Yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam: Phân tích kinh tế lượng

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐÔNG Ở NÔNG THÔN

    Một thực tế khụng rừ ràng trong cỏch phõn loại hiện nay là lao động di cư ra các khu công nghiệp lớn ở ngoại ô (ví dụ lao động di cư từ nông thôn ở Thái. Bình ra làm việc tại các khu công nghiệp ở Gia lâm Hà nội) mặc dù là ngoại ô nhưng lại có đặc thù như những vùng đô thị nếu xem xét trên góc độ điều kiện sinh họat, chi tiêu, dịch vụ đời sống…Trong nghiên cứu này những lao động di cư như thế đuợc xếp vào di cư nông thôn thành thị. Năng suất lao động tăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng mức hấp dẫn về mặt thu nhập đối với lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng cũng có thể làm hạn chế lao động di chuyển do nhu cầu lao động phi nông nghiệp ít đi (giả sử rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm phi nông nghiệp là không đổi họăc thay đổi chậm hơn với tốc độ thay đổi của năng suất).

    Hình 1. dưới đây tóm tắt mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiêp và phi  nông nghiêp
    Hình 1. dưới đây tóm tắt mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiêp và phi nông nghiêp

    KINH NGHIỆM VÀ THỰC TẾ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

      Tuy nhiên, lao động di cư cũng mang lại nhiều tác động tích cực tới kinh tế nông thôn, cụ thể trên các mặt về: (i) khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn do lực lượng lao động được huy động tham gia vào khu vực sản xuất và dịch vụ; (ii) đẩy mạnh hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nhờ tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung đất cho sản xuất quy mô lớn; (iii) đẩy mạnh hiện đại hóa khu vực nông thôn; (iv) kích thích việc hình thành các thành phố, thị trấn nhỏ qua đó đẩy mạnh quá trình đô thị hóa; (v) đa dạng các nguồn thu nhập của người dân nông thôn, giúp cải thiện đời sống của họ. - Cũng theo kinh nghiệm của các nước các nội dung chính của chiến lược phát triển nông thôn nên bao gồm: (i) bãi bỏ các chính sách kinh tế và các đầu tư công cộng có ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, (ii) đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển nông thôn tổng hợp để tạo sự tiếp cận công bằng về đất đai, khuyến khích người sản xuất nông nghiệp, (iii) ban hành các chính sách, chương trình nhằm giúp đỡ những người bị thiệt thòi trong khu vực nông thôn có được lợi ích thỏa đáng thông qua tiếp cận và sử dụng các nguồn lực của đất nước, (iv) thực thi luật về bảo tồn để bảo vệ nguồn lực đất đai, nguồn nước, nguồn lợi biển để đảm bảo sử dụng bền vững lâu dài (v) cải thiện các dịch vụ hỗ trợ và tăng cường cơ sở hạ tầng để khuyến khích sản xuất ở nông thôn, mở rộng thị trường đặc biệt đối với dịch vụ nghiên cứu và triển khai, hệ thống tưới, tiêu nước, cũng như cơ sở hạ tầng về vận tải và viễn thông; (vi) thực hiện chương trình kiểm soát kế hoạch hóa gia đình để giảm căng thẳng về áp lực đất đai và các nguồn lực có định khác, (vii) tăng cường các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, dịch vụ dinh dưỡng để nâng.

      Đồ thị 2. Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm  ở Trung Quốc
      Đồ thị 2. Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc

      THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

      MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH Cể MỤC TIấU TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

        Nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp và các thành phố (nhất là lao động phổ thông) là lực hút quan trọng. Năm 2005, Luật Đầu tư chung cũng đã được thông qua cho môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn. kéo lao động ra khỏi nông thôn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động ở các khu công nghiệp, các nhà máy với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là lý do cơ bản nhất của sự dịch chuyển này. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng CNH- HĐH, đã thu hút được một lượng lớn nguồn lực cho phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó tạo cơ hội cho chuyển dịch và phân công lại lao động ở nông thôn. Chính sách phát triển các cụm, các khu công nghiệp có ảnh hưởng tới cơ cấu lại lao động nông thôn theo hướng chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp nông thôn và dịch vụ nhất là đối với những tỉnh có khu công nghiệp đưa về vùng nông thôn. Nhìn chung các chính sách này đã giúp cho: i) Khuyến khích hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, khuyến khích các ngành nghề nhiều lao động và công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản giúp tạo nhiều việc làm và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh ở nông thôn; ii) Hình thành các ngành nghề mới ở nông thôn, các hoạt động công nghiệp phụ trợ các khu công nghiệp tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu lao động nông thôn; và iii) Các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giúp cho việc khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống, hình thành một hệ thông các làng nghề thu hút nhiều lao động ở trong vùng và các vùng phụ cận. Bên cạnh những chính sách đầu tư trực tiếp từ ngân sách, một trong những hướng ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là nhằm vào nâng cấp hạ tâng nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, CNH- HĐH nông thôn. Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn được ưu tiên cho các dự án, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề và cơ hội thu nhập cho người dân nông thôn. Các chính sách phát triển hạ tầng nông thôn mặc dù không có tác động trực tiếp và tức thời tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhưng tác động gián tiếp không nhỏ ở rất nhiều vùng nông thôn. Việc tăng cường các cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần tích cực vào:. i) thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn do người dân được tiếp cận tốt hơn với thị trường;. ii) tạo thu nhập và cơ hội việc làm;. iii) hệ thống đường giao thông tốt hơn giúp lao động nông thôn có thể dễ dàng di chuyển và tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập tại các thành phố, khu công nghiệp;. iv) hệ thống thông tin tốt hơn cũng làm khả năng lựa chọn công việc tốt hơn và tăng cường nhận thức cho nông dân và lao động ở nông thôn.

        THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

        • Thực trạng về cơ cấu lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trong thời gian qua
          • Đặc điểm của một số hình thức chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay ở các địa phương khảo sát

            Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất Đơn vị : tỷ đồng. Có thể thấy rằng trong khoảng 10 năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Mặc dù về mặt giá trị tuyệt đối, GDP của cả 3 khu vực đều tăng tương đối nhanh, tốc độ tăng của các ngành không đồng đều nhau. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng là nhanh nhất, tiếp đó là dịch vụ và sau cùng là các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Vì vậy, cơ cấu của các ngành này trong nền kinh tế quốc dân cũng thay đổi. Cụ thể về biến đổi cơ cấu kinh tế các năm gần đây được biểu diễn ở đồ thị sau :. Cơ cấu về lao động của cả nước có những nét khác biệt với cơ cấu kinh tế do đặc điểm về nhu cầu lao động và năng suất lao động của các ngành khác nhau. Tổng số lao động trong ngành nông nghiệp khá lớn mặc dù phần đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng GDP là nhỏ. Biến đổi về cơ cấu lao động có việc làm trong nền kinh tế của Việt Nam được trình bày trong Biểu 10. Biểu 10.Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm. Nguồn: số liệu thống kê về lao động và việc làm ở Việt Nam-Bộ LĐTB XH. Trong vòng 10 năm, lực lượng lao động đã giảm hơn 10% trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên đây vẫn là một ngành thu hút tới gần 60% lực lượng lao động. Tốc độ tăng lao động trong ngành này thấp hơn tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất. Từ năm 2000-2004, tốc độ tăng của lực lượng lao động trong ngành dịch vụ gần như bằng với tốc độ tăng chung của lực lượng lao động và vì vậy tỷ trọng lao động trong ngành này gần như không thay đổi, chiếm khoảng trên 24% của toàn bộ lực lượng lao động có việc làm của xã hội. Như vậy, có thể cho rằng chuyển dịch cơ cấu lao động không tỷ lệ hoàn toàn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm hơn nhiều so với cơ cấu kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là: i) tăng năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp và “cầu” về lao động nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng ở những ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ii) lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động các ngành phi nông nghiệp khác nên tốc độ được thu hút vào các ngành này cũng chưa cao. Thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy Anh Lâm Văn Phán, 41 tuổi, trình độ văn hoá lớp 7/10, ở Đường Tô Hiệu, thị xã Hưng Yên, đã từng làm thợ xây nhưng việc làm chủ yếu của anh lại là ở nhà chăm sóc mẹ già và hai con, một công việc anh gần như đảm nhiệm hoàn toàn để vợ anh có đủ sức khoẻ và thời gian làm công nhân tại nhà máy may xuất khẩu ở thị xã.

            Đồ thị 5. Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn
            Đồ thị 5. Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn

            CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

            SỐ LIỆU DÙNG CHO PHÂN TÍCH

            Trên góc độ phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ gia đình, điểm mạnh của bộ số liệu này thể hiện ở ba điểm: (1) có sự trùng lặp mẫu điều tra và vì vậy có thể phân tích chính xác về chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ theo hai khoảng thời gian khác nhau; (2) có nhiều thông tin chi tiết đến cá nhân từng người lao động vì vậy có thể dùng để phân tích về đặc điểm cá nhân và ảnh ưởng tới việc chuyển dịch lao động của từng cá nhân hơn là của từng hộ gia đình; (3) có các thông tin về cộng đồng (xã, phường) nơi hộ gia đình, cá nhân được điều tra, vì vậy có thể giúp phân tích được các ảnh hưởng của đặc điểm cộng đồng trong việc quyết định chuyển dịch lao động của hộ và của từng cá nhân. Nội dung chính của cuộc điều tra nhằm vào các đặc trưng cơ bản của dân số như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động, thực trạng việc làm và cơ cấu việc làm theo các tiêu thức khác nhau, thực trạng của lao động thất nghiệp và thời gian sử dụng lao động ở nông thôn… những thông tin trong điều tra lao động việc làm các năm.

            MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH

            Trong khuôn khổ phân tích của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng phương trình đầu tiên – phương trình xác định chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để ước lượng các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch mà không đi vào phân tích tác động của việc chuyển dịch vì vậy chúng tôi không đề cập đến phần kỹ thuật khắc phục mối quan hệ giữa các phần dư này. Mặc dù trong thực tế, ở nông thôn tỷ lệ sử dụng lao động trẻ em là khá cao, tuy nhiên do nghề nghiệp chính thức của những lao động này là đi học vì vậy tất cả những người có mã số nghề nghiệp là học sinh đều được loại bỏ với những người có độ tuổi từ dưới 18 trong số liệu này là những người thực tế đã không còn học ở một trường nào nữa mà đã trực tiếp tham gia vào lực lượng lao.

            KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH

            (2) tỷ lệ đất được cấp sổ đỏ/tổng diện tích; (3) thời gian nông nhàn của hộ gia đình/người; (4) tỷ lệ người ăn theo trên tổng số người làm việc; (5) giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình; (6) quy mô của hộ gia đình tính bằng tổng số thành viên có trong hộ tại thời điểm điều tra; (7) thu nhập phi lao động của hộ, bao gồm các khoản chuyển giao, cho biếu tặng, tiền gửi, tiền bán tài sản đất đai…; (8) thu nhập từ nông nghiệp tính bình quân/người và (9) chi tiêu phi lương thực thực phẩm. Trong mô hình lý thuyết có một biến về chất lượng đất nhằm thể hiện lên mức độ màu mỡ của đất và vì vậy liên quan đến lợi nhuận mà đất nông nghiệp mang lại, coi đó như một tác nhan dẫn đến việc tham gia phi nông nghiệp, tuy nhiên trong nghiên cứu này biến chất lượng đất không được đưa vào do hai lý do: (1) số liệu không sẵn có ở các năm điều tra 2002-2004; (2)có sự tương quan khá cao (53.2%) giữa biến chất lượng đất và biến thu nhập nông nghiệp khi tính toán cho năm 1993-1997.

            Sức ép của chi tiêu

              Vì vậy, về mặt bản chất, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chuyển dịch lao động (cụ thể ở đây là lao động nông thôn) cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu lao động ở tầm vĩ mô. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung và vắn tắt của nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông thôn. do bản thân “cơ cấu lao động nông thôn” bao gồm rất nhiều loại cơ cấu lao động theo các tiêu chí khác nhau. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp và được xem xét kỹ lưỡng nhất trong nghiên cứu này. Các yếu tố ảnh hưởng trong đó có các ảnh hưởng về chính sách đến loại chuyển dịch lao động này là đối tượng chính của phân tích. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn như: chuyển dịch cơ cấu lao động giữa lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê, sang lao động tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn và sang lao động các hoạt động SX dịch vụ ở nông thôn cũng được xem xét. Ảnh hưởng cụ thể của một số yếu tố chính trong thời kỳ nghiên cứu có thể được tổng hợp như sau:. Trong chương này, mô hình probit được sử dụng để phân tích các yếu tố xác định việc chuyển dịch từ lao động thuần nông sang các họat động phi nông nghiệp, trong đó chia làm các loại hình làm thuê và tự làm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mô hình cũng được ước lượng riêng cho khu vực miền núi và đồng bằng đồng thời theo quy mô đất nông nghiệp khác nhau. Kết quả phân tích mô hình ước lượng cho thấy trong thực tế có nhiều yếu tố khác nhau giải thích cho sự tham gia của người dân vào các họat động phi nông nghiệp. Đóng góp của các yếu tố này cho khả năng chuyển dịch lao động là khác nhau theo thời gian và không gian. Nói cách khác các yếu tố xác định chuyển dịch luôn “động” hơn là “tĩnh”. Ở một thời điểm và quy mô nhất định có thể là yếu tố đẩy song ở thời điểm hoặc quy mô khác lại có thể là yếu tố cản trở việc chuyển dịch. Và vì vậy khó có thể có một chính sách đơn nhất nào đó có tác động tới việc chuyển dịch trong cả một thời gian dài cũng như đúng cho mọi nơi. Trong mô hình ước lượng này, việc chuyển dịch từ lao động thuần nông sang phi nông nghiệp được xác định bởi 3 nhóm yếu tố khác nhau liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch, đặc điểm của hộ gia đình của người đó và đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Kết quả ước lượng cho thấy cả 3 nhóm yếu tố đều đóng góp vào xác suất chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ gia đình. Đánh giá riêng cho từng yếu tố, kết quả phân tích cho thấy như sau:. Tuy nhiên ở cả hai giai đoạn tác động của giáo dục và đào tạo có vai trò lớn trong chuyển dịch lao động từ thuần nông sang họat động làm thuê hơn là sang họat động tự làm và có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng. đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp. Kết luận này có một ngụ ý rất quan trọng trong họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Nếu hướng các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn ở quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn hay nói cách khác hướng các họat động từ phi nông nghiệp tự làm nhỏ lẻ lên quy mô lớn hơn, thu hút nhiều lao động làm thuê hơn thì yếu tố giáo dục cần đặc biệt coi trọng. Vai trò thấp hơn của yếu tố giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2004 không đồng nghĩa với việc phủ nhận đóng góp của yếu tố giáo dục và đào tạo với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các phân tích cũng chỉ ra rằng vấn đề đặt ra là giáo dục ở mức nào, đào tạo gì và sử dụng như thế nào thì cần phải xem xét. Có thể nói rằng hiện nay vai trò của giáo dục và đạo tạo thấp có phần đóng góp của cả hai phía, hệ thống đào tạo và thực tế công việc. 2.Tuổi của người lao động. Kết quả phân tích cho người trẻ tuổi hơn có khả năng chuyển