Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tỉnh Tiền Giang: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam

Cổ phần hoá DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. - Đại diện của Việt Nam xác nhận Việt Nam sẽ đảm bảo tính minh bạch tối đa của các chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa đang thực hiện của mình, và để thực hiện mục tiêu này, kể từ thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cung cấp cho các thành viên WTO báo cáo thường niên về tình trạng chương trình cổ phần hoá ở Việt Nam và tình trạng cải cách các doanh nghiệp được cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần kiểm soát chừng nào chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa còn tồn tại.

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH

Bởi vì tại các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước thì cổ đông đồng thời cũng là nhà quản lý, các công ty cổ phần còn vốn nhà nước thì phải tốn chi phí đại diện - nhất là khoản thiệt hại phụ trội do nhà quản lý không có cổ phần hoặc có cổ phần nhưng quá ít không đáng kể nên trong quá trình điều hành họ sẽ thu vén cho cá nhân họ để làm giàu. Giải Nobel kinh tế của Miller và Modigliani ( 1961) về chính sách phân phối, cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp đưa ra kết quả nghiên cứu là giá trị một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba quyết định tài chính là Quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Có nhiều yếu tố kết hợp để ấn định chính sách cổ tức của một doanh nghiệp.Vấn đề này luôn bị ràng buộc bởi các hạn chế pháp lý: Hầu hết các quốc gia ( kể cả Việt Nam ) đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của một doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở quốc gia đó.

Thực trạng công tác CPH và hoạt động DNNN sau CPH trên địa bàn

Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 24/9/2001 về việc “ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2001 về việc “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo nội dung Nghị quyết Trung ương 3 ( khoá IX)”. Đó là trường hợp bán đấu giá không thành tại Công ty Xây dựng Tiền Giang do đặc thù của Công ty là chỉ tham gia xây dựng các công trình nhà nước, công nợ phải thu cao.Kết quả là không bán được cổ phần, tỷ trọng vốn nhà nước tại công ty là 62,86%, người lao động mua ưu đãi là 28,69%, chỉ bán ra ngoài được 8,46% tương đương 761 triệu đồng. Thực tế cho thấy người sử dụng lao động sẽ rất khó đạt được thoả thuận trong đàm phán lại hợp đồng và đặc biệt khó khăn trong việc chấm dứt lao động đối với loại hợp đồng không xác định thời hạn trong khi đó lao động trong các DNNN chủ yếu là loại hợp đồng không thời hạn, một số chưa qua đào tạo, lớn tuổi, quen với tâm lý sống lâu lên lão làng, không đáp ứng được yêu cầu của DN trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế.

Các vấn đề về tài chính của DNNN trước CPH trên địa bàn

Xuất phát từ cơ chế bảo toàn và phát triển vốn, nên quan điểm về định giá doanh nghiệp là phải làm thế nào để giá trị doanh nghiệp sau khi xác định tối thiểu cũng phải bằng phần giá trị mà doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển, tránh tình trạng mất vốn Nhà nước.Vì vậy, dù đã nhiều lần thay đổi trong việc xác định giá trị doanh nghiệp thể hiện qua Nghị định. Thường là thống nhất theo đề nghị của doanh nghiệp.Tại Xí nghiệp May Mỹ tho là một điển hình, có nhiều hồ sơ gửi đến đề nghị được chọn là nhà đầu tư chiến lược nhưng doanh nghiệp đề nghị chọn nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư doanh nghiệp cho rằng có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp và sẵn sàng gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp. Thời gian qua, các doanh nghiệp cổ phần hóa song song với việc Nhà nước bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là việc thu hút nguồn vốn của người lao động tại doanh nghiệp và của các thành phần kinh tế khác vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu hoạt động năng động hơn trước.

Bảng 2.1: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp :
Bảng 2.1: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp :

Phân tích đánh giá thực trạng tài chính DNNN sau CPH trên địa bàn

DNNN sau CPH được chính xác hơn ta cần phân tích các chỉ tiêu trên theo 2 nhóm doanh nghiệp gồm những DNNN còn vốn nhà nước và những DNNN hết vốn nhà nước.Trong tổng 24 DNNN được cổ phần hóa đến năm 2006 có 15 doanh nghiệp còn vốn nhà nước, 9 doanh nghiệp hết vốn nhà nước. Qua bảng số liệu cho thấy các DNNN sau cổ phần hóa hết vốn nhà nước hoạt động có hiệu quả vượt trội so với DNNN sau cổ phần hóa còn vốn nhà nước.Thể hiện mặc dù doanh số của các Doanh nghiệp này giảm 0,92% so với trước cổ phần hóa nhưng lợi nhuận tăng đến 657,25%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 663,53% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 398,84%. Thực tế, các cổ đông thì không thể tham gia tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty, Ban kiểm soát được bầu ra hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu thường chỉ giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT, báo cáo quyết toán tài chính của công ty thì đa phần chưa được kiểm toán ( do Luật pháp chưa bắt buộc).Từ đó làm phát sinh quyền của nhà quản lý quá lớn và cổ đông không.

Bảng 2.4: Huy động vốn trong quá trình hoạt động:
Bảng 2.4: Huy động vốn trong quá trình hoạt động:

Những giải pháp cần thực hiện trước khi cổ phần hóa

Một là, Nhà nước sớm ban hành bổ sung hệ thống các văn bản hướng dẫn việc xác định chất lượng còn lại của tài sản để làm cơ sở cho việc định giá như các phương pháp hoặc tiêu chuẩn cụ thể hơn để xác định hao mòn tài sản cố định, phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất, đặc biệt là giá trị hao mòn vô hình của các thiết bị, lợi thế doanh nghiệp, giá trị thương hiệu.Bởi vì thời gian qua khi định giá DN các yếu tố trên còn mang tính chất định tính. Do đó muốn công ty cổ phần hoạt động hiệu quả thì phải quan tâm đến người lao động.Vừa qua, những quy định của nhà nước về xác định giá trị doanh nghiệp dù đã nhiều lần thay đổi nhưng vẫn chưa đề cập đến vấn đề vốn con người - một tài sản vô hình tạo nên giá trị doanh nghiệp không phải là nhỏ, nhưng chưa được tính vào khi xác định giá trị doanh nghiệp. Các DNNN thường có xu hướng cổ phần hóa nội bộ bởi vì các Giám đốc có tâm lý lo sợ khi bán cổ phần rộng rãi thì sẽ có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào công ty thì vị trí Giám đốc của họ tại công ty cổ phần sẽ có nguy cơ bị lung lay.Hơn nữa việc tổ chức bán cổ phần lần đầu ra công chúng tốt sẽ giúp khắc phục những hạn chế ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp.

Những giải pháp cần thực hiện sau khi cổ phần hóa

Mặt khác các thành viên ban kiểm soát lại kiêm nhiệm không có điều kiện giám sát toàn bộ hoạt động của công ty cũng như giám sát Báo cáo quyết toán tài chính của công ty.Từ đó các báo cáo của HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông thường niên có độ tin cậy không cao. Các công ty cổ phần có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh có nhu cầu bổ sung vốn nhưng do quy mô vốn còn nhỏ khó phát hành cổ phần ra công chúng để huy động vốn thì nên chi cổ tức tối đa 30% lợi nhuận sau thuế, trích quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 60% lợi nhuận sau thuế. Để DNNN hoạt động hiệu quả sau cổ phần hoá thì nhà nước và doanh nghiệp phải có sự phối hợp tốt từ khâu xử lý tài chính DNNN trước cổ phần hoá, tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hóa đến khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn.