Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank)

MỤC LỤC

Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử

Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây: ngân hàng tại nhà (home-banking, Internet-banking); ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking, mobile banking); ngân hàng qua mạng không dây (Wireless-banking)… đặc biệt dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ đang rất phát triển. - Qua Phone-banking, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ ngân hàng như : hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân hàng, cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ, báo có, cung cấp thông tin ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng,.thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính.

Lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử a. Đối với khách hàng

Dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tạo dựng cho ngân hàng một danh tiếng tốt hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh do các ngân hàng khi đưa các dịch vụ này thường được đánh giá là những ngân hàng có trình độ công nghệ cao và do đó có được uy tín cao hơn đồng thời có thể phản hồi trước những thay đổi của thị trường tốt hơn và qua đó có thể thực hiện chiến lược toàn cầu hóa và xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu. Nếu như trước đây, các ngân hàng truyền thống chủ yếu thu lợi nhuận dựa trên chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, các khoản thu phí chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong đó phần lớn từ dịch vụ thanh toán, thì ở các ngân hàng hiện đại, tỷ trọng lợi nhuận thu được trên lãi vay đang ngày càng giảm xuống, tỷ trọng từ các khoản thu phí không ngừng tăng lên.

Hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử

Tác động của ngân hàng điện tử đối với sự phát triển kinh tế đã được một vài dự án nghiên cứu trong đó Pohjola (2002) đã chỉ ra tác động của công nghệ thông tin tới sản lượng của Phần Lan là 0.3% vào những năm đầu của thập kỷ 90 và mức này tăng lên 0.7% vào những năm tiếp theo. - Để xây dựng hệ thống giao dịch điện tử đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc, xây dựng, phát triển phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực, chưa kể đến các chi phí bảo hành, duy trì và phát triển hệ thống sau này – một lượng chi phí mà không phải ngân hàng nào cũng có thể sẵn sàng đầu tư.

Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử a. Hành lang pháp lý và môi trường thể chế

Tại Việt Nam năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai hệ thống Core Banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này, tức 84% các ngân hàng Việt Nam đã triển khai xong và đưa vào sử dụng hệ thống Core banking phù hợp với công nghệ hiện đại của thế giới, trong đó có một số ngân hàng đã kết nối toàn quốc, một số mới trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại cao, nhờ vậy mà khách hàng hiện nay không cần phải đến ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các dịch vụ home banking, phone banking, internet banking, mobile banking… Các dịch vụ ngân hàng điện tử đều gắn liền với yếu tố khoa học công nghệ và đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế giới

Với việc áp dụng công nghệ, chi phí của một giao dịch tương tự thực hiện qua các kênh ngân hàng tự động động khác nhau lần lượt là: 0.04 USD đối với một giao dịch thực hiện qua trung tâm liên lạc khách hàng (call/contact center); 0.27 USD qua ATM; và 0.01 USD thông qua dịch vụ Internet Banking thực hiện trên một máy tính cá nhân bình thường. Đến nay, ngân hàng trên Internet là kênh phân phối ngân hàng điện tử ở cấp độ cao nhất đã đem lại cho ngân hàng của Mỹ những khoản lợi nhuận khổng lồ, hầu hết ngân hàng ở Mỹ cung ứng dịch vụ ngân hàng trên Internet, trong đó số lượng các ngân hàng thực hiện giao dịch điện tử trên các website ngày càng tăng lên.

Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Khi cung cấp các dịch vụ mới, ngân hàng phải hướng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ. - Các ngân hàng cần phải tích cực trong việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển và cho nguồn nhân lực.

Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở NHTMCP Kỹ Thương

Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng tài sản, số vốn điều lệ, lợi nhuận trước và sau thuế qua các năm đều tăng nhanh chóng, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô, thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Có được kết quả này là do ngân hàng hiểu rằng hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng nên trong những năm qua, NHTMCP Kỹ Thương đã có những chủ trương chính sách trong công tác huy động vốn hợp lý, thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn.

Hình 2.1: Tổng tài sản của ngân hàng Techcombank qua các năm
Hình 2.1: Tổng tài sản của ngân hàng Techcombank qua các năm

Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank

    Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ muộn sẽ đem lại không ít khó khăn cho NHTMCP Kỹ Thương trong việc tranh giành thị phần và phát hành thẻ bởi các ngân hàng đi trước đã có chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm thẻ đã được nhiều khách hàng tin dùng, đặc biệt là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa sẽ phải chịu cạnh tranh với nhiều ngân hàng như VCB, ACB, EAB, Sacombank… tuy vậy, bên cạnh những khó khăn đó thì Techcombank cũng có những cơ hội đó là học tập được những kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình, để có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được, cũng như biết nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động phát hành thẻ. Bất cứ khi nào, ở đâu, chỉ cần có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Techcombank, có đăng ký sử dụng dịch vụ và kết nối mạng Internet và click là khách hàng có thể: thực hiện chuyển khoản trực tuyến; quản lý cỏc giao dịch tài khoản và tra cứu thụng tin về tài khoản; theo dừi và quản lý các khoản tiết kiệm tại ngân hàng; tra cứu thông tin các khoản vay; quản lý thông tin; liên hệ trực tuyến với ngân hàng và đăng ký sử dụng sản phẩm, dịch vụ trực tuyến một cách hiệu quả mà lại an toàn.

    Bảng 2.4: Tình hình phát hành thẻ thanh toán của Techcombank
    Bảng 2.4: Tình hình phát hành thẻ thanh toán của Techcombank

    Những ưu điểm và hạn chế của quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank

      - Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank còn chưa thoả mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ… còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, hoặc các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính… Dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến nhất hiện nay là thẻ ATM thì ngân hàng Techcombank vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng thẻ. - Về phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, việc triển khai lại luôn chậm hơn so với thế giới và khu vực, hơn nữa hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế, gây không ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, tất yếu làm hạn chế tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.

      Giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

      • Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam
        • Giải pháp từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước
          • Kiến nghị đối với ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam

            Từ những webpage giới thiệu dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn Brochure-ware), tới website cung cấp dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn E-commerce), các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới việc cung cấp những dịch vụ ở cấp độ cao hơn, tăng sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác (Giai đoạn E-business) và tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng điện tử (E-bank hay E-enterprise) thực sự , tận dụng được sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu và cá nhân hoá dịch vụ ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt*. Trong việc lắp đặt máy ATM, các máy ATM của ngân hàng Techcombank có khả năng chấp nhận các loại thẻ quốc tế cũng như nội địa có kết nối liên minh với thẻ Vietcombank, mà số lượng ATM còn khá ít so với các ngân hàng khác nên để dịch vụ thẻ phát triển thì ngân hàng Techcombank có thể sử dụng hình thức thuê mua để phát triển mạng lưới ATM; thẻ tín dụng quốc tế của Techcombank là thế mạnh nên các máy ATM phải đặt ở các điểm có thể mang lại doanh số lớn thẻ tín dụng quốc tế, và tập trung lắp đặt ở các thành phố lớn để phục vụ tốt nhất nhóm khách hàng trọng điểm.