Phân tích thực trạng nghiện game online của giới trẻ hiện nay tại tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

Phân tích và đánh giá thực trạng

Nhiều trường hợp trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người vì nghiện game online cũng đã xảy ra và được báo chí đăng tải trong thời gian vừa qua, có những nhóm thanh thiếu niên vì mâu thuẫn trong khi chơi game đã tìm đến nhau thanh toán theo kiểu xã hội đen. Tình trạng chơi game chỉ có thể được xem là nghiện khi việc sử dụng game/Internet đạt đến một thời lượng và một mức độ nhất định nào đó khiến cho đương sự gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong các sinh hoạt học tập, làm việc, giao tiếp và quan hệ xã hội. Chúng có chung một số tính chất đặc trưng về diễn tiến từ chỗ sử dụng, chuyển sang lạm dụng và sau cùng là nghiện; đồng thời tác nhân gây nghiện (ở đây là game online) cũng làm cho đương sự có tình trạng “dung nạp”, “lệ thuộc” và khi không sử dụng có thể xuất hiện “hội chứng cai”.

Các biểu hiện ở người nghiện game online cũng cho thấy một sự suy giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, khó kiểm soát các xung động và đòi hỏi của bản thân, rối loạn các nhịp điệu sinh hoạt thường ngày (ăn uống, ngủ nghỉ..), giảm hoặc mất hẳn khả năng giao tiếp và quan hệ với những người xung quanh trong cuộc sống thực tế và phần lớn thời gian chủ yếu được dành cho việc sử dụng game online online. Việc dùng lâu bàn phím có thể dẫn tới những chấn thương các ngón tay không đáng có, các bệnh về cột sống, tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như mỏi mệt, căng thẳng, kém tập trung chú ý, gây ra những tác động xấu đối với sự phát triển hình thể và trí não của trẻ. Ngoài ra, theo các nghiên cứu khoa học, ở người nghiện game nói chung, khi họ chơi game, não bộ họ tiết ra chất endorphine (một loại nội tiết tố mang lại sự hưng phấn), vì vậy họ thường né tránh những vấn đề khó khăn bế tắc trong cuộc sống bằng cách chơi game.

"nghiện" game online của thanh thiếu niên hiện nay chúng tôi nhận thấy nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng "nghiện" game online ở thanh thiếu niên hiện nay đều xuất phát từ việc các em chưa nhận được sự quan tâm và giáo dục thích đáng từ phía gia đình. Video game và game online còn có tính năng giúp người chơi thực hiện “sắm vai” nghĩa là người chơi tự tạo nên những “nhân vật” rồi hóa thân mình trở nên nhân vật ấy, thậm chí có thể hình thành nên một sự “gắn bó tình cảm” giữa người chơi và nhân vật do chính mình dựng lên rồi hóa thân vào, rồi chính sự gắn bó này khiến người chơi khó có thể dừng cuộc chơi hoặc khó cưỡng lại sự thôi thúc quay trở lại cuộc chơi lần sau. Tính năng sắm vai đôi khi cho phép người sử dụng game/Internet tạo nên những hình ảnh về bản thân theo cách mới hơn hoặc được làm cho khác biệt đi - điều này khó có thể thực hiện được khi bản thân họ trực tiếp tiếp xúc và giao tiếp với những con người thật trong đời sống thực tế.

Và tính chất sau cùng của game online (và nói chung là của Internet) là sự hình thành những mối quan hệ trong một “cộng đồng cư dân trên mạng” có cùng mối quan tâm và luôn sẵn lòng chia sẻ (dù thuận ý hay nghịch ý, dù hợp tác hay đối kháng). Riêng trong game online đó chính là tập hợp của những “bạn chơi”, nhất là trong các “Trò chơi sắm vai trực tuyến có đông người chơi tập thể”, người chơi vừa có thể thiết lập các mối quan hệ với bạn chơi, lại vừa khó có thể ngừng hoặc từ chối trở lại cuộc chơi, vì thiết kế của các “game online có đông người chơi tập thể” không bao giờ khiến người chơi có thể đạt đến “chiến thắng chung cuộc”. Khi gặp trở ngại trong việc tìm kiếm tưởng thưởng ở những nguồn kích thích thường ngày (công việc, học tập, vui chơi, quan hệ với người thân..), người ta có thể quay sang tìm kiếm các tưởng thưởng từ những nguồn kích thích khác nếu nguồn kích thích này là “sẵn có”, những nguồn kích thích này có thể là các hóa chất gây nghiện hoặc các thực tại ảo (có thể bên trong: huyễn tưởng, mơ mộng hoặc có thể bên ngoài: bài bạc, Internet..).

Những thanh thiếu niên có xu hướng dễ chán nản, có mối quan hệ không tốt với những người thân trong gia đình, những người cảm thấy bị thất bại trong việc học, bị “ruồng bỏ”' trong trường lớp, hoặc những người có xu hướng đi tìm kiếm những kích thích giác quan (thích cảm giác lạ) là những người dễ bị lôi cuốn vào việc chơi game và nghiện game, vì chỉ có thế mới giúp họ khỏa lấp được cảm giác trống vắng và thỏa mãn được những nhu cầu mà họ không thể đạt được qua những hoạt động khác. Thanh niên tìm thấy ở Internet (bao gồm cả hoạt động chơi game online) những cơ hội để thanh niên có thể “thành công”, được chấp nhận trong mối quan hệ với các bạn khác trong cư dân mạng và giải quyết những nhu cầu cơ bản của lứa tuổi mà môi trường thực tế thanh niên không thực hiện được, đồng thời thanh niên cũng tìm thấy ở Internet như một môi trường rất lý tưởng để xây dựng và thể nghiệm những hình ảnh của bản thân. Một số phụ huynh (vô tình hoặc cố ý) đôi khi cũng “thỏa hiệp”' với khuynh hướng này bằng cách thừa nhận hoặc thương lượng với thanh niên để dành cho thanh niên một khoảng thời gian nhất định trong ngày được chơi game online và sử dụng Internet.

Khi đó, thanh niên sẽ ngày càng cách xa với thế giới thực tế hơn, kém thích nghi hơn, các chức năng sống của thanh niên và quan hệ trong gia đình sẽ càng bị suy giảm, thậm chí lạm dụng game online còn gây ra các tác hại trên sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh niên, nghiêm trọng hơn có thể dẫn thanh niên đến tình trạng bạo lực và phạm pháp. Ban đầu họ thử chơi có thể do nhiều lí do:tim hiểu cái mới,hoặc do những thất bại trong cuộc sống hiện thực, do khộng được tôn trọng trong cuộc sống, mất tự tin, lo lắng và từ đó họ muốn dùng trò chơi trực tuyến để tự khẳng định mình.

Giải pháp

• Game online tạo cảm giác “phê” như ma túy, game thủ lại được nhập vai bạo lực thực thụ chứ không phải thụ động xem như xem phim nên nguy cơ nghiện rất cao. • Bên cạnh đó còn có các chương trinh tăng thưởng cho những game thủ xuất săc – chính những phần thưởng trong trò chơi cũng tạo sự hứng thú kỳ lạ, người chơi được thưởng nhựng phần thưởng ảo làm họ cảm thấy say mê thậm chí đươ85c tôn vinh và người khác phải nghe lời, phục tùng..Điều đó làm cho người chơi cảm thấy thích thú và say mê hơn với trò chơi hơn. • Việc thiếu các địa điểm vui chơi cho thanh niên em cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các em chọn cách giải trí khác đó chính là chơi game trực tiếp.

Các cơ sở Đoàn các cấp cần tổ chức nhiều hoạt động, góp phần chăm lo đời sống tinh thần, giải trí của thanh thiếu niên hơn nữa.  Về phía doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm game online nên chú trong đến nội dụng của game, không nên để các yếu tố tiêu cực như bạo lực không hợp thuần phong mỹ tục tồn tại trong game, nên lập trình để có thể quản lý giờ chơi của người chơi, hạn chế người chơi chơi quá lâu, tối đa có thể chỉ khoảng 3 giờ/lần chơi, không nên chỉ quan tâm đến doanh số mà cần phải quan tâm những tác động của game online đến sức khỏe, tinh thần của người chơi.

MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN

Anh (Chị) chơi game online suốt thời gian lên Internet hay có kết hợp làm việc khác?. Anh (chị) cảm thấy việc chơi game online có giúp ích gì cho anh (chị) không?.