Bản chất và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

MỤC LỤC

Bản chất của hạn chế rủi ro tín dụng

Một trong các nguyên tắc quan trọng của tài chính đó là nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Lợi nhuận và rủi ro là 2 yếu tố luôn song song tồn tại mọi hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực kinh doanh. Là một doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài việc tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó.

Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng dựa trên nền tảng là niềm tin của các chủ thể trong nền kinh tế nên ngân hàng còn cần đề cao mục tiêu an toàn tài chính cho. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro mà ngân hàng không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động tín dụng vì nền kinh tế không hoàn hảo, luôn tồn tại vấn đề thông tin không cân xứng. Các nhà quản trị ngân hàng luôn muốn vừa hạn chế rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận vì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu của ngân hàng.

Về bản chất, hạn chế rủi ro tín dụng được hiểu là việc ngăn ngừa khả năng rủi ro tín dụng xảy ra, nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì tìm biện pháp xử lý tổn thất một cách hữu hiệu.

Các nội dung hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Nội dung chủ yếu của bước này là thu thập và xử lý các thông tin liên qun đến khách hàng bao gồm năng lực sản xuất kinh doanh và uy tín, danh mục tài sản của khách hàng, các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến khách hàng…. - Phỏng vấn trực tiếp: là việc cán bộ ngân hàng gặp gỡ trực tiếp người vay vốn, thăm quan nhà xưởng, văn phòng… Phỏng vấn trực tiếp giúp ngân hàng có những cảm nhận xác thực về thực trạng hoạt động của người đi vay. - Thông qua các báo cáo tài chính của bên đi vay: ngân hàng thường yêu cầu các khách hàng gửi báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng,…Từ các báo cáo này, ngân hàng sẽ phân tích thực trạng tài chính của công ty, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhìn chung, các khoản vay ngắn hạn thường dùng tài trợ cho tài sản lưu động còn các khoản vay trung và dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố định, Do đó, mối tương quan giữa chúng là đối tượng phân tích của ngân hàng. - Sử dụng các tỷ lệ: sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ trước, rất nhiều ngân hàng nhận ra rằng họ không thu hồi được nợ ngay cả khi họ cho vay các khoản vốn lưu động phù hợp. Một ví dụ về phân tích nhóm tỷ lệ rủi ro là việc phân tích doanh nghiệp dựa vào mô hình 5 nhân tố của M.Porter bao gồm: phân tích đối áp lực từ thủ tiềm năng, áp lực từ nhà cung cấp, áp lực từ phía khách hàng, áp lực từ sản phẩm thay thế và phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.

- Nếu khách hàng vẫn quyết tâm trả nợ và khó khăn chỉ là nhất thời, ngân hàng có thể gia hạn nợ, giúp khách hàng cơ cấu lại tổ chức hoạt động để khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn và hoàn trả vốn gốc cũng như lãi cho ngân hàng. Theo hướng thứ hai này, cán bộ ngân hàng cần kết hợp với các cơ quan chính quyền tại địa phương nếu khách hàng cố tình chơi ỳ, không có thiện chi trả nợ, trốn nợ để có thể xử lý được tài sản đảm bảo cũng như nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng.

TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

    Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, khi nền kinh tế thế giới phục hồi cùng với việc ngân hàng Nhà nước nới lỏng quản lý về ngoại tệ thì chi nhánh nên mở rộng sang lĩnh vực tín dụng bằng ngoại tệ để vừa tăng thu nhập cho chi nhánh, vừa góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Đây sẽ là lĩnh vực giàu tiềm năng cho chi nhánh bởi hiện nay, tín dụng bằng ngoại tệ mới chỉ chiếm 9,41% tổng dư nợ và trong những năm tới, khi xuất khẩu Việt Nam trở lại thời kỳ hoàng kim thì nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán sẽ tăng trở lại. Dựa vào bảng số liệu cũng như biểu đò thể hiện mối quan hệ giữa tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn và tỷ trọng của dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ, chi nhánh Đống Đa là chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn.

    - Nếu dựa vào tiêu chí đối tượng khách hàng, cơ cấu tín dụng được phân tích dựa vào tỷ trọng của dư nợ tín dụng dành cho doanh nghiệp quốc doanh và tỷ trọng của dư nợ tín dụng dành cho đối tượng ngoài quốc doanh. (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2006-2009) Chi nhánh ngân hàng Công thương Việt Nam cũng giống như nhiều chi nhánh khác của ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tỷ trọng cao trong danh sách cấp tín dụng cho doanh nghiệp quốc doanh. (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2006-2009) Theo bảng số liệu, cũng giống như nhiều ngân hàng thương mại khác, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007, 2008 thì tình trạng rủi ro tín dụng của chi nhánh Đống Đa cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Cùng với việc tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng là việc chi nhánh phải tăng trích lập dự phòng cụ thể cho từng món vay, cũng vì thế tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh lên mức 1,46% trong năm này (chủ yếu do sự tăng mạnh của nợ nhóm 4 lên mức 50 tỷ đồng, mức cao nhất trong giai đoạn 2006-2009). Tuy nhiên, chi nhánh đã ngay lập tức mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác, tăng cường thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thẻ tín dụng…Cùng với sự giảm trong thu nhập từ hoạt động tín dụng là sự tăng mạnh trong thu nhập từ các hoạt động khác dẫn đến tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong năm 2007 và 2008 ở mức dưới 50%.

    Bảng 06 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo loại tiền
    Bảng 06 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo loại tiền

    GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

    Định hướng phát triển của chi nhánh

      - Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngân hàng, mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới nâng cao chất lượng dịch vụ, tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới theo chỉ đạo của Ngân hàng CÔng thương Việt Nam. Trong những năm gần đây, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã có các biện pháp đào tạo cán bộ tín dụng như việc cử cán bộ tín dụng tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hay những buổi huấn luyện ngay tại trụ sở của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trước kia, các cám bộ tín dụng được giao khoán dư nợ và họ phải đảm đương mọi công đoạn trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng như thẩm định, cho vay, quản lý dư nợ… Vì vậy, cán bộ tín dụng cần có kiến thức toàn diện về nhiều lĩnh vực như phân tích tài chính, kế toán… Bây giờ, mỗi phong ftín dụng sẽ có một cán bộ tín dụng làm vị trí hậu kiểm, giúp sức cho các cán bộ tín dụng còn lại trong việc thẩm định hồ sơ khách hàng và quản lý khách hàng.

      Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin không chỉ diễn ra trước khi cấp tín dụng mà sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, chi nhánh cũng cần cập nhật thông tin để đánh giá về rủi ro đạo đức, tình hình tài chính của khách hàng. - Character (tư cách người vay): tiêu chí tư cách người vay buộc các cỏn bộ tớn dụng phải làm rừ mục đớch xin vay của khỏch hàng là gỡ gỡ, cú hợp pháp hay không và khách hàng có thiện chí trả nợ gốc và nợ lãi hay không. Nếu thấy có vấn đề thì cán bộ cần ngay lập tức dừng việc thẩm định cho vay, đặc biệt với khách hàng mới thì cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài để có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn về khách hàng này.

      Trong trường hợp này, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa cần liên kết với các chi nhánh khác của Ngân hàng Công thương hoặc với chi nhánh các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro, đảm bảo công tác giám sát dự án có hiệu quả. Với bảo hiểm tín dụng, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh sẽ cao hơn nhiều bởi lẽ đã có bên thứ ba là các công ty bảo hiểm để thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện cam kết.