Giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả tại Công ty Tài chính Dầu khí PVFC

MỤC LỤC

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại PVFC

- Đối với PetroVietnam: Ban hành văn bản giao cho PVFC quản lý nguồn vốn uỷ thác đầu tư của PetroVietnam; thông báo cho các đơn vị thành viên được uỷ quyền làm chủ đầu tư các dự án biết để các đơn vị tiếp nhận vốn đầu tư từ PVFC; quy định mức phí uỷ thác PVFC được hưởng;. + Căn cứ vào khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và nhu cầu vốn đầu tư của PetroVietnam trong từng thời kỳ để quy định lãi suất phù hợp nhằm đạt mục tiêu huy động đủ vốn theo kế hoạch huy động từng đợt; đảm bảo xoay quanh lãi suất cơ bản mà NHNN đã công bố, trên nguyên tắc thời hạn vay càng dài, lãi suất càng cao và có tham khảo lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của các TCTD khác tại thời điểm phát hành. Trên cơ sở cân đối vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm và phần vốn hoàn trả Ngân hàng trong chiến lược phát triển của PetroVietnam đến năm 2010, PetroVietnam cần thiết phải tăng hạn mức dư nợ tín dụng tối đa vượt 15% vốn chủ sở hữu của 4 NHTM nhà nước để trình NHNN và chính phủ phê duyệt.

+ Đối với PVFC: ngoài các khoản chi phí uỷ thác, phí đầu mối thu xếp được hưởng và phần thu nhập trên số vốn cho vay hợp vốn; sự thành công qua từng khoản vay sẽ góp phần nâng cao vị thế và uy tín của PVFC trong PetroVietnam và trên thị trường tài chính tiền tệ. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng vay 4 NHTM nhà nước, PVFC cần đa dạng hoá việc huy động vốn tín dụng thông qua việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các NHTM cổ phần, Công ty Tài chính, các Quỹ đầu tư, các Ngân hàng liên doanh; đặc biệt là từ các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, đây là các tổ chức có khả năng đáp ứng cao nhu cầu vay vốn đầu tư của PetroVietnam và PVFC. Trong điều kiện nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng bị hạn chế về giới hạn cho vay đối với một khách hàng và vốn chủ sở hữu của PVFC chưa lớn, thì nguồn vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp trong cùng ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và dân cư sẽ là một giải pháp huy động vốn quan trọng trong chiến lược phát triển của các Tập đoàn nói chung và của PVFC nói riêng.

Còn đối với việc huy động vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp trong ngành thì cần phải có quan điểm lợi ích toàn ngành trong việc huy động vốn, rừ ràng để PVFC làm được điều này thỡ PetroVietnam cần cú cơ chế tài chớnh hợp lý khi điều hoà vốn trong nội bộ, tạo điều kiện, khuyến khích PVFC tăng cường huy động vốn.

Giải pháp về đầu tư phát triển doanh nghiệp ở PVFC 1. Các giải pháp đầu tư có tính hỗ trợ

Đồng thời PVFC thường xuyên tổ chức nhiều loại hình đào tạo giúp cán bộ, nhân viên của công ty được trang bị các kiến thức của ngành kinh tế kỹ thuật, đặc thù của PetroVietnam, hoạt động của Ngân hàng và Công ty Tài chính trong nền kinh tế thị trường, tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật kinh doanh giao tiếp ứng xử, quản trị kinh doanh, Marketing các dịch vụ tài chính ngân hàng. Nhằm tạo điều kiện khách hàng có thể tiếp cận thuận lợi các dịch vụ tài chớnh ngõn hàng, cụng ty Tài chớnh Dầu khớ cần khụng ngừng mở rộng mạng lưới các chi nhánh, các văn phòng giao dịch nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng, Trước mắt công ty cần chú trọng việc xây dựng và củng cố trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng, Nam Định, từng bước thành lập chi nhánh Quảng Ninh, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Thanh Hoá và các phòng giao dịch tại các địa bàn hoạt động dầu khí và thành lập các công ty con hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán, tư vấn tài chính, thuê mua tài chính, bao thanh toán, quản lý quỹ đầu tư.