đổi nghề lớn hơn, tuy nhiên cũng như yếu tố giáo dục, độ tuổi của người lao động chỉ có tác động lớn đối với loại hình lao động làm thuê hơn là lao động tự làm và loại hình chuyển sang tiểu thủ công nghiệp hơn là loại hình dịch vụ. Kết quả này cho thấy nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung vào độ tuổi trẻ hơn sẽ có tác động nhiều hơn tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Giới tính của người lao động: Cũng có tác động thậm chí là tương đối lớn so với các yếu tố khác, điều này cho thấy thị trường lao động nông thôn có độ phân mảnh cao theo giới tính. Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch. Tuy nhiên đối với các loại hình lao động tự làm quy mô hộ gia đình ít có sự phân bịêt về giới khi quyết định khả năng tham gia của người dân. Quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình: Trái với mong đợi, kết quả của mô hình phân tích cho thấy: so với các yếu tố khác quy mô đất của hộ gia đình không ảnh hưởng nhiều tới vịêc tham gia họat động phi nông nghiệp. Chính sách thúc đẩy dồn điền đổi thửa hiện nay có tác động làm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp nhiều hơn là tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp. Tỷ lệ đất sổ đỏ: Kết quả ước lượng cũng cho thấy nếu xem xét tất cả các hình thức chuyển dịch nói chung thì biến sổ đỏ có tác động làm cản trở quá trình chuyển dịch sang họat động phi nông nghiệp, nói cách khác có thể cho là khi có sổ đỏ đất nông nghiệp người dân yên tâm hơn với sản xuât nông nghiệp. Mục đích thứ hai của sổ đỏ-tạo vốn cho sản xuất phi nông nghiệp thông qua việc cung cấp. phương tiện cho thế chấp tín dụng- không đạt được như mong muốn. Lý do chính là sổ đỏ đất nông nghiệp ít có giá trị so với đất thổ cư, trong khi tỷ lệ đất thổ cư được cấp sỏ đỏ lại rất thấp. Những phân tích về nhóm yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình cho thấy việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp có đóng góp không nhỏ của các yếu tố nội tại từng gia đình. Gia đình đông con thường có sức ép chuyển dịch lớn hơn tuy nhiên phải kết hợp với các điều kiện khác, đông con nhưng nghèo, ít đất lại trở thành những lực cản không nhỏ, khiến người nông dân không dễ gì thoát ra khỏi nông nghiệp được. Tuy nhiên đóng góp của yếu tố này không lớn. Thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi lao động và tài sản của hộ: a) Kết quả mô hình cho thấy thu nhập nông nghiệp bình quân/người của hộ có tác động tương đối lớn đến khả năng chuyển dịch lao động. Mức thu nhập này càng cao thì lựa chọn chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp càng thấp và ngược lại. Mặc dù có một lực “đẩy” khác là thu nhập nông nghiệp cao đến một mức độ nhất định sẽ có tác dụng tạo vốn cho họ chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp với tỷ suất lợi nhuận cao hơn; b) Kết quả ước lượng về thu nhập phi lao động cho thấy nhìn chung tác động của nhóm yếu tố này tương đối thấp so với các nhóm yếu tố khác. Đặc biệt thu nhập phi lao động hầu như không có tác động hoặc tác động dương rất không đáng kể có thể cho thấy một thực tế là các khoản tiền gửi, cho biếu, tặng… của hộ gia đình thường được dùng cho tiêu dùng hơn là cho sản xuất. c) Giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình hầu như không đóng góp gì cho xác suất chuyển dịch ở tất cả các lọai hình chuyển dịch trong giai đoạn 1993/1997 và rất nhỏ ở giai đoạn tiếp theo. Kết quả phân tích cũng cho thấy, nếu xếp theo thứ tự ưu tiên yếu tố về cá nhân người lao động có vai trò quan trọng nhất, tiếp đó là các yếu tố về cộng đồng và môi trường sản xuất, bao gồm cả các yếu tô về hạ tầng, các giải pháp chính sách của nhà nước… các yếu tố về hộ gia đình ít có vai trò quan trọng hơn hai nhóm yếu tố trên, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng đây cũng là một lực quan trọng trọng trong việc đẩy người dân ra khỏi nông nghiệp.

