Báo cáo thực tập về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

    Cùng với sự phất triển của hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng cũng đã không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng hoạt động tín dụng vẫn luôn là một hoạt động luôn đem lại nguồn thu lớn và quyết định sự tồn tại của một NHTM. Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi là một trong những chi nhánh tiêu biểu nằm trên địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ với nhu cầu vốn ngắn hạn cao, vì vậy tín dụng ngắn hạn càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tín dụng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản của NHTM đó là: nhận tiền gửi, hoạt động tín dụng, trung gian thanh toán, hơn nữa đó là nguồn sinh ra lợi nhuận nhiều nhất cho NHTM vì thế mà muốn hệ thống ngân hàng ổn định và phát triển thì đòi hỏi chất lượng hoạt động tín dụng cũng phải ổn định và hiệu quả.

    Xuất phát từ quan điểm trên, sau thời gian thực tập tại phòng Quan hệ khách hàng 2 thuộc BIDV chi nhánh Quảng Ngãi em đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu là: “ Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn dành cho cá nhân tại BIDV chi nhánh Quảng Ngãi “. Mục tiờu nghiờn cứu của chuyờn đề là làm rừ lớ luận về hiệu quả tớn dụng ngắn hạn của NHTM, bước đầu đưa lí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu.

    NGẮN HẠN TẠI BIDV CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA

      Công tác kiểm tra và lập báo cáo kiểm toán, quyết toán phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thực hiện đúng nguyên tắc chuyên môn của ngành Ngân hàng để tiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động Ngân hàng của Nhà Nước và Hội sở. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập các chế độ của ngành, triển khai kịp thời các chế độ chính sách của Đảng và Nhà Nước, chế độ thể lệ của ngành để cán bộ, công nhân viên nắm bắt kịp thời nhằm thực thi tốt nhiệm vụ của mình, tránh sai xót. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau.

      Mặt khác tổ chức lưu trữ, thu tập thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng… dựa trên phần mềm tin học. - Tiếp tục sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng phù hợp với công tác nhiệm vụ được giao. Phân công khối lượng tín dụng phù hợp với khả năng của từng bộ phận và từng cán bộ tín dụng trên từng địa bàn thích hợp, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên Ngân hàng để đảm bảo phát vay, thu nợ và xử lý nợ lịp thời nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn.

      Cán bộ tín dụng cần tiếp xúc với chính quyền địa phương (thôn, xã) tìm hiểu mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng, ruộng đất của khách hàng có cầm cố không, mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho phần vốn phát vay. Thụng qua cụng tỏc theo dừi này để Ngõn hàng cú những chinh sỏch kịp thời như: thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình khách hàng gặp khó khăn… để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Ngoài ra, cần tăng cường chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao kiến thức pháp luật khả năng dự đoán xu hướng và cảnh báo rủi ro tiềm tàng của cán bộ làm công tác kiểm soát tín dụng.

      Bên cạnh đó, tăng cường cải cách thủ tục từ khâu thẩm định đến khâu xét duyệt và giải ngân vốn vay; hoàn thiện cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ nhưng đơn giản và linh hoạt; thực hiện ngày càng đầy đủ hơn các thủ tục, quy trình cấp tín dụng theo nội dung quy định của sổ tay tín dụng do Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ngãi ban hành. Để công tác thu hồi nợ quá hạn đạt kết quả tốt, Ngân hàng nên phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự giúp đỡ từ các cơ quan, chính quyền các cấp trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Ngoài ra, Ngân hàng còn có những chính sách kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm cá khoản nợ hoạch toán nội bản đủ điều kiện xử lý và nợ đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bảng.

      MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

        Có các chính sách hợp lý nhằm duy trì nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc, khuyến khích hình thành và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán tạo tiền đề thúc đẩy đổi mới công nghệ Ngân hàng từng bước hội nhập vào nền tài chính hiện đại thế giới. Cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc, trước hết là các doanh nghiệp lớn phải cung cấp thông tin cho các Ngân hàng thương mại và các cơ quan nhà nước, áp dụng kỹ thuật trong báo cáo và cung cấp thông tin. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng Ngân Hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật.

        Cần có biện pháp chế tài bắt buộc các Ngân hàng thương mại tham gia vào công tác tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tín dụng (CIC) để hỗ trợ tốt hơn cho các Ngân hàng trong việc tra cứu thông tin khách hàng. - Trích lập quỹ dự phòng phòng ngừa rủi ro: Ngân hàng Nhà Nước cần kiểm soát chặt chẽ các Ngân hàng thương mại trong việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng tỷ lệ quy định do Ngân hàng Nhà Nước ban hành. Để nâng cao nhận thức cũng như vai trò của các dự phòng đối với việc đề phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhà Nước cũng có thể phối hợp tổ chức các buổi giới thiệu, hướng dẫn về việc trích lập dự phòng cho các Ngân hàng Thương mại.

        Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, hiện nay đang còn hạn chế về quy mô vốn, Ngân hàng nên chú trọng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng mối quan hệ cho khách hàng. Đa dạng hóa tài sản thế chấp, khách hàng có thể thế chấp bằng máy móc, thiết bị, nhà đất, quyền phải thu, đối với khách hàng là cá nhân, có uy tín phát hành thẻ Creditcar thấu chi tài khoản. Cấp tín dụng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng, đối với hình thức cho vay bằng tiền mặt với số lượng tiền lớn điều xe chỏ tiền đến tận nhà cho khách hàng, vừa đảm bảo khoản tiền vay đồng thời qua đó cũng thể hiện sự chăm sóc khách hàng tốt.

        Trong xu thế hiện nay Ngân hàng không nên tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước với dư nợ lớn, bởi vì đối với những khách hàng này thường cho vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo, đồng thời các doanh nghiệp này hiện nay hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến khả năng rủi ro cao ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Việc cơ cấu lại nợ trong bảng cân đối kế toán là cần thiết nhưng chỉ giải quyết nợ xấu phát sinh là chưa đủ mà ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai là điều quan trong hơn. Trong năm có những ngày lễ nhằm tôn vinh những người đang công tác trong một số lĩnh vực như: ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân….