MỤC LỤC
- Các đối thủ xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là các nhà kinh doanh nước ngoài, họ vào Việt Nam và đưa ra những sách lược kinh doanh táo bạo gây khó khăn cho các nhà kinh doanh trong nước nói chung và công ty DCTT DELTA nói riêng. - Đa phần khách hàng của công ty là thị trường các nước EU, công ty có tuối đời còn trẻ vì vậy chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa vươn sang thị trường các nước lớn như: Nhật Bản, Mỹ.
Tuy nhiên, công ty còn gặp nhiều khó khăn do là đơn vị mới được thành lập, hiện tại đầu tư mới sản xuất hàng xuất khẩu là chủ yếu ( chiếm tới 85% ), xây mới hệ thống nhà xưởng, kho tàng, nhà trụ sở công ty và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm, điều kiện làm việc và tạo thêm nhiều việc làm cho hàng trăm lao động tại công ty và tại gia nên giá thành sản phẩm cao. Với mục tiêu phát triển kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra, công ty DCTT DELTA luôn phấn đấu nâng cao hiệu quả SXKD trên cơ sở năng lực hiện có.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ ( NKCT ) - Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là tập hợp, hình thức hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài sản, kết hợp ghi theo thứ tự thời gian với việc ghi theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, ghi chép hàng ngày với việc ghi chép tổng hợp lập báo cáo hàng tháng. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp với cơ sở là chứng từ xuất nhập. Khụng theo dừi việc xuất dựng theo ngày mà cuối tháng kế toán vật tư tính ra tổng giá trị của vật tư tiêu dùng trong tháng của phân xưởng làm ruột bóng và nút hơi bằng cách số lượng xuất dùng trong kỳ + số tồn đầu kỳ - tồn kho cuối kỳ ta được lượng tiêu dùng trong tháng cùng với đơn gía bình quân gia quyền ta tính được giá trị NVL dùng trong phân xưởng.
Tóm lại: Căn cứ vào hợp đồng sản xuất bóng phát sinh trong tháng, bộ phận kế hoạch cùng với bộ phận kỹ thuật tiến hành phát lệnh sản xuất, căn cứ vào định mức vật tư do phòng kỹ thuật lập tính ra số tồn kho về lượng sau đó chuyển chứng từ cho kế toán NVL. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ bao gồm: Tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối tháng các nhân viên thống kê của các phân xưởng tiến hành tính toán và ghi chép tại tổ, nộp bảng chấm công lên thống kê của phân xưởng sau đó từ bảng chấm công và phiếu nhập kho thành phẩm được chuyển lên cho kế toán tiền lương để tính ra lương phải trả cho từng công nhân trên cơ sở đơn giá định mức lương có sẵn.
Đó là tiền lương phải trả thực tế cho công nhân trực tiếp thực hiện các đơn hàng trong tháng ( phản ánh trên TK 622 ). Đồng thời phải trích BHXH là 3% trong đó 2% được tính vào giá thành còn 1% thu trực tiếp của công nhân, KPCĐ 2% vào giá. Cuối tháng dựa vào bảng chấm công và phiếu nghiệm thu sản phẩm của nhân viên thống kê của phân xưởng.
Từ bảng kê số 4 CPNCTT của từng đơn hàng được chuyển vào thẻ tính giá thành của đơn hàng phần CPNCTT trong đó chi tiết thành tiền lương và các khoản trích theo lương.
Dựa vào bảng tập hợp CPSXC kế toán chi phí tiến hành vào bảng kê số 4 phần CPSXC chi tiết thành khoản mục. Căn cứ vào bảng kê số 4 kế toán tổng hợp tiến hành lập NKCT số 7 được phản ánh bằng bút toán tổng hợp và dây là căn cứ để lập sổ cái TK 627.
Tại Công ty DCTT DELTA, CPSXC được tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp, khụng theo dừi theo đơn hàng hay từng phõn xưởng. Do đú sau khi đã tập hợp được CPSXC trong tháng kế toán tiến hành phân bổ CPSXC cho các đơn hàng dựa vào tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Hệ số phân bổ = Tổng CPSXC phát sinh trong tháng Tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp.
Ở Công ty DCTT DELTA không có đánh giá sản phẩm dở dang, điều này hoàn toàn hợp lý vì chi phí phát sinh đều được tập hợp và phân bổ vào cuối tháng cho các đơn hàng được sản xuất trong tháng nhưng chưa hoàn thành. Vậy tại công ty DCTT DELTA đối tượng tập hợp chi phí là đơn hàng hay nói cách khác là cho từng lô mà ta biết được một cách chính xác là sản xuất bao nhiêu quả bóng và chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất đã được. * Phương pháp tính giá thành tại công ty Dụng cụ thể thao DELTA Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị trong từng khoản mục chi phí.
Đơn hàng SOCCER BALL phát sinh trong tháng 1 nhưng chưa hoàn thành cũng như các đơn hàng trên kế toán mở thẻ tính giá thành riêng cho đơn hàng SOCCER BALL, do đó kế toán tập hợp chi phí phát sinh trong tháng nhưng chưa tính được giá thành.
Đối với CPNVL và CPNCTT thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp tức là tập hợp CPSXC cho toàn công ty cuối tháng phân bổ theo từng đơn hàng theo tiêu thức CPNCTT ( chi phí tương đối ổn định đối với từng đơn hàng ). Công ty xác định đối tượng tập hợp CPSX theo từng đơn hàng, ở mỗi đơn hàng có nhiều chủng loại mẫu mã kích cỡ khác nhau tuy nhiên quy trình công nghệ sản xuất như nhau do đó tính giá thành bình quân sản phẩm là phù hợp. Việc áp dụng trả lương theo sản phẩm đạt được mục tiêu, chất lượng và năng suất lao động, đảm bảo thu nhập của công nhân, khuyến khích khả năng lao động, ý thức tiết kiệm trong SXKD.
Trên đây là những nhận xét chung nhất về công tác tổ chức kế toán chung và kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành nói riêng ở công ty DELTA tôi thấy còn có những tồn tại nhưng không đáng kể.
Việc theo dừi này cũng không phức tạp hơn bởi kế toán dựa vào lệnh sản xuất và định mức vật tư tại đó đã có đơn vị nhận lệnh và trong tháng nếu có phát sinh việc cấp thêm vật tư do bộ phận sử dụng gửi lên do đó lấy làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Khi hạch toán theo phương pháp này không gây khó khăn cho kế toán vì CPNVLTT tại phân xưởng cũng đã được theo dừi và dựa vào chứng từ kế toỏn ta cũng cú thể tập hợp được CPSXC. Để làm được như vậy công ty nên tách riêng ra khấu hao TSCĐ của từng phân xưởng, CPNVL, CCDC sử dụng trong tháng, tiền điện, tiền nước và các chi phí dịch vụ mua ngoài tách riêng cho từng phân xưởng ( có thể lắp đặt công tơ điện, đồng hồ đo nước riêng cho từng phân xưởng ).
Một thuận tiện nữa do đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng sau khi ký kết hợp đồng phòng kế hoạch dựa vào kế hoạch sản xuất và tình hình thực tế sẽ đưa ra lệnh sản xuất cho phân xưởng nào thực hiện đơn hàng để phân bổ công việc hợp lý.
Chi phí trích trước hay chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được trích vào chi phí hoạt động SXKD trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi phát sinh chi phí thực tế không gây đột biến cho chi phíĐSXK. Do công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất với nhiều máy móc khác nhau do đó định kỳ công ty phải tiến hành sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, việc sửa chữa tại TSCĐ phát sinh nhiều nhưng thực tế khi phát sinh công ty hạch toán vào CPSXC sau đó tập hợp và phân bổ vào giá thành. Hiện nay công ty có trên 1.000 công nhân, một lực lượng lao động tương đối, chắc chắn trong quá trình sản xuất sẽ có công nhân nghỉ phép do đó công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép để phân bổ đều cho các tháng trong năm nhằm tránh tăng đột xuất chi phí, công ty sẽ sử dụng TK 335.
Theo tôi để giá thành phản ánh được chính xác mà đặc biệt là giảm số lượng sản phẩm hỏng gắn trách nhiệm của ngươì sản xuất với kết quả sản xuất của mình, công ty cần hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng từ đó xác định trách nhiệm bồi thường làm cho giá thành xuất hiện đúng bản chất.