MỤC LỤC
Thị trường khách chính của khách sạn này là khách đi nghỉ cuối tuần, đôi khi có cả khách công vụ có khả năng thanh toán trung bình hoặc thấp.Ở Việt Nam, khách sạn ven đô chưa có thứ hạng cao và chưa phát triển vì hệ thống cơ sở hạ tầng dường xá còn chưa tốt, việc đi lại mất nhiều thời gian, môi trường ở các khu ngoại thành bụi băm…. Cung cấp mức độ cao nhất về dịch vụ bổ sung, đặc biệt là các dịch vụ bổ sung tại phòng, dịch vụ giải trí ngoài trời, dịch vụ thẩm mĩ (beauty salon, fitness centre), phòng họp,… Khách sạn này có diện tích khu vực sử dụng chung rất lớn, bãi đỗ rộng, và bán sản phẩm của mình với mức giá bán cao nhất trong vùng. Những khách sạn loại này thường chỉ cung cấp một số lượng hạn chế về dịch vụ, trong đó những dịch vụ bắt buộc phải có ở đây là: dịch vụ ăn uống, một số dịch vụ bổ sung như dịch vụ giặt là, dịch vụ cung cấp thông tin và một số dịch vụ bổ sung khác, không nhất thiết phải có phòng họp và các dịch vụ giải trí ngoài trời.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, trong tương lai không xa loại hình doanh nghiệp khách sạn này sẽ dần dần phải được chuyển thành loại hình doanh nghiệp chỉ có một chủ đầu tư (loại thứ nhất), hoặc có nhiều chủ đầu tư ( doanh nghiệp cổ phần), trong đó Nhà nước có thể sẽ là một cổ đông. Khác với các khách sạn khác về điều kiện môi trường kinh doanh, vị trí địa lý và thị trường mục tiêu, các khách sạn thuộc loại này có mức độ hoàn hảo về hệ thống dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng những dịch vụ bổ sung phù hợp nhu cầu thị trường như dịch vụ cung cấp thông tin, internet tốc độ cao, và ngày nay là dịch vụ hội nghị, hội thảo, dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe… giành cho chính nhu cầu của khách tại khách sạn, và cũng có thể là nhu cầu của người dân địa phương.
Đối với các khách sạn nằm trong khu vực thành phố, hay còn gọi là các khách sạn công vụ, trong thời điểm hiện nay việc khai thác thì trường khách có nhu cầu dịch vụ hội họp, hội thảo, tổ chức các buổi tiệc với nhiều mục đích khác nhau đang là chiến lược trọng tâm trong kinh doanh của các khách sạn này. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tiệc trong kinh doanh ăn uống Vị trí: Tiệc là một bộ phận trong hệ thống dịch vụ ăn uống trong khách sạn Chức năng, nhiệm vụ: Khác với các nhà hàng trong dịch vụ kinh doanh ăn uống bộ phận tiệc chuyên tổ chức các bữa ăn mang tính chất long trọng có nhiều. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bộ phận tiệc Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bộ phận tiệc bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài khách sạn, trong đó có những yếu tố có thể kiểm soát được từ phía các nhà quản lys những cũng có những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát buộc các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định phù hợp để tác động của những yếu tố khách quan đó là có lợi cho hoạt động kinh doanh.
Trong khi dịch vụ của bộ phận tiệc chủ yếu tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, và các dịch vụ ăn uống có đặt trước thì những dịch vụ này chỉ được hình thành và phát triển ở những vùng, quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển có sự phát triển về cơ sở hạ tầng, hoàn thiện về luật pháp làm nền tảng cho ngành kinh doanh khách sạn phát triển. Những chính sách của hoạt động marketing hỗn hợp, nhằm kết nối sản phẩm dịch vụ giữa bộ phận tiệc và khách hàng, vì vậy việc đưa ra quyết định đúng đắn trong các chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính xác xúc tiến truyền thông là cần thiết để tăng lượng sản phẩm dịch vụ được bán trên thị trường, đem lại doanh thu cao cho hoạt động kinh doanh của bộ phận tiệc.
