Phối hợp điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài: Vai trò của lực lượng nghiệp vụ CAND

MỤC LỤC

Nhận thức về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước

Lực lượng An ninh nhân dân thực hiện các nhiệm vụ: tiến hành các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa- tư tưởng, an ninh thông tin, tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia; thực hiện quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật… trong phạm vi đề tài, để thực hiện nhiệm vụ quan hệ phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, chúng tôi nghiên cứu về lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh với chức năng thực hiện quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam. - Phối hợp thông qua sử dụng biện pháp hành chính công khai: Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; các lực lượng nghiệp vụ khác với chức năng về nhiệm cụ của mình (quản lý cư trú, đi lại của người nước ngoài, quản lý khách sạn, nhà cho người nước ngoài thuê, quản lý khu vực, địa bàn…), với đặc thù đó khi Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH yêu cầu các lực lượng nghiệp vụ khác phối hợp trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, các lực lượng nghiệp vụ khác thông qua việc tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như: quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, đi lại của người nước ngoài, quản lý khu vực, địa bàn quản lý hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, qua kiểm tra hành chính công khai… để phát hiện tang vật, chứng cứ của vụ án, đồng thời phát hiện những đối tượng nghi vấn có liên quan đến vụ án.

Bảng 1: Thống kê số lượng người nước ngoài tạm trú  trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Bảng 1: Thống kê số lượng người nước ngoài tạm trú trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Như vậy, số vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài được phát hiện, xử lý theo số liệu thống kê tăng, giảm hàng năm và trung bình mỗi năm xẩy ra 11 vụ, nhưng nhìn chung không có sự thay đổi đột biến; nếu so sánh với tội phạm trộm cắp nói chung xẩy ra trên địa bàn thành phố Vũng Tàu thì nhóm tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số vụ trộm cắp: giao động từ 3,11% đến 10,00%, trung bình chiếm 5,22%. Về phương thức, thủ đoạn gây án, qua nghiên cứu cho thấy: Để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người nước các đối tượng phạm tội có sự chuẩn bị trước khi gây án như: nghiên cứu tìm hiểu về cách thức quản lý, sơ đồ, khách lưu trú của khách sạn, nhà nghỉ, hoạt động của bảo vệ khách sạn, nhân viên lễ tân; quy luật sinh hoạt, đi lại của người nước ngoài, những hoạt động ở nơi công cộng: bãi tắm, khu vui chơi, điểm tham quan, lối vào ra, nơi để tài sản và chuẩn bị các công cụ, phương tiện để đột nhập, cạy, phá… trong các vụ đồng phạm có phân công vị trí, vai trò, nhiệm vụ cho từng đối tượng.

Bảng 9: Thống kê số vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài xẩy ra,  được phát hiện từ năm 2001 đến nay.
Bảng 9: Thống kê số vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài xẩy ra, được phát hiện từ năm 2001 đến nay.

Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa

Trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài, CSKV, Cảnh sát quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT còn cung cấp cho cán bộ khám nghiệm và điều tra viên về đặc thù của địa bàn, đường đi lối lại trong phạm vi khu vực, sơ đồ, cấu trúc của các khách sạn, nhà nghỉ, khu biệt thự du lịch… ở hiện trường và khu vực lân cận… tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám nghiệm như xác định lối đi vào, đi ra của đối tượng gây án, hay là những dấu vết phổ biến thông qua vết chân, vết cạy, dấu vết phương tiện, sự đổ vỡ, rơi vãi của đồ vật, những chướng ngại vật mà đối tượng gây án vượt qua để tiếp cận với tài sản, xác định công cụ phương tiện, số lượng đối tượng tham gia, thời điểm tội phạm xảy ra. Hoạt động hỏi cung bị can nhằm làm rừ nội dung của vụ ỏn, vai trũ, vị trí, tính chất, mức độ phạm tội của bị can, phương thức và thủ đoạn gây án, che dấu tội phạm, động cơ, mục đích phạm tội để lập hồ sơ truy tố; phát hiện kịp thời đồng bọn để truy bắt, thu giữ vật chứng, phát hiện những âm mưu, hành động chuẩn bị hoặc đang gây án để kịp thời ngăn chặn; khai thác mở rộng nhằm làm rừ quỏ trỡnh phạm tội của từng bị can và băng ổ nhúm tội phạm, thu thập tin tức tài liệu về hoạt động của những đối tượng phạm tội hoặc các băng ổ nhóm khác mà bị can biết, những vụ án đã xẩy ra trước đây mà cơ quan điều tra chưa có điều kiện khám phá, nay thông qua hỏi cung bị can mà xác định được đối tượng gây án.

Bảng 13: Thống kê về trình độ ngoại ngữ của cán bộ phòng PA18.
Bảng 13: Thống kê về trình độ ngoại ngữ của cán bộ phòng PA18.

Nhận xét, đánh giá

- Trong quan hệ phối hợp đã phát huy được những thế mạnh, thuận lợi của mỗi lực lượng từ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công tác của mình: từ phối hợp tiếp nhận xử lý tin báo, tố giác tội phạm đến hoạt động truy bắt đối tượng gây án, truy tìm đồ vật tài sản đã bị chiếm đoạt, mỗi lực lượng nghiệp vụ tham gia đều phát huy những thế mạnh, thuận lợi của mình: lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH khai thác kết quả thông tin từ công tác nắm hộ, nắm người, quản lý địa bàn; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; lực lượng Kỹ thuật hình sự cung cấp thông tin từ kết quả khám nghiệm hiện trường, giám định; lực lượng An ninh Quản lý xuất nhập cảnh cung cấp thông tin về người bị hại, phiên dịch… đây là những căn cứ quan trong giỳp cho cơ quan điều tra làm rừ vụ ỏn. - Trong tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra và các lực lượng nghiệp vụ khác còn thiếu tính chiến đấu, nghiệp vụ: Việc tiếp nhận, xử lý tin báo về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài ở một bộ phận cán bộ, chiến sỹ còn có thái độ đùn đẩy, hời hợt, hành chính… một số trường hợp lực lượng Công an phường sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác chỉ ghi vào sổ sách, báo cáo trực chỉ huy mà không kịp thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp ban đầu, báo ngay cho cơ quan điều tra.

Dự báo một số yếu tố tác động đến quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân trong điều tra các vụ án trộm cắp tài

Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể là thành phố Vũng Tàu là địa phương có nhiều tiềm năng: là trung tâm dầu khí lớn nhất của cả nước, hệ thống cảng sông, cảng biển đang được xây dựng (trên sông Dinh hiện đã có 7 cảng lớn có thể tiếp nhận tàu từ 5 - 10 ngàn tấn, cảng Sao Mai - Bến Đình có thể đón tàu từ 4 - 5 vạn tấn); khu công nghiệp Đông Xuyên cách không xa trung tâm thành phố rộng 160 ha đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ từng, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh; về vị trí địa lý, Vũng Tàu gần thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam… thành phố đang thực hiện triệt để cải cách hành chính, xây dựng và áp dụng nhiều chính sách thông thoáng đối với các nhà đầu tư là những điều kiện thuận lợi để khẳng định trong thời gian tới sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Vũng Tàu để hợp tác đầu tư, kinh doanh. - Trên phạm vi thành phố Vũng Tàu, địa bàn tập trung hoạt động của các đối tượng trộm cắp tài sản của người nước ngoài hướng vào là các khách sạn, nhà nghỉ, nhà cho người nước ngoài thuê, các bãi tắm, nơi tham quan - du lịch; nếu như thời gian qua đối tượng tập trung vào tài sản của cá nhân (khách du lịch), chiếm 94,82%; tài sản của công ty: chiếm 5,18% thì trong thời gian tài sản của các công ty nước ngoài sẽ là mục tiêu mà bọn tội phạm hướng tới do sẽ xuất hiện nhiều văn phòng đại diện, nhiều công ty sản xuất, thương mại, dịch vụ… là nơi tập trung nhiều tài sản có giá trị lớn, có những điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi trộm cắp.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của

Mặc dù 16/16 phường đã tổ chức theo mô hình được quy định trong Quyết định 141/QĐ-BNV ngày 21/08/1992, Công an phường có Tổ trực ban hình sự - trật tự nhưng biên chế của tổ công tác này thiếu, trình độ năng lực của cán bộ chiến sỹ còn nhiều hạn chế, cho nên CSKV cũng phải giải quyết những vụ việc thuộc chức năng của lực lượng này, vì thế ảnh hưởng chất lượng công tác chuyên môn, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ lực lượng CSĐT trong phòng ngừa, điều tra vụ án hình sự nói chung trong đó có hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Khắc phục ngay những hạn chế đã được chỉ ra tại Mục 2.4: Trong tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra và các lực lượng nghiệp vụ khác còn thiếu tính chiến đấu, nghiệp vụ; nhất là quy trình tiếp nhận và xử lý tin báo hiện nay: Phòng PC14 là cơ quan có thẩm quyền và nhiệm vụ điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, trong thực tế khi các vụ án xẩy ra, Công an phường tiếp nhận tin báo; sau khi ghi nhận, Công an phường chuyển tin báo cho đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố Vũng Tàu, tại đây đội Điều tra xem xét, đánh giá và chuyển tin cho phòng PC14.