MỤC LỤC
- Đối tượng giáo dục của trường THCS là thanh thiếu niên có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi đến trường THCS đi học để được tổ chức giảng dạy-giáo dục, học tập và rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội mai sau và là nguồn nhân lực bổ sung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước, các em đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, có những chuyển biến về tâm sinh lý phức tạp. Hiệu trưởng trường THCS phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định, đã dạy học ít nhất 5 năm ở bậc học THCS hoặc bậc học cao hơn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục; am hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh của trường mình làm hiệu trưởng, có sức khỏe, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.
Trong nhà trường THCS tổ chuyên môn là một tổ chức cơ sở, là bộ máy của chính quyền nhà trường, không những quản lý giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy, chất lượng giáo dục mà còn quản lý hiệu quả đào tạo, được thể hiện trong hoạt động nhà trường và phạm vi ngoài nhà trường, nó biểu hiện ở số lượng lẫn chất lượng học sinh trong phạm vi tổ chuyên môn phụ trách. -Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hàng năm tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy-học; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; cử người tham gia thanh tra sư phạm giáo viên trong tổ khi có yêu cầu ( giáo viên tham gia phải có cùng chuyên môn của giáo viên được thanh tra ).
Hiệu trưởng phải phân công, phân trách nhiệm và phân quyền cho các phó hiệu trưởng của trường và tổ trưởng chuyên môn, phải dựa vào sự tư vấn của hội đồng sư phạm, của các ban chuyên môn, phải phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn, tổng phụ trách Đội, hội trưởng Hội cha mẹ học sinh, trưởng ban Thanh tra nhân dân trong nhà trường và phải tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong nhà trường cũng như sự chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền địa phương. ( Ví dụ: học tập và triển khai nội dung tinh thần đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông; những điểm mới của nội. dung chương trình sách giáo khoa mới; tổ chức các hoạt động thi giáo viên giỏi cấp trường; triển khai kế hoạch thanh tra toàn diện giáo viên; hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; những điểm phù hợp và chưa phù hợp của nội dung sách giáo khoa mới trong thực tiễn giảng dạy..).
Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá, đến nay có 99,2% giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định, đã khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, kết quả đỗ tốt nghiệp, xét đỗ tốt nghiệp THCS bình quân hàng năm đạt khá (THCS: 98%, THPT: 80%) trở lên. Tình hình kinh tế-xã hội huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng, tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thương mại dịch vụ phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm mở rộng, văn hoá -xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực.
+ Ưu điểm: Hiệu trưởng kết hợp được yếu tố con người, tài chính, thiết bị, làm tốt khâu bồi dưỡng giáo viên, không ngừng kiện toàn các tổ chức đoàn thể bộ máy trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò tổ chức cơ sở Đảng các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học và hiệu lực quản lý. Phòng Giáo dục thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học giúp giáo viên các trường trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức các hình thức dạy học, việc phối hợp linh hoạt các phương pháp trong từng bài dạy, từng bộ môn cụ thể, hay việc khai thác hợp lý và sử dụng tối đa có hiệu quả các trang thiết bị dạy học nhằm mục đích nâng cao chất lượng giờ dạy và hiệu quả giảng dạy-giáo dục.
Tuy vậy, còn một tổ trưởng tổ chuyên môn tuy có thâm niên công tác nhiều năm (23 năm) nhưng chưa chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo qui định. Vì vậy hiệu trưởng trường THCS Tuyên Bình cần chú ý đặc điểm này của tổ trưởng chuyên môn nếu cần thiết có thể thay thế tổ trưởng chuyên môn khác. Hầu hết các tổ trưởng chuyên môn là giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy biết điều hành tổ, quản lý tổ, nhiệt tình trong công tác. - Về trình độ chuyên môn và cơ cấu giáo viên theo bộ môn đào tạo của các giáo viên trong các tổ chuyên môn. THỐNG KÊ THÂM NIÊN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VĨNH HƯNG Thâm niên 1-5. + Có 132 Giáo viên đang giảng dạy và tham gia vào các hoạt động trong 18 tổ chuyên môn ở 06 trường THCS trong toàn huyện. + Trình độ chuyên môn đào tạo chia ra như sau:. + Cơ cấu giáo viên theo bộ môn ở các trường hiện có như sau:. + Đa số giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng nổ trong công tác giảng dạy; giáo viên có tuổi đời thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 40 tuổi. Số giáo viên có thâm niên công tác từ 1-5 năm chiếm số lượng cao. Đặc biệt là tỉ lệ nữ giáo viên THCS chiếm trên 50%. + Cơ cấu giáo viên bộ môn của các trường THCS thiếu đồng bộ, đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp theo quy định nhưng không đồng bộ về cơ cấu bộ môn nên còn tình trạng giáo viên dạy chéo môn. Hiện nay, huyện Vĩnh Hưng còn thiếu giáo viên THCS ở các bộ môn: Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh, Thể dục, Hóa, Sinh, Tin học. Các loại hoạt động của các tổ chuyên môn. Qua khảo sát xem các kế hoạch của các tổ chuyên môn từ năm 2003 đến năm 2006 và qua thăm dò phỏng vấn hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường THCS huyện Vĩnh Hưng về việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Chúng tôi nhận thấy tổ chuyên môn ở các trường có 05 loại hoạt động chủ yếu, cơ bản như sau:. - Thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng bộ theo phân phối chương trình; các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới phương pháp giảng dạy; sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành làm thí nghiệm…. - Tổ chức cho giáo viên học tập và thảo luận theo