Thường xuyên xem xét, đánh giá lại các quy định về tín dụng, một mặt chỉnh sửa những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, chưa chặt chẽ về pháp luật, tránh sự lợi dụng về phía khách hàng, mặt khác đánh giá được tác động của hệ thống quy chế tín dụng vào quá trình cho vay, thu nợ nhằm tìm ra biện pháp đưa quy chế tín dụng vào quá trình cho vay, thu nợ…. (6) Tăng cường công tác thông tin tín dụng: Cần phải xây dựng được một hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ đầy đủ các thông tin về Tình hình hoạt động, xu hướng phát triển chung của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, và tiến tới xây dựng hệ thống thông tin chi tiết về những đối tượng khách hàng cụ thể nhằm Đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin cho hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. - Thực hiện đầy đủ các bước để áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng vào công ty như lập kế hoạch, thực hiện các chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu… Mặt khác, công ty cần xem xét quyết định các yêu cầu của tiêu chuẩn phải áp dụng các yêu cầu thu hẹp phạm vi áp dụng làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

PVFC không những quan hệ với các Công ty Tài chính và các định chế tài chính khác nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn, cho vay hợp vốn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư mà còn nhằm để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động nghiệp vụ, cung cấp thông tin về khách hàng cho nhau, tiếp cận và học hỏi các kinh nghiệm về quản lý và điều hành hiện đại, mở rộng các hình thức hợp tác đào tạo cán bộ, nhân viên cho nhau.

Một số kiến nghị 1. Đối với Chính phủ

Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần phải xem xét lại định nghĩa thế nào là một khách hàng vay vốn có tính đến đặc thù của Công ty Tài chính trong các Tổng công ty, cho phép các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc trong các Tổng công ty là một khách hàng vay vốn. Hiện nay, hầu hết các Tổng công ty có Công ty Tài chính đều là những doanh nghiệp Nhà nước được xem xét thí điểm mô hình TĐKT mạnh, đã và đang thiết lập được thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường khu vực và quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá. Trong điều kiện hoàn cảnh như vậy, các Công ty Tài chính của các Tổng công ty này đòi hỏi cần sớm được thực hiện hoạt động ngoại hối như các NHTM mới có thể thu hút được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước.

Để Công ty Tài chính có thể phát huy được chức năng điều hoà vốn nhàn rỗi trong nội bộ Tổng công ty, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép Công ty Tài chính được mở tài khoản để thực hiện thanh toán giữa các đơn vị thành viên. Những Công ty Tài chính này người ta chỉ cung ứng cho khách hàng các phương tiện thanh toán của mình: séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu…sử dụng giữa hệ thống Công ty Tài chính với khách hàng của công ty, giữa các khách hàng của Công ty Tài chính có tài khoản tại Công ty Tài chính. - Để tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong Tổng công ty thay đổi máy móc thiết bị, PVFC có thể xin Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính như chức năng của một số Công ty Tài chính của nước ngoài.

- Trước hết cần cho phép thực hiện một số hoạt động uỷ nhiệm cho các NHTM như: nhận của các Ngân hàng uỷ nhiệm đại lý huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, chuyển đổi ngoại tệ và các thẻ, thực hiện một số hoạt động về bảo lãnh cho vay, hợp đồng, đấu thầu.

Đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Do mới thành lập cho nên nguồn kinh phí đào tạo của PVFC còn hạn hẹp, do đã rất cần thiết có sự hỗ trợ của PetroVietnam trong việc tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ. Các cán bộ được đi đào tạo phải có năng lực, trình độ, có độ nhanh nhạy và thích ứng cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Để làm được điều này đòi hỏi PetroVietnam phải có kế hoạch, chương trình đào tạo cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học, các Viện nghiên cứu và kể cả việc cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài.