MỤC LỤC
Hệ thống CSHT GTĐB vùng nông thôn được kết nối với các trục đường quốc lộ, đường tỉnh, trung tâm hành chính huyện, xã … tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn được xem như là một đầu vào cơ bản để kích thích phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm và cung ứng tốt hơn công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Trước hết, việc mở rộng hệ thống GTĐB nông thôn không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh mở rộng sản xuất và tăng năng suất cây trồng mà còn dẫn tới quá trình đa dạng hóa nền nông nghiệp, với những thay đổi lớn về cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu về các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, CSHT GTNT phát triển còn góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa, xã hội, tôn tạo và phát triển những công trình và giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí đời sống tinh thần của người nông dân. Có thể nói, sự phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn sẽ góp phần quan trọng vào việc cải tạo điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, làm tăng phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn.
Nguồn vốn đầu tư trong nước: bao gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách TW, nguồn đối ứng trong nước, nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế (như các chương trình xóa đói giảm nghèo, thủy lợi nông nghiệp, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế vùng…), nguồn NSĐP (tỉnh) và nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế, nhân dân địa phương và cả nước. Đầu tư mang tính quốc gia lớn bằng việc vay của các tổ chức tiền tệ quốc tế đầu tư vào cầu đường bộ nông thôn do bộ GTVT thực hiện, như dự án GTNT1 do WB cấp vốn, dự án GTNT2 do WB và DFID đồng tài trợ và một số phần DFID viện trợ không hoàn lại.
Trường hợp mời được nhân tài quản lý, các chuyên gia khoa học kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên (không phân biệt quốc tịch) đến làm việc phục vụ quản lý kinh doanh, làm cho xí nghiệp đạt được những thành tựu nổi bật thì những đơn vị nhận người trích 5% lợi nhuận năm đó trả một lần cho người giới thiệu. Cùng với quá trình tạo môi trường thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư ở bên ngoài bỏ vốn kinh doanh ở vùng núi nhằm lấy kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhà nước cũng đã phát động phong trao toàn dân làm đường GTNT kết hợp với việc triệt để sử dụng các loại vật liệu tại chỗ như đất đá và các loại vật liệu khác một cách khoa học để hình thành đường giao thông đưa vào sử dụng kịp thời.
Hơn thế nữa, hình thức này chỉ phát huy mạnh trong các dự án phát triển giao thông đô thị, xây dựng cầu cống… Bởi lẽ, các hình thức này là nguồn vốn của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước bỏ ra để đầu tư thu lợi nhuận song do đặc điểm đầu tư CSHT GTNT mang nặng tính công cộng cũng như chính sách của Nhà nước chưa thật rừ ràng nờn số vốn thu hỳt từ hỡnh thức này gần như khụng cú cho phỏt triển CSHT GTĐB ở khu vực nông thôn. Có thể nói rằng, trong những năm vừa qua, các tỉnh trong vùng nông thôn TD-MNPB chú trọng cho công tác xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo các tuyến đường trong khi đó lại bỏ ngỏ việc duy tu, bảo dưỡng các công trình, hạng mục ấy làm cho chất lượng của các tuyến đường GTNT dù được đầu tư với số vốn lớn nhưng lại nhanh chóng bị xuống cấp và thay thế gây lãng phí trong quá trình đầu tư.
Trong khi Nhà nước đã có những biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân vào xây dựng CSHT GTĐB nông thôn nhưng do đặc điểm của đầu tư cho CSHT GTĐB nông thôn và hơn nữa lại là đầu tư ở khu vực mà điều kiện địa hình, khí hậu cũng như kinh tế khó khăn như vùng nông thôn TD-MNPB thì việc thu hút các nguồn vốn của doanh nghiệp nước ngoài và trong nước là một vấn đề rất hạn chế. Nhiều năm qua, khu vực nông thôn vùng TD-MNPB đặc biệt là khu vực các tỉnh miền núi được hưởng định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp chưa bằng 1,6 – 2,4 lần so với đồng bằng, kế hoạch đầu tư cho các chương trình dự án tuy năm sau có tăng lên so với năm trước từ 1,3 – 2,3 lần nhưng điểm xuất phát của vùng nông thôn TD- MNPB thấp, nhu cầu đầu tư lớn nên đầu tư ở mức độ đó là chưa đủ điều kiện phát triển.
Thứ tư, ưu tiên phát triển giao thông tại các vùng sản xuất phát triển trong vùng nông thôn TD-MNPB nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để các vùng thấp kém có cơ hội phát triển không để khoảng cách chênh lệch lớn giữa các tỉnh trong vùng. • Từng bước xây dựng các hộ lan, biển báo, gương cầu trên các tuyến đường GTNT tại các khu vực, và nhất là các tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng xa của vùng nông thôn TD-MNPB nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người dân khi tham gia giao thông.
Đồng thời, Nhà nước cũng có chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân góp vốn đầu tư cho hạ tầng đường bộ cũng như hình thành và phát triển các doanh nghiệp chuyên doanh trực tiếp đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. Sử dụng thiết thực có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách, kiểm tra chặt chẽ việc sắp xếp và đánh giá hiệu quả, tính cấp thiết của từng dự án để có chủ trương cụ thể đối với từng loại công trình, kiên quyết cắt giảm các chương trình dự án và các công trình, hạng mục chưa thực sự cấp bách và hiệu quả sử dụng không cao, tập trung vốn cho những công trình xây dựng CSHT GTĐB quan trọng và cấp thiết ở vùng nông thôn TD-MNPB.
- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý vốn ODA tại các địa phương theo hướng giảm dần những bất cập hiện tại, thực hiện chính sách đền bù hợp lý, giải phóng mặt bằng, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân để nhanh chóng đưa các dự án đi vào hoạt động đem lại những lợi ích to lớn cho người dân tại khu vực nông thôn TD-MNPB. Đồng thời trong quá trình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB chỉ nên đưa vào kế hoạch cấp vốn hàng năm cho các dự án đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục về quản lý đầu tư và xây dựng do Nhà nước, các tỉnh, các huyện và các xã trong vùng ban hành và các dự án này đã được bố trí đủ nguồn vốn để tiến hành công tác xây dựng.
Nhân dân và các tổ chức trong khu vực nông thôn TD-MNPB có hiểu được lợi ích của CSHT GTĐB đem lại cho chính bản thân họ thì họ mới xác định trách nhiệm đóng góp tiền của, ngày công lao động để xây dựng và tham gia quản lý, bảo vệ tốt các công trình giao thông công cộng tại địa phương mình. Thực tế những năm vừa qua cũng cho thấy, sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân địa phương tới công tác xây dựng và phát triển hệ thống CSHT GTĐB tại khu vực nông thôn TD-MNPB tạo ra những chuyển biến về trong đời sống của người dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Cần có những nghiên cứu đối với việc quản lý giao thông ở các địa phương cấp huyện, cấp xã để đưa ra những chính sách về tài chính cũng như nguồn lực hiệu quả hơn nhằm quản lý tốt hơn nữa trong phát triển mạng lưới GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. - Tổ chức đào tạo cho cán bộ các cấp huyện và xã về các quy trình và kĩ năng lập quy hoạch, kế hoạch phát triển CSHT GTĐB cũng như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình xây dựng, quản lý các hạng mục, công trình giao thông tại khu vực nông thôn TD-MNPB.