MỤC LỤC
Cây lúa được thâm canh từ rất lâu đời trên mảnh đất Quỳnh Phụ, nó gắn bó mật thiết với người dân nơi đây, nó đi sâu vào tâm lý của họ nhất định phải sản xuất lúa nếu không thì không có đủ lương thực hoặc có tiền đi mua thì cũng không được hạt gạo ngon. Diện tích: Hiện nay cây lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng màu khác hoặc rau màu chính vì thế mà trong những năm gần đây diện tích sản xuất lúa cho hiệu quả thấp được chuyển dần mục đích sản xuất.
Phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn huyện có diện tích sản xuất ít cho nên lúa gạo sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi của gia đình, phần còn lại mới để bán. Kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ qua qua các hình thức sau: Hộ có thể mang thóc gạo ra chợ bán, bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại nhà, bán cho người thu gom hoặc bán cho đại lí thu mua.
Thông tin về giá lúa gạo khá phổ biến thuận lợi cho nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm và có sự điều chỉnh theo giá lúa gạo quốc gia. Tuy nhiên trên địa bàn huyện không có một cơ sỏ chế biến lúa gạo nào lớn chỉ có những cơ sở rất nhỏ chế biến gạo để bán cho nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Đối với phân bón, tuỳ giống nếu có cách đầu tư cho phù hợp thì sẽ có năng xuất cao nhất. Ở Quỳnh Phụ nông dân đã bỏ kĩ thuật bón phân đơn: đạm, lân, kli. Hiện nay các hộ đang sử dụng phương pháp bón phân tổng hợp NPK kết hợp với bón. phân đạm và phân kali bổ sung. Qua điều tra cho thấy các nhóm hộ khác nhau có mức đầu tư phân bón khác nhau. Đối với phân kali: đây là loại phân có tác dụng lớn đối với quá trình tạo hạt của lúa và làm cho cây lúa cứng cáp, tăng cường khả năng chống chịu của cây lúa. Nhận thức được tầm quan trọng của kali cho nên nhóm hộ khá đầu tư lớn hơn so với các nhóm hộ khác. Đối với phân NPK: đây là loại phân chủ yếu mà hộ sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa. Hộ khá do có tiềm lực kinh tế cao nên có mức đầu tư cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Qua đây cho ta thấy nhóm hộ khá đầu tư phân vô cơ cao hơn nhóm hộ nghèo và trung bình. Ngoài ra nhóm này còn biết cân đối tỷ lệ bón phân đạm, kali, với NPK hơn hai nhóm hộ còn lại. Nhóm hộ nghèo đầu tư phân vô cơ thấp nhất và cũng kết. hợp 3 loại phân này kém nhất. Đối với phân chuồng: đây là loại phân mà các hộ tự cung cấp được và có tác dụng rất tốt cho cây trông, và có tác dụng cải tạo đất tốt. Nó bổ sung vào trong đất nhiều nguyên tố mà các phân vô cơ không có. nếu chỉ sử dụng phân vô cơ mà không sử dụng phân hữu cơ thì đất nhanh chónh bị bạc màu. Hầu như phân chuồng do chăn nuôi bao nhiêu đều được sử dụng hết trong sản xuất. Phòng trừ sâu bệnh là vấn đề không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy nhóm hộ khá có chi phí thuốc BVTV cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Chi phí lao động: hầu hết các nông hộ sản xuất lúa đều thuê làm đất và tuốt lúa, chi phí mà họ bỏ ra cho phần thuê này là 78 nghìn đồng. Qua điều tra cho thấy mỗi nhóm hộ khác nhau bỏ công lao động gia đình ra khác nhau. b) Chi phí sản xuất lúa mùa của các nhóm hộ ở vụ mùa. Sở dĩ có điều này là do giống Q5 chủ yếu là do hộ trung bình và hộ nghèo sản xuất họ cân đối không tốt so với hàm lượng đạm có trong phân NPK nên bón nhiều hơn so với giống Bắc Thơm ( chủ yếu do hộ khá sản xuất). Lao động đi thuê đối với một sào lúa giống Bắc Thơm và giống Q5 bằng nhau đều là 68 nghìn đồng. 5.3 Chi phí sản xuất lúa của các vùng sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp mỗi vùng sản xuất có những điểm đặc trưng riêng biệt. Tùy theo điều kiện của từng vùng mà có cách đầu tư khác nhau, có phương thức sản xuất khác nhau để đạt kết quả cao. Qua thực tế điều tra 2 xã Quỳnh Ngọc và Quỳnh Lõm chỳng tụi thấy sản xuất lỳa gạo của 2 xó này cú sự khỏc nhau rừ rệt. a) Chi phí sản xuất lúa ở vụ xuân của các vùng. Bảng ;Chi phí sản xuât lúa ở vụ xuân của các vùng. Tính cho một sào. Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Lâm Quỳnh Ngọc. * Về chi phí trung gian: trong vụ lúa xuân xã Quỳnh Ngọc thường Gieo cấy trước xã Quỳnh Lâm do vậy mà quá trình sinh trưởng lúa xuân của 2 xã này hoàn toàn. Vụ xuân năm 2006 thời tiết có nhiều bất lợi cho lúa xuân sớm. Chính điều này đã làm cho chi phí sản xuất lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh Lâm. Qua bảng số liệu cho ta thấy mỗi sào lúa xã Quỳnh Ngọc đầu tư cao hơn xã Quỳnh Lâm. Đối với từng loại đầu vào 2 xã này cũng có sự đầu tư khác nhau. Qua thực tế điều tra chúng tôi thấy ở Quỳnh Ngọc có nhiều hộ không sử dụng phân chuồng mà thay vào đó là phân NPK. Đây là một trong những nguyên nhân đã đẩy chi phí sản xuất xã Quỳnh Ngọc lên cao hơn xã Quỳnh Lâm. b) Chi phí sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng.
Như đã nói ở trên do thời tiết không thuận lợi cho sản xuất lúa xuân sớm của xã Quỳnh Ngọc cho nên chi phí sản xuất lúa cao hơn năng xuất trên một sào lúa thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Do có giá trị sản xuất cao hơn và chi phí thời gian thấp hơn cho nên các chỉ tiêu kết quả khác như VA,MI, P của xã Quỳnh Lâm đều cao hơn xã Quỳnh Ngọc.
Chỉ tiêu hiệu quả. Mặc dù năng xuất lạc xuân không cao như lúa xuân và ngô xuân nhưng giá lạc ngô rất cao cho nên giá trị sản xuất của cây lạc rất cao. Do gía trị sản xuất khác nhau và chi phí sản xuất khác nhau kéo theo các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của các cây trồng cũng khác nhau. Lợi nhuận cuối cùng. Từ các chỉ tiêu kết quả ta thấy mỗi một đồng chi phí trung gian bỏ ra trên một sào lúa xuân thu được 4,15 đồng giá trị sản xuất và 2,76 đồng thu nhập hỗn hợp. Cây lạc tuy có giá trị sản xuất cao nhưng phải bỏ nhiều công lao động gia đình cho nên GO/công lao động gia đình không cao hơn lúa xuân. Tuy nhiên các chỉ tiêu MI/công LĐGĐ và Pr/ công LĐGĐ của cây lạc vẫn cao nhất, cây lúa xuân cao thứ hai và cuối cùng là cây ngô xuân. Qua đánh giá cho thấy cây lúa xuân có hiệu quả kinh tế thấp hơn cây lạc xuân và cao hơn cây ngô xuân. Chính vì vậy để nâng cao thu nhập cho người nông dân đồng thời làm tăng hiệu quả trong sản xuất thì chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, những ruộng cao sản xuất lúa không hiệu quả thì có thể chuyển sang trồng lạc hoặc cây khác có hiệu quả cao hơn. Nhưng cách tốt nhất giúp tăng hiệu quả sản xuất lúa là phải tìm ra những giống mới cho năng xuất và giá trị cao hơn, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương đem vào sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa, giúp họ ổn định cuộc sống gia đình. c) So sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa mùa với một số cây trồng vụ mùa. Để nõng cao hiệu quả trong sản xuất lúa đòi hỏi chính quyền địa phương phải tìm cho địa phương mình những giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất và có hiệu quả cao hơn, đặc biệt là tăng cường sản xuất vụ đông để nâng cao giá trị của đất lúa.
Bước sang năm 2008 việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn của huyện có những điều kiện thuận lợi đó là: ngành tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện ủy ,HĐND- UBND huyện, các ban ngành đoàn thể trong toàn huyện cùng với sự hưởng ứng tích cực của nông dân với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu là những yếu tố thuận lợi cơ bản để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm 2008 và các năm sắp tới. Kết quả thực hiện gieo cấy lúa vụ xuân ngắn ngày trà xuân muộn vụ xuân năm 2005 đã có chuyển biến khá tích cực nhưng nhìn chung tỷ lệ gieo cấy các giống lúa ngắn ngày bình quân toàn huyện mới chỉ đạt 66,6 %, tỉ lệ lúa xuân dài nagỳ vẫn còn chiếm 33,4%; chưa đạt yêu cầu với mục tiêu nghị quyết đề ra( phấn đấu đạt 100% diện tích cấy lúa xuân ngắn ngày), lúa lai gieo cấy vùng trũng là điều kiện khả thi để nâng cao năng xuất của những vùng này nhưng tỷ lệ đưa vào gieo cấy còn rất thấp.