MỤC LỤC
Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá , dịch vụ hoặc để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hay các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Hơn thế nữa, hầu hết cac giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tưói ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và các tổ chức thẻ quốc tế.Việc ghi Nợ, Có cho các chủ thẻ tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động do đó quá trình thanh toán rất dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.
Ví dụ, mỗi ngày, Fleming/Save&Prosper (một ngân hàng ở Anh) phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng với rất nhiều ngân hàng trên thế giới.Nhờ các mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này, việc phân bổ các ngân hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Trường hợp khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn mức đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đó đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo, và chịu rủi ro nếu ngân hàng phát hành chối thanh toán hoặc là sẽ không bán được hàng, như vậy doanh số bán hàng sẽ giảm.
Giao dịch ứng tiền mặt là giao dịch trong đó chủ thẻ sử dụng thẻ để tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt hoặc được cung ứng dịch vụ đặc biệt như: chuyển tiền, mua xèng đánh bạc. * Ngày đến hạn thanh toán: Là ngày cuối cùng mà chủ thẻ phải thanh toán cho NHPHT các khoản chi tiêu cùng phí và lãi phát sinh trong kỳ sao kê đó, theo quy định của NHPHT.
Thanh toán cho CSCNT: NHTTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hoá đơn, sẽ ghi Nợ tạm ứng thanh toán thẻ, ghi Có cho cơ sở chấp nhận thẻ. <-.--> Khiếu nại và xử lý tranh chấp: Trong quá trình trên, tổ chức thẻ quốc tế-NHPHT-NHTTT- CSCNT có trách nhiệm giải quyết, xử lý tất cả các khiếu nại, đòi bồi hoàn, và những tranh chấp khác ở bất cứ khâu nào có liên quan.
Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng rrất lớn dến sự phát triển của thẻ đặc biệt là đối với quá trình thanh toán thẻ ( tạo ra môi trường cho thanh toán thẻ ). Trình độ dân trí cũng đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển về mọi mặt, tiếp cận với nền văn minh thế giới, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ con người.
Tài khoản của chủ thẻ bị người khác lợi dụng, khi được phát hiện chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ và liên lạc với NHPHT, hoặc khi chủ thẻ nhận được thông báo giao dịch của NHPHT gửi đến yêu cầu chủ thẻ thanh toán những khoản tiền chủ thẻ không tiêu. Nhưng vấn đề thiết yếu là tự bản thân các ngân hàng thành viên phải có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đè này, tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết nhằm tạo niềm tin cho công chúng và đối tác, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh daonh thẻ của mình.
Phát triển thanh toán thẻ không những vì thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ, cho ngân hàng , cho nền kinh tế mà còn là tiềm năng thanh toán thẻ tại Việt nam là rất lớn: Với dân số hơn 80 triệu người, tốc đọ phát triển kinh tế trung bình từ 5-7%/ năm.Nếu như các NHTM phỏ biến thẻ thanh toán cho khoảng 10% dân số cả nước thì doanh số sử dụng thẻ sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng VNĐ/ năm. Từ những tác dụng và tiện ích mà thể có thể mang lại, chúng ta có thể khẳng định phát triển thẻ sẽ là con đường nhanh nhất để các ngân hàng phi tiền mặt hoá mọi giao dịch thanh toán trong xã hội, một dịch vụ sinh lợi và có sức hấp dẫn khách hàng, những tiêu chuẩn đủ để lôi kéo bất cứ một ngân hàng nào vào guồng máy kinh doanh.
Để đạt được kết quả kinh doanh trên SGDI- NHCTVN đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc phát triển và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh bằng nhiều hình thức và biện pháp với chỉ tiêu lợi nhuận NHCTVN giao ở mức cao nhất so với các chi nhánh khác, trong khi lãi suất cho vay giảm, chênh lệch đầu vào và đầu ra nhỏ, sự cạnh tranh giữa các NHTM và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt. Ngoài ra SGDI-NHCTVN luôn chú trọng công tác chỉ đạo điều hành, triển khai kịp thời các cơ chế mới của NHNN và NHCTVN, đưa ra nhiều giải pháp tích cực trong các nghiệp vụ, phát động nhiều phong trào thi đua, chú trọng mối quan hệ hợp tác với khách hàng cùng tháo gỡ khó khăn, áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán, thực hiện linh hoạt các chính sách khách hàng như ưu đãi về lãi suất, thanh toán, phí dịch vụ,.
Qua việc xem xét thực trạng hoạt dộng kinh doanh thẻ tại Sở, chúng ta thấy đây chưa phải là hạt động chính của Sở, tuy nhiên đây là một dịch vụ trong tương lai sẽ có thể mang lại kết quả rất khả quan cho Ngân hàng và dù muốn hay không để tồn tại và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới cùng với mục tiêu góp phần tích cực thực hiện chính sách không dùng tiền mặt, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, từng bước thay đổi thói quen dùng tiền mặt của đại bộ phận dân chúng, hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trên thỉtường, thúc đẩy huy dộng tiền nhàn rỗi trong dân cư thì NHCTVN cũng như SGDI-NHCTVN phải đẩy nhanh nghiệp. Hiện nay NHCT chưa chính thức phát hành các loại thẻ quốc tế mà mói phát hành thẻ ATM, đây là thẻ nội và là một thị trưòng tiềm năng lớn đồng thời sẽ đem lại thế chủ động cho Ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng bởi chính những lợi ích mà nó đem lại cho ngân hàng, cho khách hàng và cho sự phát triển chung của toàn xã hội.
Hiện nay, dân cư các đô thị việt nam chiếm khoảng 25- 30% dân số cả nước, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ những người đang học tập và công tác ở độ tuổi dưới 45 có những kiến thức cơ bản về tin học và khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ. Nhà nước ta có chủ trương thực hiện nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ thống pháp luật, Chính phủ chắc chắn có những biện pháp nghiêm minh hơn về pháp luật để xây dựng hệ thống văn bản dưới luật, công khai hoá thu nhập của người dân, có giải pháp huy động, không lãng phí tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (BARD) đều đang gấp rút hoàn thiện việc kết nối hệ thống và trang bị các máy ATM của mình.BIDV tỏ ra khá nhanh nhạy khi đã triển khi việc phát hành thẻ rút tiền mặt (Cash card) với số dư tài khoản thẻ tối thiểu là 200.000 VNĐ. Tuy số lượng thẻ phát hành của EXIMBANK vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng 1.000 thẻ), nhưng Ngân hàng đang có những kế hoạch mở rộng hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế cũng như tuyên bố sắp vào cuộc với các thẻ tín dụng nội địa.
Ngoài ra, tham gia vào thị trường thẻ Việt nam không chỉ có các ngân hàng trong nước và còn có cả những ngân hàng nước ngoài, AZN là một ví dụ với các loại thẻ Acess Card đã được phát hành từ lâu. Theo tiến trình hội nhập, các hạn chế về mặt pháp lý sẽ bị xoá bỏ và đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng nước ngoài nâng cao hoạt động của mình trên thị trường thẻ Việt nam.
-Hướng tới thành lập trung tâm thanh toán thẻ khi nghiệp vụ thẻ Visa, Master, Cashcard ra đời, sắp tới NHCTVN sẽ thực hiện phát hành các loại thẻ này.
-Đảm bảo hoạt động ổn định của phần mềm quản lý và xử lý cấp phép, thanh toán cũng như tăng cường phối hợp chặt chẽ với bưu điện, các đối tác nước ngoài có liên quan để khắc phục các lỗi của hệ thống gây ách tắc trong sử dụng thẻ của khách hàng, giảm các chương trình giao diện để nâng cao khả năng an toàn và ổn định của hệ thống công nghệ thẻ. Căn cứ vào những mục tiêu trên để nhanh chóng thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ SGDI- NHCTVN cần phải có những giải pháp và kiến nghị với NHCTVN, NHNNVN, Chính phủ.
Bằng mô hình SALOP, một cán bộ thuộc Trung tâm công nghệ thông tin NHCTVN đã lý giải được lợi ích của tính tương thích giữa các mạng ATM, đây là một trong những mô hình cạnh trạnh độc quyền thông dụng nhất, coi phí giao thông là nguyên nhât dẫn đến sự khác biệt giữa các sản phẩm khác nhau để giải đáp câu hỏi “liệu sự cạnh tranh tự do giữa các ngân hàng có dẫn đến sự hợp tác giữa các mạng ATM”. Tuy nhiên, ở Việt nam hiện nay vẫn chưa triển khai được việc kết nối mạng ATM của các hệ thống ngân hàng khác nhau mặc dù nó vẫn nằm trong kế hoạch của các ngân hàng, bởi để thực hiện được việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà bản thân một ngân hàng không thể làm được.
Chính sách quản lý ngoại hối cần phải có quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm mục đích vừa quản lý tốt việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ nhưng phải vừa tạo điều kiện cho phát hành thẻ của ngân hàng và sử dụng thẻ của khách hàng không bị hạn chế ở mức độ nào đó. Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế trong hoạt động thẻ.
Vì thế, Nhà nước nên có chính sách thuế thoả đáng hơn đối với mặt hàng thẻ, tốt nhất là nên hạ mức thuế xuống còn khoảng 5%, điều này sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thực hiện việc giảm giá thành dịch vụ thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển thẻ thanh toán tại Việt nam. Ngoài ra, Nhà nước cần có những biện pháp phổ cập các kiến thức và sự hiểu biết đến mọi tầng lớp dân cư trong việc sử dụng thẻ làm phương tiện thanh toỏn, bằng cỏc phương tiện thụng tin đại chỳng khỏc nhau để người dõn thấy rừ ưu việt, thuận lợi, tác dụng và lợi ích của việc sử dụng thẻ trong thanh toán dịch vụ.