MỤC LỤC
NỘI DUNG
Bên cạnh cá biển còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loại giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/ năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực, bạch tuộc ( cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/ năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 - 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ.vv Bên cạnh đó, còn rất nhiều loại đặc sản quí như vỏ bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai..vv Bị chi phối bởi đặc thù vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thủy sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể lớn, nhỏ khác nhau, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. + Phương tiện (ngư cụ) đánh bắt. Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên,ngành thuỷ sản Việt nam còn có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động .Lao động nghề cá Việt nam có số lượng dồi dào, thông minh ,khéo tay ,chăm chỉ ,có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến .. Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau : suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả năng đầu tư những công nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ ,đặc biệt trong công nghệ khai thác biển xa,công nghệ sinh học phục vụ nuôi thuỷ sản nhất là nuôi cá biển và nuôi giáp xác .. + Thị trường tiêu thụ:. Việt nam nằm cạnh Trung quốc một nước đông dân nhất trên thế giới : hơn 1,3 tỉ người ,đây là 1 thị trường đầy tiềm năng và tiêu thụ hải sản rất mạnh , hầu như từ trước đến nay Việt nam chưa từng thoả mãn được nhu cầu về hải sản của Trung quốc. Ngoài trung quốc ra còn có thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 thị trường tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm thuỷ sản của nước ta, vì vậy trong tương lai thuỷ sản Việt nam còn có tiềm năng mở rộng thị trường,đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, vươn lên 1 tầm cao mới. 1.3 Vận dụng phân tích chuỗi cung trong tiêu thụ Hải sản 1.3.1 Khái niệm chuỗi cung. Một chuỗi cung là một chuỗi bao gồm những quá trình mà nó cung cấp hàng hóa từ người này sang những người khác. Một chuỗi cung là một mạng lưới của những sự lựa chọn từ việc sản xuất đến việc phân phối. Chúng bao gồm những chức năng: mua sắm vật tư, vận chuyển những vật tư này đến các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng và phân phối những sản phẩm cuối cùng này đến tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng. Sơ đồ 1: Chuỗi cung cạnh tranh. Có thể thấy rằng thực chất chuỗi cung là chuỗi mà hàng hóa chảy từ người SX đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung bắt đầu từ nhà cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho SX, khi nhà SX nhận được các yếu tố đầu vào sẽ tiến hành SX tạo ra sản phẩm được chuyển tới các nhà chế biến, nhà phân phối rồi mới tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên về bản chất thì chuỗi cung bao gồm 3 bộ phận chính là:. Cung cấp, sản xuất và phân phối. Khi hàng hóa chảy trong chuỗi cung thì chúng không chỉ biến đổi về chất, mà còn có sự chênh lệch lớn về mặt giá trị. Qua mỗi khâu thì giá cả sẽ tăng lên và cứ như thế cho tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy càng nhiều nhà trung gian tham gia vào chuỗi cung tiêu thụ thì giá cả càng cao lên. 1.3.2 Các thành phần trong chuỗi cung. Thành phần tham gia trong chuỗi cung là những người tham gia vào quá trình vận chuyển xử lý hàng hóa từ nơi SX tới tay người tiêu dùng. Họ là những người nối kết người sản xuất với người tiêu dùng. Họ bao gồm:. Đây là những người thương nhân nhỏ, tuy nhiên lại rất linh động. Họ thường đến các hộ gia đình, thôn xóm để thu mua trực tiếp sau đó bán lại cho thương lái thu mua lớn hoặc cũng có thể bán cho người bán lẻ. Họ kinh doanh nhiều loại sản phẩm cùng một lúc và luôn hướng tới cơ hội mang lại lợi ích tốt nhất cho họ. Nguồn vốn của. Nhà phân phối. Nhà cung cấp yếu tố đầu vào Nhà sản xuất. Nhà chế biến. Chuỗi cung cạnh tranh. những thu gom nhỏ hạn chế, khối lượng hàng bán trong cùng một thời điểm không nhiều và thường sử dụng những phương tiện vận chuyển thô sơ. 2) Người thu gom lớn.
Thị trấn Cửa Việt thuộc vùng biển có truyền thống từ xưa chuyên đánh bắt thủy hải sản, lợi thế có nguồn lự lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong đánh bắt khai thác, có trình độ trong việc áp dụng và tiếp cận khoa học kỹ thuật cho nên bà con ngư dân mạnh dạn đầu tư phương tiện, nghề nghiệp để vươn khơi, vươn xa đánh bắt xa bờ, trong nhiều năm qua mang lại hiệu quả cao. TT Cửa Việt làm nông nghiệp đang còn nhiều yếu kém, chưa sử dụng hiệu quả tiềm năng của nguồn đất, chưa tập trung vì vậy DT đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây, hay chuyển đất sang làm phi nông nghiệp để mang lại kinh tế cao hơn và hiệu quả hơn, phù hợp với lối làm ăn trên địa bàn TT Cửa Việt.
Theo điều tra khảo sát thì kênh này chiếm 4,5% trong tổng sản lượng mà hộ ngư dân bán ra trên thị trường. Qua quan sát toàn bộ chuỗi cung ta thấy giá trị của cá tăng lên dần theo chiều dọc của chuỗi.
