MỤC LỤC
Bước 2: Xác định lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bước 3: Chấm điểm qui mô doanh nghiệp. Bước 4: Chấm điểm các chỉ sổ tài chính Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng. Nội dung cụ thể của từng bước đã được em trình bày cụ thể trong phần Chương I.
Việc chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính này theo em là phù hợp với ngân hàng, nó thích hợp với thông lệ trong công tác thẩm định khách hàng trước đây, hơn nữa đây là các chỉ tiêu rất cơ bản, rất dễ tính thu các số liệu thu thập được, nó tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong công tác chấm điểm. Còn VPBank lại chú trọng đến 3 phương diện: chấm điểm tiêu chí trình độ quản lý (kinh nghiệm của Ban Giám đốc; tính khả thi của phương án kinh doanh); tình hình giao dịch với VPBank và ngân hàng khác ( trả nợ đúng hạn; số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ; nợ quá hạn trong quá khứ; số lần chậm trả lãi) ; các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (triển vọng ngành; vị thế cạnh tranh; số lượng đối thủ cạnh tranh). Chúng ta so sánh và dễ dàng nhận ra cả BDIV và VPBank đều bỏ qua tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, mà đã nêu ở chương I, sự quan trọng của lưu chuyển tiền tệ, nó đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của DN trong quá khứ và phỏng đoán khả năng đủ luồng tiền mặt đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của tất cả các khoản nợ hiện nay.
Điều này là hợp lý do các doanh nghiệp ĐTNN thường có nhiều kinh nghiệm và biện pháp quản lý luồng tiền tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam nên ngân hàng kỳ vọng tiêu thức này ảnh hưởng đến việc dáp ứng nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp ĐTNN cao hơn. Cũng giống như các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính ở các NH đều áp dụng chung một hệ thống tiêu chuẩn và tính trọng số cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp có qui mô lớn, vừa hay nhỏ (đối với chỉ số tài chính) hay DN quốc doanh, ngoài quốc doanh, DN đầu tư nước ngoài (đối với chỉ tiêu phi tài chính). Tuy nhiên các ngân hàng cũng không thể có quá nhiều hạng DN, theo em hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN tại NHCTBĐ là tương đối hoàn chỉnh, tuy còn một số hạn chế cần khắc phục sẽ được đề cập đến trong chương III.
Có thể nói, trong 45 năm tồn tại và phát triển của mình, chi nhánh NHCT Ba Đình đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện qui trình phân tích tín dụng, đặc biệt là khi Sổ tay tín dụng được ban hành trong toàn hệ thống NHCTVN, chi nhánh đã tiến hành chấm điểm tín dụng và đã đạt được những thành công đáng khích lệ. * Nội dung phân tích và đánh giá doanh nghiệp của phương pháp chấm điểm và xếp hạng tín dụng: NHCTBĐ đã đánh giá đầy đủ về doanh nghiệp, cả về tài chính lẫn phi tài chính như năng lực và kinh nghiệm quản lý, môi trường kinh doanh, các đặc điểm hoạt động khác…Do đó mà phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tăng khả năng dự đoán rủi ro món vay tốt hơn. * Do chế độ kế toán của Việt Nam: nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng thiếu thông tin đầy đủ và tin cậy phục vụ cho hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN là do chế độ kế toán của Việt Nam trước năm 2004 chưa qui định bắt buộc DN phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phần chi phí lãi vay trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
CIC được thành lập để tạo ra một nguồn thông tin dữ liệu về các doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng là thành viên khai thác, sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nhưng một thực tế hiện nay là nhiều tổ chức tín dụng thành viên hoặc tìm cách trốn tránh cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch vì lo ngại chi tiết thông tin về khách hàng sẽ mất vị thế cạnh tranh thậm chí còn bị ngân hàng khác lôi kéo mất khách hàng. * Những bất cập về cơ chế chính sách của Nhà nước: việc khai thác thông tin từ các ngân hàng bạn, các đối tác có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp hay từ các cơ quan quản lý Nhà nước (thuế, thanh tra…) là rất khó khăn, gần như không thực hiện được vì hiện tại chưa có một tài chế cụ thể hay một ràng buộc pháp lý nào cả, việc này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của. Hiện nay Nhà nước chưa có một cơ chế khuyến khích các DN vừa và nhỏ thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hay thuê kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán các báo cáo tài chính của bản thân doanh nghiệp trước khi nộp cho ngân hàng cho nên các báo cáo tài chính đó thiếu độ tin cậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác minh lại số liệu và phân tích kỹ lưỡng hơn, mất nhiều chi phí.
* Thời điểm chấm điểm tín dụng và thời điểm của báo cáo tài chính không tương thích: Cụ thể, đối với những khoản vay hạn mức tín dụng thì thời điểm chấm là vào đầu năm nhưng lại dùng báo cáo tài chính của năm trước chưa được kiểm toán. Để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp một cách chính xác, đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ nắm vững nghiệp vụ mà còn phải am hiểu về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác như: môi trường kinh doanh, thị trường đầu vào, ra, tiềm năng phát triển của ngành… Để tích luỹ được khối lượng kiến thức sâu rộng như vậy không thể trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian lâu dài. Đồng thời em cũng trình bày về những thành công và hạn chế của công tác này tại ngân hàng thông qua đó đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng đạt hiệu quả cao trong chương tiếp theo.