Một cơ chế phù hợp cộng với sự giám sát thường xuyên và nguồn nhân lực chất lượng cao là cơ sở cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, giảm chi phí do sai lầm không đáng có, từ đó đem lại kết quả kinh doanh như mong muốn cho nhà quản lý. Phương pháp loại trừ là việc tính đến những ảnh hưởng không thể kiểm soát từ môi trường bên ngoài tác động đến kết quả cuối cùng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhằm đem lại cái nhìn toàn diện và thực tế về hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến kết quả kinh doanh. Dựa vào doanh thu của từng thị trường khách khác nhau, số lượt khách của thị trường đó ta có thể tính được mức độ chi tiêu trung bình cho một lượt khách trên cả thị trường, cho một lượt khách trong từng thành phần thị trường khách khác nhau.
Cũng có thể họ tính lợi nhuận bằng cách tổng hợp kết quả của lợi nhuận thành phần theo thị trường khách phân biệt, theo loại dịch vụ… Từ đó, có thể đưa ra quyết định tăng cường lợi nhuận của thành phần nào sẽ là tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận cuối cùng. Các chỉ tiêu tương đối đặc trưng trong phân tích hiệu quả kinh doanh có thể là tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu, tỷ lệ của chi phí thành phần và doanh thu, chi phí bán hàng và doanh thu, chi phí cố định và doanh thu …Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn vào các trường hợp khác nhau.
Có thể đưa ra mức chiết khấu nhất định khi khối lượng mua lớn, hay giảm giá trong thòi gian vắng khách… Sự mềm mòng trong chính sách giá là biệt pháp để kích thích tiêu dùng nhiều lần của khách hàng, tăng khối lượng bán. Nhưng trong tương lai khi các công ty tổ chức sự kiện có chỗ đứng trên thị trường thì tạo kênh phân phối dịch vụ gián tiếp thông qua họ lại là một giải pháp đem lại kết quả tốt trong quá trình nâng cao số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bộ phận tiệc. Chính sách xúc tiến: bằng những hoạt động quảng cáo, tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông thích hợp như đài, báo, tivi, mạng internet…sẽ là công cụ hữu hiệu để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, kích thích nhu cầu tiêu dùng của họ.
Quản lý chất lượng dịch vụ của bộ phận tiệc là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng dịch vụ là giải quyết đồng bộ các vấn đề bắt đầu bằng việc tìm hiểu thị mong đợi của khách hàng, thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ phục vụ tốt, kiểm tra thường xuyên quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, giải quyết tốt phàn nàn, khiếu nại của khách hàng. Chất lượng dịch vụ được đảm bảo không chỉ làm tăng giá bán một cách họp lý trên thị trường, mà còn giảm thiều các chi phí kinh doanh không cần thiết, như vậy đã góp phần tăng lợi nhuận trong kinh doanh của bộ phận tiệc.
Chi phí biến đổi luôn tăng khi sản lượng sản phẩm dịch vụ bán ra tăng lên vì vậy khi doanh thu tăng nhờ lượng bán tăng thì đồng nghĩa với việc chi phí biến đổi tăng lên nhưng ít hơn. Giám sát là một hoạt động cần phải được diễn ra thường xuyên để giảm thiểu sự mắc lỗi, đảm bảo chất lượng dịch vụ của bộ phận tiệc, Chất lượng được đảm bảo đồng nghĩa với việc giảm được những chi phí do mắc lỗi phải đền bù, chi phí đối phó với dư luận, chi phí để có lại lượng khách hàng như ban đầu…. Bên cạnh đó việc phối hợp có hiệu quả hoạt động giữa các bộ phận cũng là cơ sở để giảm chi phí về thời gian, nâng cao năng suất của người lao động đồng nghĩa với việc giảm chi phí tuyển thêm nhân công.
Trong kinh doanh khách sạn cũng như các hoạt động kinh doanh của bộ phận tiệc, luôn đòi hỏi về mức độ tiện nghi đồng bộ của cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng dịch vụ trong quá trình cung cấp. Chính vì vậy duy trì được sự đồng bộ va chất lượng cơ sở vật chất là nền tảng nâng cao năng suất lao động giảm chi phí nhân công, và những chi phí do sự phàn nàn của khách mà nguyên nhân xuất phát từ chính cơ sở vật chất kỹ thuật.
Sự lựa chọn mức giá ưu đãi với chất lượng không đổi sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho kinh doanh của bộ phận tiệc. Tăng cường hoạt động giám sát và phối hợp hoạt động giữa các bộ phận.