Số lượng lớn cá sau khi sấy hấp là xuất khẩu ra thị trường ngoài nước và thị trường tiêu thụ số lượng lớn cá này là thị trường Trung Quốc (TQ), những người thu mua TQ về làm việc với người thu gom lớn trên địa bàn TT Cửa Việt, những người thu mua TQ, họ đưa ra tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, giá cả sau đó người thu gom lớn về làm việc, thỏa thuận lại với các cơ sở lò hấp và cuối cùng là đến các hộ đánh bắt. Như phân tích, sự hợp tác này có ưu điểm là nhờ việc thu mua của các tư thương của Trung Quốc mà nhiều ngư dân đỡ vất vả hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm đánh bắt, tạo ra rất nhiều điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, lò hấp hoạt động với công suất mạnh tạo ra công ăn, việc làm cho các công nhân trên địa bàn TT Cửa Việt và các khu vực lân cận.
Các lò hấp biết rất ít thông tin, khó tiếp cận với các tư thương, người cuối cùng mua sản phẩm chỉ cú thể thụng qua thu gom lớn nờn khụng hiểu rừ về tiờu chuẩn chất lượng hay yêu cầu sản phẩm mà các tư thương cần mua vì thế tạo ra rất nhiều sức ép cho các cơ sở chế biến cá khô và các ngư dân đánh bắt. Trường hợp lò hấp tại nhà thì không cần nói đến, còn trường hợp bán cho lò hấp khác, thì việc thanh toán được kê dưới các dạng sau: Lò hấp cho ngư dân vay vốn trước để mua các chi phí đầu vào cần thiết cho một chuyến ra khơi, khi vào sẽ bán cho lò hấp và sẽ trừ dần các khoản vay đó.
- Dòng thông tin của người tiêu dùng trong nước tác động đến sự biến động giá, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ, không đáng kể, bởi mục tiêu của việc mở cơ sở lò hấp trên địa bàn TT Cửa Việt là để XK ra thị trường ngoài nướctrong đó thị trường Trung Quốc là thị trường đầu ra cho các sản phẩm cá khô. Dòng thông tin từ trên xuống chủ yếu là người tiêu dùng ngoài nước, nó tác động đến toàn bộ chuỗi nhưng thông tin lấy từ người tiêu dùng biến động liên tục bởi nhu cầu ngày càng cao và ảnh hưởng bởi phong tục tập quỏn..vv dẫn đến dũng thụng tin đi từ trờn xuống khụng rừ ràng và chắc chắn.
Thuận lợi
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quyết tâm, chỉ đạo thiếu quyết liệt nên người dân chưa mạnh dạn, đầu tư thêm tàu thuyền và ngư cụ để tiến hàng hoạt động đánh bắt. Chưa có sự kiểm tra giám sát, can thiệp của chính quyền nên việc tiêu thụ sản phẩm bị các thương lái trong và ngoài nước ép giá, tạo ra một thị trương THS chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn.
Các ngư dân có tàu thuyền với công suất nhỏ, tạo điều kiện để họ đầu tư, đồng thời các ngư dân cần liên kết lại với nhau để tránh tình trạng ép giá, đồng thời hình thành nên một vùng tập trung sản xuất với khối lượng lớn, đồng nhất chất lượng kết nối thị trường các thành phố lớn, cơ sở chế biến đông lạnh thông qua tư thương; tiến tới xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Trên toàn tỉnh hiện chưa có nhà máy chế biến thủy sản, tuy nhiên các cơ sở chế biến THS trên toàn tỉnh rất nhiều, cụ thể có nhà máy xay bột cá ở Quán Ngang , nhà máy chế biến cá hấp Nam Cửa Việt..nhưng nhìn chung các công ty vẫn chưa có sự liên kết với ngư dân nên chưa cạnh tranh với các doanh nghiệp chế biến khác về nguyên liệu và chưa ổn định trong quá trình tìm kiếm đầu vào.
- Sở Công thương: Nên phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong huyện xây dựng Đề án chế biến, tiêu thụ thủy hải sản cho ngư dân; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và cung cấp thông tin về thị trường giá cả các loại thủy hải sản trong và ngoài nước cho ngư dân. - Sở Khoa học và Công nghệ: Cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên xây dựng các dự án, các lĩnh vực liên quan đến việc chế tạo tàu thuyền, máy móc, ngư cụ phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản chất lượng, hiệu quả mà bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ được chủ quyền dân tộc.
Xin chào ông (bà), tôi là sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đang thực hiện thực tập cuối khóa chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp. Mong ông (bà) trả lời những thông tin chính xác nhất về tình hình tiêu thụ THS (cụ thể là tình hình tiêu thụ cá nục) trên địa bàn TT Cửa Việt.
Thông tin do ông (bà) cung cấp chỉ được sử dụng làm báo cáo thực tập, những thông tin cá nhân do ông (bà) cung cấp sẽ được giữ bí mật. Cuối cùng một lần nữa cảm ơn ông/ bà đã nhiệt tình, dành thời gian của mình để cung cấp những thông tin trên.
Kính mong các ông/ bà cung cấp thông tin đúng thực tiễn kinh doanh của gia đình. Để tìm hiểu thực trạng và phân tích tình hình tiêu thụ cá ( lưới vây) ở địa phương.