MỤC LỤC
Đánh giá tình hình sử dụng VKD của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt, ngoài việc so sánh các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu kỳ trước, các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch nhằm thấy rừ chất lượng và xu hướng biến động của nú, nhà quản lý doanh nghiệp cần gắn với tình hình thực tế, tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động để đưa ra nhận xét sát thực tế về hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp như việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư: nếu sự bố trí giữa VCĐ và VLĐ và tỷ trọng của từng khoản mục trong từng loại vốn chưa hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn kém là không thể tránh khỏi.
Nguồn vốn chủ sở hữu với tuỳ từng ngành nghề thì quy mô và tầm quan trọng cũng khác nhau, trong lĩnh vực kinh doanh tài chính, một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng thường có quy mô vốn chủ sở hữu rất lớn. Trong quá trình dịch chuyển vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất, hình thái của nó luôn biến động, chuyển từ hình thái tiền tệ sang vật tư hàng hoá… những tài sản này dễ gặp rủi ro vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Cơ cấu vốn lưu động đối với mỗi ngành nghề kinh doanh là khác nhau, quy mô cũng khác nhau, để quản lý tốt doanh nghiệp cần dựa vào đặc điểm cơ cấu vốn của doanh nghiệp mình để có biện pháp hợp lý.
Thởng phạt về bảo quản, sử dụng TSCĐ, nghiên cứu phát minh sáng chế ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh sẽ tăng tinh thần trách nhiệm cho nhân viên, khích lệ họ trong sản xuất kinh doanh, tạo động lực trong lao động và khả năng sáng tạo. Ngoài ra cần đẩy mạnh khâu lưu thông, để nhanh chóng thu hồi vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp bằng việc xem xét các chỉ tiêu thực hiện như vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, hệ số sinh lời vốn lưu động… Trên cơ sở phân tích đánh giá các chỉ tiêu đó để có những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với bộ phận vốn nhàn rỗi cần được sử dụng một cách linh hoạt thông qua các hình thức đầu tư ra bên ngoài như đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào tài sản tài chính, hoặc cho vay nhằm thu lợi tức tiền vay.
Công ty quản lý và sữa chữa đường bộ 232 là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, được sử dụng dấu riêng,. + Phòng quản lý giao thông: quản lý giám sát kỹ thuật những công trình giao thông do Công ty quản lý, thi công hướng dẫn cho đơn vị cấp dưới thực hiện đúg theo dự toán, thống kê kỹ thuật đã được cấp trên duyệt. Từ sơ đồ tổ chức quản lý này có thể thấy bộ máy tổ chức thống nhất từ trên xuống, cỏc phũng ban được giao nhiệm vụ rừ ràng, ban giỏm đốc cú thể nắm bắt được hoạt động của các phòng ban thông qua cơ cấu quản lý này.
Việc xác định một tỷ lệ hợp lý các khoản nợ phải trả với tổng tài sản cũng như nguồn vốn chủ sở hữu cũng rất quan trọng vì đây cũng là chỉ tiêu giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được khả năng thanh toán và đòn bẩy về tài chính giúp tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2005 tốc độ tăng tốc độ giảm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại lớn hơn, do công ty cố gắng thu hồi nợ của khách hàng làm cho khoản mục các khoản phải thu giảm đi (giảm gần 8 tỷ), trong khi đó các khoản đầu tư dài hạn và tài sản cố định cũng giảm do công ty tiến hành nghiệm thu thu hồi vốn ở nhiều công trình, đồng thời tiến hành thanh lý bớt tài sản khiến khối lượng tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm đi nhằm mục đích chuẩn bị vốn cho một đợt đầu tư mới tài sản cố định. Tuy nhiên không được như mong muốn, mặc dù trong năm 2004, tốc độ vòng quay vốn có tăng lên, nhưng lợi nhuận lại giảm đi, do sự giảm mạnh của tổng vốn, năm 2005 đánh dấu sự tụt giảm của cả tốc độ quay vòng vốn và lợi nhuận mặc dù vốn chủ sở hữu có tăng lên, nhưng tổng vốn nhìn chung vẫn giảm đi, do đó hiệu quả chưa cao.
Việc cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh ,tự bảo toàn và phát triển vốn của mình, giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi hoạt động, cùng với việc đổi mới hệ thống ngân hàng, hệ thống luật doanh nghiệp được hoàn chỉnh đã góp phần tạo bước đi thông thoáng và ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh. Tuyên Quang là một tỉnh nhỏ, kinh tế chưa được phát triển, do đó hệ thống ngân hàng vẫn còn chưa được mở rộng, việc thanh toán bằng tiền mặt là phổ biến và gần như là phương thức duy nhất đối với dân chúng, người dan rất ưa chuộng tiền mặt, nhưng không riêng gì dân chúng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt. Do đó, với các đối tác của mình, việc tìm hiểu khả năng tài chính của họ thông qua hệ thống ngân hàng là rất khó khăn, các hợp đồng của công ty, được thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, điều này cũng mang lại nhiều rủi ro cho công ty, như việc đối tác không có tài khoản tại ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán, tiền nhận được có nguy cơ là tiền giả mà công ty không phát hiện được.
Từ nhu cầu xây dựng rất lớn như vậy đã mở ra cho các công ty xây dựng những cơ hội rất lớn, tuy vậy cũng sẽ dẫn đến sự cạnh tranh rất gay gắt trong thị trường xây dựng, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, dìm giá, bỏ thầu với giá rất thấp dẫn đến những thiệt thòi không đáng có cho doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu của công ty tăng hàng năm cao song lợi nhuận thu được còn lại qua một năm kinh doanh lại không tương xứng với việc tăng cường vốn của công ty.Toàn bộ số doanh thu trong hoạt động kinh doanh hầu như chỉ bù đắp cho chi phí, điều này cho thấy việc quản lý chi phí của công ty còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao. Do vậy, công ty cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không đem lại hiệu quả cao nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hay tái đầu tư cho TSCĐ mới.Trước khi quyết định đầu tư những công nghệ mới, thiết bị mới, cụng ty cần phải biết rừ nguồn gốc của mỏy, nhờ cỏc chuyờn gia kỹ thuật.
_Kế hoạch trang bị TSCĐ: Căn cứ để lập kế hoạch trang bị và nhu cầu về TSCĐ của công ty là : Nhu cầu của thị trường xây dựng, số hợp đồng xây dựng đã đạt được của Tổng công ty ở kỳ kế hoạch, dự báo dài hạn về các dự án đầu tư xây dựng ở của đất nước trong thời kỳ tới, yêu cầu về nâng cao uy tín để tranh thầu, tình trạng của các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, các tính toán hiệu quả kinh tế giữa tự mua sắm và đi thuê. Bước 3: Sau khi lựa chọn được thiết bị và giao cho đơn vị quản lý sử dụng, yêu cầu các đơn vị thường xuyên báo cáo về chất lượng và hiệu quả sử dụng của thiết bị để kịp thời có những đánh giá về chất lượng sản phẩm cũng như khiếu nại về chất lượng sản phẩm với nhà cung cấp thiết bị khi cần thiết.