MỤC LỤC
Kinh tế càng phát triển, càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại càng cần được xem xét, hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia vào quá trình thanh toán, đặc biệt là đối với các DNVVN. Môi trường kinh doanh bao gồm: thứ nhất, môi trường kinh tế bởi hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ có các đối tác là các DNVVN trong nước mà còn có các đối tác nước ngoài, vì thế, phải phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế và khu vực trong tương lai (thường là mười năm trở lên); thứ hai, phân tích môi trường pháp lý: bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật pháp, đặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng còn liên quan đến hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đối tác. Tuy nhiên, trong quá trình quyết định chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế cần chú ý đến sự phù hợp phát triển dịch vụ TTQT với sự phát triển hoạt động khác của Ngân hàng; sự bảo mật thông tin về chiến lược phát triển: có nội dung cần công khai, có nội dung cần bảo mật với mức độ khác nhau.
Công nghê ̣ thông tin là một công cu ̣ quan trọng trong quản lý, kinh doanh bảo đảm an toàn và hiệu quả, thông qua viê ̣c tập trung hoá tài khoản khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ hiện đại. Những đổi mới về công nghê ̣ thông tin sẽ tạo nền tảng cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại nói riêng trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Từ yêu cầu của thị trường ở hiện tại và trong tương lai, nắm bắt các xu hướng phát triển của khoa học công nghệ kết hợp với khả năng tài chính có ưu tiên của ngân hàng để lựa chọn trang bị công nghệ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Theo cách nhìn của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại thì dịch vụ nói chung hay dịch vụ thanh toán quốc tế đối với DNVVN nói riêng là hàng hoá gắn liền với mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, nó vừa mang yếu tố vật chất: khối lượng, giá trị … vừa mang yếu tố phi vật chất: tiện lợi, thói quen, sở thích, thị hiếu và tập quán tiêu dùng …. Ngày nay với sự phát triển năng động của nền kinh tế, sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh tế đối ngoại, nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng, đặc biệt là các DNVVN ngày càng tăng. Nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển, nó không chỉ bó hẹp trong các dịch vụ truyền thống mà còn có nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, các dịch vụ có kèm theo các sản phẩm tiện ích như tư vấn, môi giới ….
Ngoài việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế thích ứng với yêu cầu thị trường như trên thì trong chiến lược phát triển sản phẩm thanh toán quốc tế cần phải được đặt trong chiến lược phát triển chung của toàn ngân hàng. Sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế cần phải được đặt trong sự gắn kết với các sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng như: tín dụng, thanh toán qua thẻ, giao dịch thanh toán … Bởi lẽ một doanh nghiệp khi đến giao dịch với ngân hàng không chỉ có nhu cầu về thanh toán quốc tế mà còn có rất nhiều các nhu cầu khác. Phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển tốt mà còn đòi hỏi việc tổ chức mạng lưới hoạt động thanh toán quốc tế hợp lý để cung cấp các dịch vụ đó một cách thuận lợi nhất cho khách hàng đồng thời thoả mãn tối ưu trong quản lý và điều hành hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới thanh toán quốc tế có liên quan đến các yếu tố cơ bản như: khách hàng, trung gian môi giới, hệ thống tài sản cố định hiện có (hệ thống kho tàng, trụ sở làm việc, trang thiết bị công nghệ và hệ thống thông tin quản lý …). Thứ nhất: Trong việc tổ chức mạng lưới hoạt động thanh toán quốc tế, mỗi ngân hàng đều có cách thức tổ chức riêng phù hợp với trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng, trang thiết bị công nghệ hiện có, các yếu tố tập quán, truyền thống. Việc tập trung thanh toán tại một số trung tâm giúp ngân hàng: cung cấp được chất lượng dịch vụ tốt hơn, xoá bỏ được chênh lệch dịch vụ giữa các chi nhánh tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển, giúp ngân hàng quản lý, kiểm soát tốt hơn hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng mình.
Những rủi ro này có thể do các nguyên nhân sau: Các đối thủ cạnh tranh luôn thay đổi chiến lược cạnh tranh để giành giật thị phần, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thay đổi ảnh hưởng đến khả năng thanh toán với ngân hang, môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế có thể thay đổi ngoài dự đoán, những sai sót trong phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng …Vì thế, việc xây dựng và thiết kế một hệ thống phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng để có những biện pháp tháo gỡ kịp thời là một trong những điều kiện quan trọng để ngân hang phát triển dịch vụ TTQT. Hơn thế, uy tín và thương hiệu của ngân hàng không phải ở trụ sở làm việc đẹp, trang thiết bị tiện nghi mà nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như: chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán ….
Yêu cầu đánh giá năng lực tài chính ngân hàng tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Vốn tự có, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản, khả năng đảm bảo thanh toán của ngân hàng. Tóm lại, để dịch vụ thanh toán quốc tế đối với DNVVN tại Ngân hàng phát triển cần nhiều điều kiện. Các điều kiện và yêu cầu này có mối quan hệ, tác động lẫn nhau, muốn đạt được điều kiện này cũng cần phải có sự phát triển điều kiện kia.
Chính vì vậy, trong chính sách phát triển dịch vụ TTQT đòi hỏi các Ngân hàng phải có sự gắn kết các điều kiện này một cách hài hòa, hợp lí.