MỤC LỤC
Mục đích và nội dung của việc thẩm định vày nhằm khẳng định điều kiện thứ nhất được quy định tại điều 7(điều kiện vay vốn) là: “Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định vủa pháp luật. Cán bộ thẩm định có thể sự dụng nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là phương pháp so sánh về số tuyệt đối và chỉ số tương đối để đưa ra các kết luận từng phần và toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng nhằm đưa ra quyết định cuối cùng là có tài trợ dự án, có cho vay hay không.
Năng lực quản lý và kinh doanh của người điều hành cần được thể hiện ở việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm dịch vụ với chất lượng và khả năng thu lợi nhuận cao, biểu hiện ở những báo cáo tài chính nhất quán, sự thành công vững chắc qua nhiều năm và việc phân phối lợi nhuận một cách hợp lý. Bên cạnh việc phận tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng cũng cẩn xem xét đến các khía cạnh như loại hình sản xuất, công nghệ, máy móc trang thiết bị, đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp, tính cạnh tranh từ đó biết được doanh nghiệp đang sản xuất, đầu tư vào kĩnh vực gì, mặt hàng gì, nhu cầu hiện tại mặt hàng đó trên thị trường, sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp có mang tính thời vụ không và việc vay vốn đầu tư vào thời điểm đó có thích hợp không.
Tiến hành phân tích rủi ro sẽ giúp cán bộ thẩm định ước lượng được các rủi ro của dự án và quyết định xem liệu mức rủi ro (gắn với mức lợi nhuận tương ứng) là có thể chấp nhận được thì phải có các biện pháp quản lý rủi ro như thế nào. Xem xét ảnh hưởng của Lạm phát tới công tác thẩm định dự án Đối với chi phí đầu tư : Các dự án được thực hiện đầu tư trong thời gian dài phải xác định nhu cầu tiền tệ trong tương lai cần thiết cho việc thực hiện dự án.
Đại diện Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành án trước cơ quan pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do mình trực tiếp phụ trách. Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình. Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Các tổ chuyên môn nghiệp vụ 3.1. Phòng tín dụng. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. a) Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. b) Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. c) Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. d) Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. e) Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dừi, đỏnh giỏ, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. f) Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. g) Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. h) Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp. a) Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. b) Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NH NN&PTNT Việt Nam. c) Tổng hợp, theo dừi cỏc chỉ tiờu kế hoạch kinh doanh và quyết toỏn kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. d) Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. e) Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. f) Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. g) Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Phòng thẩm định. a) Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. b) Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo ủy quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền vủa giám đốc chi nhánh cấp dưới. c) Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt. d) Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy đinh trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp 1. e) Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh. f) Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. h) Thực hiện các công việc khác do giám độc chi nhánh cấp 1 giao. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. a) Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua – bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. b) Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NH NN&PTNT Việt Nam. c) Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. d) Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Phòng kế toán, ngân quỹ. a) Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NH NN&PTNT Việt Nam. b) Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạc thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NH NN&PTNT cấp trên phê duyệt. c) Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NH NN&PTNT trên địa bàn. d) Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. e) Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. f) Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước và ngoài nước. g) Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. h) Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NH NN&PTNT Việt Nam. i) Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. j) Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. Phòng hành chính. a) Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quy của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. b) Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NH NN&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc NH NN&PTNT. c) Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. d) Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. e) Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NH NN&PTNT. f) Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi.
Song song với việc nâng cao chất lượng đầu tư tín dụng, chi nhánh nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, kết quả đến hết năm 2007 có 3420 tài khoản cá nhân với số dư 14 tỷ đồng; phát hành được 3.016 thẻ ghi nợ, triển khai thực hiện chi trả lương qua tài khoản 13 đơn vị với số phí thu được là 19 triệu đồng; thực hiện chuyển tiền thanh toán trong nước số phí thu được là 357 triệu đồng; thu phí bảo lãnh đạt 284 triệu đồng. - Triển khai và nâng cao chất lượng, mở rộng các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền nhanh, dịch vụ két sắt, thu tiền tại doanh nghiệp, dịch vụ bảo lãnh, thu hộ, chi hộ, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán phi thương mại, đại lý bảo hiểm, cầm cố chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ thành toán biên mẫu với các nước có chung đường biên… thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ quốc tế, dịch vụ Phonebanking, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng, Master card, VisaCard, American Express…đại lý thu đổi ngoại tệ, chi trả lương qua tài khoản, thu tiền điện sinh hoạt, điện thọai… tới tất cả các phòng giao dịch.
Doanh số cũng như sản lượng xây lắp đạt giá trị cao, tình hình tài chính lành mạnh, tự chủ trong kinh doanh, đơn vị kinh doanh có hiệu quả, uy tín với các bạn hàng, sản phẩm bán ra được thị trường chấp nhận, có thương hiệu. Theo tính toán của các nhà chuyên gia kinh doanh thị trường bất động sản dự tính sẽ có nhiều biến động, chiều hướng tăng trở lại so với các năm trước do chính sách của Nhà nước có nhiều thông thoáng, cho người nước ngoài được mua nhà, người mua nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, được chuyển nhượng.
Nếu việc thực hiện dự án có hiệu quả, nhưng doanh số hàng năm không đủ trả nợ Ngân hàng cũng cần quan tâm đề nghị Hội sở hỗ trợ, đề nghị cơ quan quản lý giúp đỡ như miễn giảm thuế..Phân tích những dự án có hiệu quả, kết quả tài chớnh hàng năm rừ ràng và thanh toỏn nợ gốc và lói đều và những dự ỏn khụng rừ ràng về kết quả tài chớnh để đỏnh giỏ tài sản, tớnh toỏn lại NPV, IRR, PP..để xem xét khả năng thu hồi vốn. Đây là một lĩnh vực cần thời gian nghiên cứu, cùng thực tế tại một số Ngân hàng thương mại do vậy với kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề trình bày ở trên còn có những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô và các cán bộ nghiệp vụ tại NH Nông Nghiệp Chi nhánh Tam Trinh để em có thể nghiên cứu được tốt hơn chuyên đề này.