MỤC LỤC
Theo nghiên cứu và thống kê của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế GTGT, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Bên cạnh đó, với ít mức thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khính hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp với người lao động.” Các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần này như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu của NSNN. Kinh tế dân doanh, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh, đã góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước như chủ trương xoá đói giảm nghèo, phân bố lại cơ cấu nền kinh tế, giảm dần sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi… Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm của kinh tế dân doanh, đánh giá những tiềm năng phát triển, phân tích các nguyên nhân kìm hãm, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển những loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới, trong đó có những giải pháp về tài chính nói chung và về thuế nói riêng.
- Trong quản lý thu thuế khu vực kinh tế dân doanh chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình và biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra, chưa tranh thủ được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các ngành và sự ủng hộ của nhân dân. Thất thu thuế sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảm nguồn thu của NSNN, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế; ảnh hưởng đến khả năng huy động các nguồn lực.
- Hoàn thuế từ quỹ hoàn thuế GTGT: Lập ủy nhiệm chi, kèm theo Quyết định hoàn thuế gửi KBNN đồng cấp để thực hiện chi tiền hoàn thuế cho người nộp thuế; theo dừi, tiếp nhận chứng từ chi hoàn tiền thuế do KBNN chuyển sang để cập nhật và thực hiện kế toán số thuế đã hoàn cho người nộp thuế. Trong chương 2 của đề tài chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm, tìm ra những điểm đã làm được và chưa làm được của chi cục thuế Gia Lâm cùng những nguyên nhân của nó để đề ra những giải pháp phù hợp.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN
Kinh tế xã - hội phát triển mạnh, cuộc sống trở nên sôi động, nhờ đó mà sự phát triển của khu vực kinh tế NQD nói chung và kinh tế ở doanh nghiệp NQD phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau: các ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành thương nghiệp, ngành vận tải, ngành phục vụ, ngành nông lâm thuỷ sản; được tổ chức hoạt động dưới những loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX, tổ sản xuất, chi nhánh xí nghiệp, và các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ .Theo thống kê của chi cục thuế Gia Lâm, số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin nghỉ và giải thể doanh nghiệp; còn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại danh nghĩa, trốn thuế nhà nước; chưa thực hiện đúng luật lao động về mua bảo hiểm xã hội cho người lao động; việc tranh chấp lao động ở một số doanh nghiệp đôi khi chưa được xử lý kịp thời, hiệu quả thấp.
Bên cạnh việc quản lý tốt ĐTNT, việc quản lý căn cứ tính thuế nhất là quản lý doanh thu, mức thuế suất đối với khu vực NQD cũng được xem là điểm then chốt, vì việc xác định đúng giá tính thuế cũng như đưa ra mức thuế suất hợp lý sẽ giúp cơ quan thuế hoàn thành kế hoạch thu cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Các hành vi gian lận phổ biến đối với hoá đơn đầu vào là: Các doanh nghiệp thường lập hồ sơ mua hàng hoá của nhiều gia đình, doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau; mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian; móc nối với nhiều tổ chức, để hợp pháp hoá việc kê khai khống thuế GTGT đầu vào, làm cho việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hoá đơn hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hoá đơn thật của mình nhưng thông báo mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hoá các khoản chi phí và thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xoá hoá đơn đã sử dụng để nâng giá mua từ đó nâng thuế GTGT đầu vào.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN
Về quan hệ kinh tế đa phương, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong trong lĩnh vực kinh tế như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định an ninh dầu khí, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Australia và New Zealand, Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc… tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng các yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc hoàn thiện hệ thống thuế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế càng trở nên hết sức cấp bách, nhằm đảm bảo hệ thống thuế Nước ta phù hợp với hệ thống thuế với các nước, đảm bảo nguồn thu ngân sách; khuyến khích đầu tư công nghệ mới; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng và nền kinh tế; bảo vệ có trọng điểm, có thời hạn đối với sản xuất trong nước.
Mô hình này không chỉ bao gồm việc xây dựng các dịch vụ điện tử cung cấp cho ĐTNT mà còn là xây dựng các quy trình quản lý thu nội bộ của cơ quan thuế trên cơ sở hiện đại hoá nhằm giảm bớt các thao tác thủ công, giảm lượng giao dịch giấy tờ, tự động hoá các khâu xử lý thông tin theo dừi số thu, nộp thuế… Cho đến nay, ngành thuế đó tạo dựng được một nền tảng hệ thống ứng dụng CNTT khá thống nhất và quy mô toàn ngành cùng với một nguồn nhân lực CNTT từ trung ương đến địa phương và kỹ năng làm việc trên mạng máy tính của đội ngũ cán bộ thuế đang được nâng lên. - Thực hiện giáo dục về thuế, cùng với việc giáo dục về thuế trong nhà trường, chi cục nên phối hợp với nhà trường dạy cho trẻ em hiểu về ý nghĩa và vai trò đúng đắn về thuế trong việc hỗ trợ nguồn thu cho Nhà nước, thông qua các việc như phát tài liệu về thuế, mở lớp học về thuế, tổ chức thi tìm hiểu và tuyển chọn các bài viết về thuế của học sinh trung học, chú trọng đến khuyến khích khen thưởng cho các học sinh và các trường giáo dục về thuế tốt, từ đó góp phần rất lớn trong ý thức chấp hành luật thuế khi tham gia vào hoạt động kinh tế của đất nước, coi việc đóng thuế là yêu nước, tự hào khi được đóng thuế cho Nhà nước.