Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10

MỤC LỤC

Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp 1 Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu giúp các nước trên thế giới có thể khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời giảm thiểu được những bất lợi, từ đó tạo ra được nhiều hàng hoá hơn, giúp người tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều hơn với giá cả thấp hơn. Cũng nhờ đó, các quốc gia trên thế giới có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn, giảm dần chênh lệch giữa các quốc gia, góp phần làm cho quá trình phân công lao động quốc tế được thuận lợi hơn. + Có cơ hội mở rộng thị trường: được hoạt động trên thị trường thế giới rộng lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, sức tiêu thụ hàng hoá cao, khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làm tốt ngay từ khâu lựa chọn, tuyển dụng kết hợp với việc tổ chức các chương trình đào tạo, các cuộc thi tay nghề trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung cấp đó, đồng thời phải tổ chức tốt việc dự đoán cung cầu nguồn hàng trên thị trường hiện tại cũng như tương lai, dự đoán tình hình biến động của giá cả. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào có những nhà cung cấp riêng, duy trì được mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với các nhà cung cấp là một giải pháp hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu.

Công nghệ có tiên tiến, hiện đại và có kế hoạch đổi mới, chuyển giao công nghệ thì mới nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm bớt các khâu, các gia đoạn không cần thiết, hạn chế lao động thừa. Nhờ thương mại điện tử doanh nghiệp giảm bớt được chi phí, thời gian, nhân lực, thương hiệu của doanh nghiệp được quảng bá rộng khắp hơn, có thể tìm được những đối tác lơn với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn….

Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản 1. Đặc điểm về thị trường về may mặc

Đặc điểm thị trường hàng may mặc Nhật Bản

Nhìn chung người Nhật Bản có độ thẩm mỹ cao và tinh tế do họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hoá trong và ngoài nước. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng hơn 3.000 tỷ Yên, gồm cả hàng gia dụng, trong đó nhập khẩu chiếm tới 50%. + Nhóm hàng thời trang cao cấp: mang tính thời trang từ mẫu mã, màu sắc, chất lượng, kiểu dáng và thường được nhập từ Châu Âu và Mỹ.

Vì thế, các nhà nhập khẩu Nhật quan tâm nhiều hơn đến việc nhập những sản phẩm hợp thời trang và hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của các đối tượng khách hàng. Các nhà kinh doanh Nhật đã thay đổi cơ cấu kinh doanh, thu hẹp quy mô sản xuất, tập trung nghiên cứu các sản phẩm mang tính thời tran, vòng đời ngắn. Hiện nay, hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông giảm dần trong khi nhập khẩu từ các nước Việt Nam, Thái Lan, Indonexia và các nước ASEAN khác ngày một gia tăng.

* Hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật luôn đi qua hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty thương mại tổng hợp hoặc các công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ, cuối cùng là người tiêu dùng. Hoặc việc nhập khẩu sẽ do chi nhánh của các công ty thương mại tại nước xuất xứ thực hiện, sau đó hàng hoá sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho các hãng may hoặc cửa hàng bán lẻ.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT

Khái quát chung về Công ty cổ phần May 10 Tên công ty: Công ty cổ phần may 10

    Năm 1956, xưởng May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn nhất của Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần và chính thức đi vào hoạt động trong điều kiện hoàn cảnh mới: đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Công ty cổ phần May 10 là một công ty cổ phần thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: Jacket các loại, comple, quần âu… và đặc biệt sản phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ mi nam. Mô hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng với 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp xí nghiệp, các bộ phận chức năng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc (xem sơ đồ trang bên).

    Tổng Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý chung mọi hoạt động của các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. *Các phòng ban chức năng: là trung tâm điều khiển tất cả mọi hoạt động của Công ty, phục vụ sản xuất chính, tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc những thông tin cần thiết cũng như sự phản hồi kịp thời để giúp xử lý công. Phòng kinh doanh: tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức hoạt động kinh doanh tại thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng.

    Phòng chất lượng (QA): tham mưu giúp việc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Các Xí nghiệp may thành viên: là các đơn vị sản xuất chính của công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nhận nguyên phụ liệu, tổ chức cắt, may, là gấp, đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho theo quy định. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng kinh doanh sang các khác như: kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng, kinh doanh văn phòng, bất động sản và nhà ở cho công nhân đào tạo nghề, xuất nhập khẩu trực tiếp.

    Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, sản phẩm của Công ty đã thâm nhập vào những thị trường mới như Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ, Canada và các nước Mỹ La tinh với số lượng và doanh thu không ngừng tăng lên.

    Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của May 10 trong những năm gần đây (2004 – 2007)

      Thị trường nước ngoài: là thị trường đem lại doanh thu và lợi nhuận hàng năm cho công ty, được thực hiện thông qua hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB. Hiện nay, Công ty là đối tác chiến lược của các đối tác tên tuổi trên thế giới như: Target, K- mart, Supereme, New M… (ở thị trường EU, Mỹ), Itochu Corp ở thị trường Nhật…. Như vậy Công ty đang đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thực hiện các hợp đồng FOB có giá trị cao hơn so với hợp đồng gia công.

      Công ty đã chú ý nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước, đầu tư và phát triển thị trường nội địa song song với đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Từ một công ty chỉ có chưa tới 1000 lao động thì đến nay đã lên tới gần 6500 người và chắc chắn sẽ còn tăng trong thời gian tới, chủ yếu là công nhân sản xuất. Số lượng lao động của Công ty có sự gia tăng như vậy chủ yếu là do số lượng lao động trực tiếp của Công ty trong 4 năm qua tăng nhanh, tốc độ tăng cao, trung bình tăng 10.2%/năm.

      Công ty cần quan tâm, chú trọng hơn vào công tác đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên các phòng ban chức năng, đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Nếu giữ được mức tăng này trong những năm tới thì đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, có điều kiện nâng cao mức sống, từ đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất, đóng góp tốt hơn sự phát triển của công ty. Có được kết quả này là nhờ công ty đã quen dần với việc cổ phần hoá, hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời chú trọng hơn đến công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên.

      Do đó, công ty cần có những biện pháp sao cho vừa tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận tính trên một lao động lại vừa tăng thu nhập cho người lao động.

      Bảng 1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2004 – 2007
      Bảng 1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2004 – 2007