quy chế quản lý; Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng, hoạch định chính sách ; Xây dựng các chương trình GDHN cho học sinh tự kỷ. Từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng CTXH về giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ tại Trường Tiểu học Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Tác giả đã đề xuất 3 nhóm biện pháp: 1) Nâng cao nhận thức của cha mẹ, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cộng đồng và người dân về giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ;. 2) Xây dựng, ban hành chính sách, quy định pháp luật dành riêng cho trẻ tự kỷ; 3) Phát huy vai trò của nhân viên xã hội trong trường học đang thực hiện giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ.