MỤC LỤC
CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. CNH, HĐH nông thôn: là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở KT-XH, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng QHSX phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn.
Ăngghen giải thích rất cặn kẽ những kết quả thu được nếu xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu: xã hội sẽ tước khỏi tay bọn tư bản tư nhân việc sử dụng tất cả mọi LLSX và mọi phương tiện giao dịch cũng như việc trao đổi và phân phối sản phẩm; xã hội sẽ quản lý tất cả những việc đó căn cứ theo kế hoạch đặt ra, căn cứ vào các nguồn lực hiện có và vào nhu cầu của toàn xã hội; do đó mà tất cả những hậu quả tai hại gắn liền với chế độ quản lý đại công nghiệp hiện nay sẽ - 22 -. Vì vậy, những nước nào nhấn mạnh chế độ sở hữu tư nhân thì thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất có giới hạn (nghĩa là quyền tư hữu ruộng đất trong các giao dịch dân sự và kinh tế nằm trong khuôn khổ qui định cho phép của luật pháp như qui hoạch chung, mục đích sử dụng…); còn những nước nhấn mạnh chế độ sở hữu nhà nước (sở hữu nhà nước XHCN; sở hữu tối cao, sở hữu tuyệt đối của nhà vua, hoàng gia) thì trao quyền sử dụng đất và kèm theo các - 33 -.
Ngoài ra, việc sử dụng đất nông nghiệp của các chủ thể như hộ gia đình và doanh nghiệp có thể gây ra những tác động ngoại vi tiêu cực ảnh hưởng xấu lẫn nhau và tác động xấu đến môi trường sinh thái; vấn nạn đầu cơ đất nông nghiệp làm tổn hại đến người kinh doanh nông nghiệp chân chính, đặc biệt khiến nông dân nghèo mất đất…Vì lẽ đó, Nhà nước phải tham gia tổ chức – quản lý để điều tiết, định hướng các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực đất đai nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thứ nhất, đối với thẩm quyền của Nhà nước về đất đai: tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, chính vì vậy, Nhà nước có quyền định đoạt đối với đất đai: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất; qui định về hạn mức giao và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng như định giá đất.
Chế độ sở hữu tập thể về quyền sở hữu đất đai nông thôn kiểu này khiến cho người nông dân thiếu quyền tự chủ kinh doanh quản lý, do đó không động viên được tính tích cực sản xuất của người nông dân, khiến cho đất dùng trong nông nghiệp khó được phân bổ tối ưu và giành được hiệu quả kinh tế đầu ra cao. Đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước có quyền thông qua đại lý của mình (tức Ban ngành được trao quyền quản lý đất đai), chủ yếu áp dụng phương thức sử dụng có kỳ hạn, có đền bù, có lưu động, trực tiếp đem quyền sử dụng đất nhượng lại cho đơn vị khai thác kinh doanh đất đai hoặc đơn vị xây dựng sử dụng đất; đất đai tập thể nông thôn dùng vào xây dựng, thay đổi mục đích sử dụng hợp pháp hiện có, phải thông qua hình thức trưng thu đất, chuyển thành đất đai sở hữu nhà nước rồi mới có thể chuyển nhượng được [42; tr.
Đất đai thuộc sở hữu của Vua hay sở hữu nhà nước (quyền sở hữu tuyệt đối), sau đó cấp hoặc chuyển nhượng lại cho các cá nhân, tổ chức quyền sử dụng đất và các quyền năng khác trong các giao dịch của thị trường như quyền cho thuê, quyền thế chấp, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế… gần như quyền sở hữu có giới hạn (quyền sở hữu tương đối) nhưng thấp hơn quyền sở hữu tuyệt đối. Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người nông dân cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững, bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi trọng hướng đến.
Có Chính phủ thừa nhận quyền sở hữu đất đai và tổ chức, quản lý theo mô hình 1 nhưng cũng có Chính phủ không thừa nhận quyền sở hữu mà chỉ thừa nhận quyền sử dụng và đảm bảo lợi ích bằng cách gia tăng thêm các quyền phụ trợ như quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê (mô hình 2 và Trung Quốc)… Lúc đầu quan hệ tổ chức – quản lý xã hội về đất đai có thể tạo ra những phản ứng của xã hội hoặc thậm chí sau này trở thành những rào cản phát triển, nảy sinh và phát triển mâu thuẫn nhưng nó vẫn hình thành quan hệ xã hội ngày càng chặt chẽ về đất đai. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong 30 năm qua cho thấy rằng, sự ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ cho mục tiêu CNH, HĐH đã thể hiện nhiều bất cập và sự trả giá đắt của mình đó là tình cảnh cùng quẫn của nông dân, sự lạc hậu của nông thôn so với thành thị, sự suy thoái môi trường… Dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững, nền kinh tế được so sánh như “một chân ngắn, một chân dài” hay là tình trạng nền kinh tế được ví như cơ chế hoạt động của cây đèn cầy – đó là quá trình thắp sáng và tự hủy hoại mình.
Những nội dung đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn được thể hiện tập trung nhất ở Luật Đất đai năm 20036 chủ yếu là quy định về quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu pháp lý và kinh tế đối với đất đai Với vai trò đại diện quyền sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu pháp lý của mình thông qua qui định về quản lý đất đai, quy hoạch đất đai, mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đai để phục vụ các mục tiêu phát triển nhằm chi phối các hành vi hoạt động của nông dân liên quan đến đất đai.
Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai của Chính quyền: Mức độ phổ biến những văn bản pháp luật đất đai liên quan đến quy hoạch, bồi thường, giải tỏa và tái định cư của Chính quyền địa phương được người dân trả lời đáng lưu ý như sau: có đến 22,3% ý kiến cho rằng chính quyền địa phương không phổ biến, chỉ có 9,7% ý kiến cho là thường xuyên, thỉnh thoảng 35% và ít phổ biến 33%. Phương thức liên kết thường dưới dạng doanh nghiệp lập dự án kêu gọi nông dân (nhiều trường hợp thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường, hoặc cán bộ cấp xã) góp đất lâm nghiệp (hoặc đất nông nghiệp) bằng cách photo có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc viết giấy ủy quyền giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để doanh nghiệp xin hỗ trợ ưu đãi từ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước.
Thứ ba, qui định hạn điền mâu thuẫn với xu hướng tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Điều 70 của Luật Đất đai năm 2003 về hạn mức giao đất nông nghiệp và Điều 69 của Nghị định 181 năm 2004 về hướng dẫn Luật Đất đai 2003 như sau: (1) Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha đối với mỗi loại đất đối với các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực ĐNB và ĐBSCL; không quá 2 ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. (2) Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và Luật Dân sự: Trước khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thì mọi hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất không có công chứng hoặc chứng. nhận của chính quyền cơ sở đều có hiệu lực thi hành, nhưng theo qui định của Luật Dân sự lại không có hiệu lực thi hành. Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với các luật khỏc, cộng với những điểm chưa rừ ràng trong Luật Đất đai tạo ra những kẽ hở dễ dẫn đến tranh chấp, lãng phí không đáng có. Chẳng hạn tình trạng tồn tại “sổ đỏ”. nhà) gây khó khăn trong việc quản lý đất đai với các tài sản gắn liền với đất.
Thứ nhất, Hiến pháp năm 1959 đã thừa nhận sở hữu ruộng đất của nông dân và nhà tư sản dân tộc, tại Điều 11: Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay: hình thức sở hữu của Nhà nước, tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc. Tức là, mỗi xã, phường đều có một cán bộ địa chính phụ trách mà không có sự phân biệt địa phương đó địa bàn rộng hay hẹp; số nhân khẩu nhiều hay ít; giao dịch hiện tại về đất nông nghiệp, đất ở; về bồi thường, giải tỏa; tính chất phức tạp về đất đai ở địa bàn về tranh giành đất, về khiếu kiện khiếu nại, về tham những đất… Như vậy có hiện tượng nhiều xã phường công việc cán bộ địa chính nhẹ nhàng nhưng lại có những nơi công việc cán bộ địa chính rất nhiều và phức tạp.
Để thực thi thành công chiến lược xây dựng nông thôn phát triển bền vững, giữ vững an ninh trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chính phủ cần thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Thủ tướng trực tiếp điều hành; còn ở các tỉnh, Chủ tịch tỉnh phải trực tiếp thực hiện. Kết hợp với những nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng thế giới về chính sách ruộng đất ở các nước đang phát triển và diễn biến của nông dân Việt Nam trên cơ sở đã được khảo sát kiểm chứng, chúng tôi thấy rằng mối quan tâm thật sự của nông dân về đất đai chính là quyền hưởng dụng đất đai, bao gồm các quyền sử dụng đất, quyền tham gia qui hoạch đất đai nông nghiệp và quyền lợi được bồi thường thỏa đáng cả về vật chất lẫn tinh thần khi người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Các công trình khác a. Giáo trình, sách
Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 42. Trương Thị Lan Phương (2007), Giải pháp ổn định cuộc sống và tiến tới tái định cư cho các hộ dân tạm cư khu vực Xóm Tiêu, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia.
Viện Kinh tế TP.HCM (2005), Báo cáo tổng hợp chuyên đề đánh giá thực trạng, hoàn thiện và cụ thể hóa chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới thủ thiêm. Đặng Hựng Vừ (2006), Thực hiện chớnh sỏch, phỏp luật đất đai đối với cụng tác phòng chống tham nhũng, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, Báo cáo tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.
Các câu hỏi chủ yếu dưới dạng “lựa chọn câu trả lời phù hợp”, theo đó quý Ông (Bà) có thể đánh dấu x vào những ô trống phù hợp. Ở một số câu hỏi khác, quý Ông (Bà) sẽ được đề nghị trả lời trực tiếp vào phần kẻ hàng sẵn.
Ý kiến, quan điểm của quí Ông (Bà) về chính sách đất đai của Nhà nước từ.
� Sở hữu toàn dân về đất đai � Qui hoạch đất ở địa phương dẫn đến đất nông nghiệp bị thu hồi. � Quyền sở hữu tư nhân về đất đai � Quyền sử dụng và các quyền khác.
Những hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc 5 phường: Thủ Thiêm, An Khánh, An Lợi Đông, Bình Khánh, Bình An quận. Thu thập thông tin nhằm tìm hiểu nguyên nhân người dân ở 5 phường Thủ Thiêm, An Khánh, An Lợi Đông, Bình Khánh, Bình An khiếu kiện về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Các câu hỏi chủ yếu dưới dạng “lựa chọn câu trả lời phù hợp”, theo đó quý Ông (Bà) có thể đánh dấu x vào những ô trống phù hợp (có thể chọn nhiều hơn một đáp án). Ở một số câu hỏi khác, quý Ông (Bà) sẽ được đề nghị trả lời trực tiếp vào phần kẻ hàng.
Những hộ dân có đất trong vùng qui hoạch để thực hiện các dự án do tư nhân làm chủ đầu tư ở ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Thực hiện cuộc điều tra này nhằm làm rừ thực trạng qui hoạch đất đai hiện nay ở ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Tôi cam kết giữ bí mật các thông tin được quý Ông (Bà) cung cấp. Thông tin của quý Ông (Bà) chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Theo ý kiến của Ông (Bà) phương thức giải tỏa, cưỡng chế đối với Nhà xây dựng trái
Dân cư ở khu vực dự án đô thị mới Thủ Thiêm cũng khá đa dạng từ những người đã gắn bó nhiều thế hệ đến những bộ phận mới chuyển về lập nghiệp trong những năm gần đây. HỘP: Ý kiến chuyên gia về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Câu hỏi 1: Tại sao người dân vẫn khiếu kiện, khiếu nại về công tác bồi thường, hỗ trợ và.
Trả lời : Do tâm lý muốn được bồi thường nhiều hơn. Trong khi mức giá bồi thường thực hiện theo qui định nhà nước
Câu hỏi 2: Tại sao UBNDTP.HCM lại thay đổi các khu tái định cư so với phương án đã được Thủ tướng phê duyệt?
Trả lời: Hiện nay UBND TP giao sở Xây dựng phối hợp với các sở ngành và đơn vị có liên quan triển khai đầu tư xây dựng 12500 căn hộ chung cư phục vụ tái định cư dự án khu đô thị
- Lê Văn Nghiệp: Dân có nhu cầu về nhà ở thực sự nhưng không cho phép xây dựng để đất cho dự án “treo”!.
Sự lạm quyền trong việc thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà kinh doanh đang khiến cho 85% khiếu kiện của nhân dân hiện có liên quan đến vấn đề ruộng đất, vì sao Nhà nước không nhận thấy để tháo sớm “ngòi nổ” này?. - Thưa ông, công nghiệp hoá không chỉ theo một hướng áp đặt như Nhà nước vẫn làm, mang nhà máy về xây dựng trên đất ruộng, mà công nghiệp hoá còn có thể xuất hiện tự nhiên bắt đầu từ việc tích tụ ruộng đất, làm nảy sinh nhu cầu cơ giới hoá, hiện đại hoá, nhu cầu phát triển đa dịch vụ tại nông thôn, tại sao.
Nhưng sau khi đưa cho các hộ nông dân có nhu cầu vay một ít tiền thì Trung đem các sổ đỏ làm thủ tục chuyển nhượng, sang tên cho Trung, sau đó đem đi.