              THÔN VIỆT NAM

              CÁC KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

                Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu vực nông nghiệp và bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế. Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu nhất thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau hoặc các vùng khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành hoặc các vùng này. - Có nhiều yếu tố tác động và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn khá phức tạp. Số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến các hình thức chuyển dịch lao động nông thôn cụ thể không giống nhau và phụ thuộc vào cả hai yếu tố không gian và thời gian. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động bao gồm: i) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch; ii) Nhóm các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình của người lao động, và iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến những đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Tác động của một số yếu tố chủ yếu nhất trong các nhóm yếu tố này được thể hiện như sau:. - Trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng này: i) có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) tác động mạnh hơn trong thời kỳ 2001-2004 so với thời kỳ 1993-1998 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; iii) Không có ảnh hưởng lớn đến hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và hoạt động tự làm; và iv) có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê thời kỳ 1993-1998 nhưng không có ý nghĩa lớn ở thời kỳ 2001-2004. Các chính sách về nâng cao trình độ giáo dục, các chính sách về đào tạo đều có ý nghĩa nâng cao trình độ cho lao động. nông thôn và vì vậy có tác động tới quá trình chuyển dịch của đối tượng lao động này. - Giới tính của lao động: Trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993- 1998 nhưng biểu hiện lại khụng rừ trong thời kỳ 2001-2004; iii) Nam giới cú xỏc suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc về nữ giới ở giai đoạn sau 2001-2004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 1993-1998. Trong thời kỳ 2001-2004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ. - Tuổi của lao động: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Yếu tố này có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý nghĩa không cao. Nói một cách khác, không có sự khác biệt lớn giữa lao động trẻ và lao động có độ tuổi lớn hơn về khả năng chuyển dịch trong loại hình này. - Yếu tố đất đai, bao gồm qui mô đất nông nghiệp của hộ và tỷ lệ đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ có ảnh hưỏng đến quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp mặc dù mức độ tác động không lớn. Người lao động có đất nông nghiệp lớn hơn có xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp thấp hơn và ngược lại sức ép chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp tăng lên khi đất đai SXNN của họ quá hạn hẹp. Trong trường hợp này đất đai là yếu tố “đẩy” đối với quá trình chuyển dịch lao động. Ảnh hưởng của qui mô diện tích đất nông nghiệp và xác lập các quyền về sử dụng đất đối với. chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng lớn hơn ở miền núi, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Các chính sách về đa dạng hóa cây trồng, các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm cũng có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động nông thôn và có tác dụng khác nhau đối với người lao động của các hộ có qui mô đất khác nhau hoặc có tỷ lệ đất được xác lập quyền sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên, các chính sách này chủ yếu làm thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ các phân ngành nông nghiệp ở nông thôn và vì vậy, không thể hiện ở các loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. - Thu nhập từ SX nông nghiệp của hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập giữa hoạt động SXNN và phi nông nghiệp của lao động là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng lao động nông thôn chuyển dịch. Thu nhập nông nghiệp cao thì khả năng chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giảm xuống và ngược lại. Đây là một trong những yếu tố “kéo” cơ bản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các lợi ích khác ở khu vực phi nông nghiệp, thậm chí các chính sách ở khu vực thành thị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn. - Mức độ công nghiệp hoá, đô thị hóa của địa phương cũng là một yếu tố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: i) ảnh hưởng của yếu tố này cao hơn ở giai đoạn 1993-1998 so với giai đoạn 2001-2004 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; ii) Có tác dụng khá mạnh trong suốt hơn 10 năm qua đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn; iii) Tác động không lớn đối với khả năng lao động chuyển sang các hoạt động dịch vụ.

                CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

                Do những nông dân này thường không được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dịch này, cần qui định cụ thể và đồng bộ hơn các chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng đất đai SXNN, đặc biệt là các chính sách hướng dẫn nông dân về sinh kế sau giải phóng mặt bằng để nông dân không còn đất SXNN biết cách chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp, ổn định cuộc sống sau khi giải phóng mặt bằng đất đai. Mặc dù sự chủ động của các cấp chính quyền địa phương có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, không nên coi chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng là một chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của các cấp chính quyền hay một mục tiêu cứng nhắc nhất thiết phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định do bản thân các yếu tố tác động đến quá trình này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nằm ngoài sự hoạt động của các cấp chính quyền địa phương như đã được phân tích.

                Almazan, (2003), Decent work in agriculture in Philippines

                Bài giảng khóa tập huấn về Kinh tế chính trị quốc tế cho viên chức các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Myanmar lần thứ 3 (Malaysian Agricultural Development. Training programme on International politics and economics for CLMV public officials III). Thân Văn Liên (1997) Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy làn sóng di dân tự do từ các khu vực nông thôn ra đô thị trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng đô thị (nơi đến) và nông thôn (nơi đi).