các chuyên đề: Những điểm mới , những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa mới; sử dụng và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị giảng dạy; đổi mới cách kiểm tra và đánh giá học sinh; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. - Bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn. - Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên. * Nhận xét về chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn:. Qua tham khảo ý kiến của thanh tra phòng Giáo dục và các kết luận của thanh tra, qua các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề hoạt động của các tổ chuyên môn từ năm 2003 đến năm 2006, qua xem xét hồ sơ quản lý của hiệu trưởng, qua khảo sát kế hoạch của các tổ chuyên môn, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn, kế hoạch năm học và báo cáo tổng kết của các trường THCS. Chúng tôi nhận thấy:. - Hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường được thanh tra, kiểm tra của Phòng giáo dục, hiệu trưởng các trường đánh giá ở mức độ trung bình. - Tổ trưởng chuyên môn hàng tháng có lên kế hoạch hoạt động chung cho tổ, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, soạn giảng của giáo viên và có chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên qua dự giờ rút kinh nghiệm. -Tổ chuyên môn hoạt động vào căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và các tiêu chí theo chỉ đạo của hiệu trưởng và gợi ý của ngành giáo dục. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THCS huyện Vĩnh Hưng còn nhiều thiếu thốn. - Các trường còn thiếu đồ dùng dạy học, thư viện, thiết bị dạy học, các phòng thí nghiệm thực hành…. - Cơ cấu giáo viên bộ môn của các trường không đủ theo quy định nên hiệu trưởng các trường phần lớn thành lập tổ chuyên môn ghép. Giáo viên nhiều bộ môn khác nhau hoạt động, sinh hoạt chuyên môn chung 01 tổ chuyên môn. tổ xã hội; tổ văn-sử-địa; tổ hóa-sinh-thể dục…) nên giáo viên ít có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau. *Ưu điểm: Các tổ trưởng tổ chuyên môn có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của tổ chuyên môn ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các giáo viên; năng nổ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho giáo viên trên lĩnh vực chuyên môn để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra.
+ Về mức độ thực hiện: Đa số ý kiến đánh giá hiệu trưởng thực hiện không thường xuyên; có 65,97% ý kiến về việc hiệu trưởng thực hiện biện pháp kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và có 60,41% ý kiến cho rằng biện pháp tổ chức cho tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu dạy học, phân phối chương trình hiệu trưởng thực hiện không thường xuyên và có nhiều ý kiến đánh giá hiệu trưởng không thực hiện các biện pháp trên. Tuy nhiên, năng lực hoạt động thực tiễn của hiệu trưởng các trường cũng còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn; kết quả thực hiện các biện pháp quản lý của các hiệu trưởng chỉ đạt ở mức trung bình, hiệu quả quản lý chưa cao; công tác kiểm tra của hiệu trưởng chưa thường xuyên; hiệu trưởng ít tham dự các buổi họp của các tổ chuyên môn; trường sở còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, trang thiết bị dạy- học, các phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, sách tham khảo cho giáo viên..Từ đó, cũng có nhiều ảnh hưỡng đến việc quản.
- Hiệu trưởng quản lý và tổ chức cho tổ chuyên môn thao giảng một số bài trong sách giáo khoa mới để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy, những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế nhằm đảm bảo dạy tốt chương trình sách giáo khoa mới. Qua trao đổi cùng lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Hưng và các hiệu trưởng đương chức của các trường THCS, đa số các ý kiến đều cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên theo kế hoạch cho giáo viên để giáo viên các trường đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy-giáo dục trong giai đoạn mới là một đòi hỏi có tính cấp thiết.
- Hoạt động của các tổ chuyên môn: Hiệu trưởng cần thường xuyên tham dự họp tổ chuyên môn để kiểm tra tình hình hoạt động của tổ trưởng chuyên môn, giải quyết nhanh nhạy những vấn đề phát sinh, đề nghị của các tổ chuyên môn, tư vấn giúp đỡ cho tổ trưởng chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ do hiệu trưởng giao, kiểm tra các báo cáo của tổ chuyên môn, kiểm tra tổ trưởng chuyên môn về việc tổ trưởng kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, soạn bài của giáo viên. - Hiệu trưởng quản lý và tổ chức cho tổ chuyên môn thao giảng một số bài trong sách giáo khoa mới để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy; những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế nhằm đảm bảo dạy tốt chương trình sách giáo khoa mới thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn, tự nghiên cứu của giáo viên và các hình thức sinh hoạt chuyên môn khác.
Bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tập thể giáo viên nói chung và của các thành viên nói riêng, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hảm tích cực hoạt động nói chung cũng như ảnh hưởng đến những hoạt động cụ thể của từng cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm làm cho tập thể trở nên thụ động hoặc tích cực để qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động, đến năng suất lao động của toàn thể tập thể sư phạm. Đối với các giải pháp mà tính khả thi thấp, đòi hỏi hiệu trưởng các trường, phòng Giáo dục phải thường xuyên tăng cường kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi, tư vấn giúp đở giáo viên, thúc đẩy các tổ chuyên môn củng cố nâng cao chất lượng các hoạt động để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động của các tổ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong giai đoạn toàn ngành giáo dục thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực,.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác kiểm tra của hiệu trưởng. Tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm tốt đẹp.