Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong thời đại 4.0

MỤC LỤC

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại

Khi chưa có Luật giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ngân hàng, tổ chức tín dụng được sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán, việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã được quy định, sau khi Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội phê duyệt Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tài chính, lĩnh vực thương mại…. Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại cao, nhờ vậy mà khách hàng hiện nay không cần phải đến ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các dịch vụ home banking, phone banking, internet banking, mobile banking… Các dịch vụ ngân hàng điện tử đều gắn liền với yếu tố khoa học công nghệ và đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Bảng 1.1: Số người sử dụng Internet và tỷ lệ số dân sử dụng Internet qua các năm
Bảng 1.1: Số người sử dụng Internet và tỷ lệ số dân sử dụng Internet qua các năm

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ dịch vụ nhanh, chính xác, đảm bảo sự riêng tư, tiết kiệm thời gian đi lại… Cùng với những cải tiến mới trong công nghệ, hệ thống phone-banking trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong hoạt động tư vấn dịch vụ, thực hiện nghiệp vụ giao dịch tại ngân hàng, 55% số lượng bảo lãnh, cầm cố tại ngân hàng ở châu Âu được thực hiện qua mạng điện thoại. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa, mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Bảng 1.2: Số máy ATM; POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia năm 2010
Bảng 1.2: Số máy ATM; POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia năm 2010

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Với khách hàng cá nhân, NHTMCP Kỹ Thương cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh tóan, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thụng tin theo dừi ngành, hệ thống đỏnh giỏ chấm điểm khỏch hàng, cỏc hệ thống cảnh bỏo và theo dừi sớm nợ xấu, hệ thống theo dừi thanh khoản và biến động lói suất thị trường hàng ngày.

Sơ đồ 2.1-  Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Sơ đồ 2.1- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

Các chủ thẻ cũng có thể dùng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng bất kỳ loại tiền tệ nào trên thế giới và sử dụng vào nhiều mục đích như mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, siêu thị, du lịch trong và ngoài nước, du học, thanh toán chi phí sinh hoạt, học tập…mà không phải lo lắng trong việc sử dụng tiền mặt như bảo quản tiền, tiền giả..Khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ để mua sản phẩm trên các website bán hàng trực tuyến trong nước.Thẻ Techcombank Visa là công vụ quản lý tài chính hiện đại, an toàn, hiệu quả. Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ muộn sẽ đem lại không ít khó khăn cho NHTMCP Kỹ Thương trong việc tranh giành thị phần và phát hành thẻ bởi các ngân hàng đi trước đã có chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm thẻ đã được nhiều khách hàng tin dùng, đặc biệt là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa sẽ phải chịu cạnh tranh với nhiều ngân hàng như VCB, ACB, Sacombank…tuy vậy, bên cạnh những khó khăn đó thì Techcombank cũng có những cơ hội đó là học tập được những kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình, để có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được, cũng như biết nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động phát hành thẻ.

Sơ đồ 2.3: Sự phát triển của dịch vụ Homebanking
Sơ đồ 2.3: Sự phát triển của dịch vụ Homebanking

Đánh giá sự phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

- Về môi trường pháp lý: Tuy hiện nay đã có nhiều quy định, văn bản pháp luật cho lĩnh vực này nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ, các văn bản pháp quy của NHNN và một số bộ, ngành chưa đáp ứng được để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử, các quy định chưa thật chặt chẽ và rừ ràng, chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hệ thống ngõn hàng điện tử phát triển. - Về phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, việc triển khai lại luôn chậm hơn so với thế giới và khu vực, hơn nữa hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế, gây không ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, tất yếu làm hạn chế tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Định hướng phát triển dịch vụ NHĐT của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

• Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nước ngoài: Mở cửa dịch vụ ngân hàng theo cam kết song phương và đa phương sẽ làm tăng số lượng các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa do các hạn chế về mở chi nhánh, phạm vi hoạt động và huy động vốn (quy mô, đồng tiền, khách hàng và sản phẩm) của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dần được nới lỏng và xóa bỏ. Từ những webpage giới thiệu dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn Brochure-ware), tới website cung cấp dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn E-commerce), các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới việc cung cấp những dịch vụ ở cấp độ cao hơn, tăng sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác (Giai đoạn E-business) và tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng điện tử (E-bank hay E-enterprise) thực sự, tận dụng được sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu và cá nhân hoá dịch vụ ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.

Giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Nhìn chung hiện nay công tác marketing của các ngân hàng Việt Nam cũng như ngân hàng Techcombank về các dịch vụ mới chưa được coi trọng và có hiệu quả, các dịch vụ chưa được giới thiệu rộng rãi, ngay cả dịch vụ thẻ thanh toán là phổ biến nhất trong các dịch vụ ngân hàng điện tử và đã ra đời được hơn 10 năm nhưng đại đa số dân chúng vẫn chưa sử dụng, họ vẫn hay quan niệm thẻ là một phương tiện thanh toán của người giàu có, không phù hợp với người dân bình thường có mức thu nhập trung bình. - Đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, thường là các cán bộ công nhân viên có thu nhập cao, các chủ doanh nghiệp,… nhu cầu của họ về sản phẩm thẻ nhiều thì ngân hàng nên cung cấp cho họ những sản phẩm thẻ nhiều chức nãng, phù hợp với nhu cầu nhiều của họ nhý du lịch, mua sắm, hay đi công tác… thì thẻ Techcombank Visa, hoặc thẻ F@stAccess-I đều thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng này, vì có nhiều chức năng như thấu chi tài khoản, tiết kiệm tự động,… hạn mức thấu chi rất cao.

Một số kiến nghị

Nhà nước phải nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản điều chỉnh đối với các dịch vụ ngân hàng mới, đồng thời cho phép các ngân hàng Việt Nam nhanh chóng triển khai thí điểm, chuẩn bị tốt nhất cho các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp, xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách phát triển công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tinInternet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.