Những biện pháp giảm nhập siêu hướng tới cân bằng cán cân thương mại quốc tế

MỤC LỤC

Khả năng thực hiện kế hoạch 2009-2010

Kế hoạch 2009-2010: Khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu để giảm tỷ lệ nhập siêu. Một số biện pháp giảm nhập siêu hướng tới cân bằng cán cân thương mại.

Một số biện pháp giảm nhập siêu hướng tới cân bằng cán cân thương mại quốc tế

Thứ hai: Giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ…nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời với chi phí thấp hơn. Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu- nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa. Trước mắt cần xem xét bãi bỏ một số thủ tục đối với việc nhập khẩu nông sản từ các nước có chung biên giới với Việt Nam, không bắt buộc áp dụng quy chuẩn đối với chất lượng cà phê và xem xét cho thông quan hàng xuất khẩu từ cacd cửa khẩu phụ.

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các Bộ, ngành, giữa các cơ quan quản lý nhà nước ngành thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường phát triển xuất khẩu. Điều tiết sự thay đổi tỷ giá sao cho thu hút được vốn nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý. Để việc phá giá khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu có hiệu quả và không làm ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung cần thực hiện cơ chế lãi suất hợp lý đi kèm với việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát tín dụng như dự trữ bắt buộc, công cụ thị trường mở một cách linh hoạt.

Nước ta là một nước nhở nên hiệu ứng từ việc phá giá đến xuất khẩu là không lớn trong khi áp lực lên lạm phỏt là rừ rệt hơn nờn cần cõn nhắc mức độ phỏ giỏ ở mức hợp lý khi điều hành tỷ gía trong các bối cảnh cụ thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Vịêt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn…các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm,…nhưng thiếu thị trường tiêu thụ.

Phát triển thị trường truyền thống, thị trường xuát khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua, có chính sách xuất khẩu cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu vào từng khu vực, từng thị trường. Bộ Công Thương cần sớm ký kết các thoả thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các hàng nông, thuỷ sản. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ…Cần xã hội hoá công tác đào tạo, theo đó những doanh nghiệp lớn cũng được xem xét cấp kinh phí đào tạo công nhân cho mình và cung cấp cho những doanh nghiệp khác.

Đồng thời, chú trọng khâu thiết kế, tạo dáng sản phẩm; Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Phát triển những mặt hàng mới, mặt hàng có điều kiện sản xuất không phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường như sản phẩm cơ khí, dây cáp điện, sản phẩm nhựa… Đồng thời xem xét lại cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu đối với những mặt hàng truyền thống trọng điểm như hàng nông lâm thuỷ sản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ,… để có những điều chỉnh phù hợp hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, cần tính đến các biện pháp thích ứng tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng xây dựng các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng nhập khẩu cũng như các công cụ quản lý nhập khẩu phù hợp tiêu chuẩn của WTO và sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính- tiền tệ để hạn chế nhập siêu.